- Học sinh có hứng thú hơn trong giờ học văn, giờ học sôi nổi hơn, học sinh chủ động tham gia hoạt động học tập hơn.
- Hiệu quả học tập của học sinh cao hơn. Học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng, phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
- Học sinh được bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Và đặc biệt là bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù; nhận thấy rõ ý thức trách nhiệm trong việc giữ bí mật quốc gia, giải quyết về mối quan hệ riêng - chung và xây dựng tình u chân chính.
- Nếu được hỗ trợ của các phương tiện máy chiếu thì hiệu quả dạy học càng cao hơn.
II.6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN – BÀI HỌC TỔNG KẾT. II.6.1 . KẾT QUẢ THỰC HIỆN: II.6.1 . KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua quá trình dạy học, với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học nhằm nâng cao các năng lực của học sinh, đem các tác phẩm văn học dân gian lại gần cuộc sống hơn, tơi thấy kết quả giảng dạy có sự khác biệt rõ rệt. Học sinh nắm được các nội dung cơ bản trong bài học nhanh hơn, kiến thức nhớ được có tính hệ thống. Từ đó khả năng ứng dựng vào những vấn đề của thực tiễn. Đặc biệt là, qua hoạt động tìm hiểu về truyền thuyết trong mối quan hệ với văn hóa, lịch sử và trong sự liên quan tới các môn học khác, sinh hứng thú hơn đối với giờ học văn, có ý thức cao hơn về vai trò của cá nhân đối với cuộc sống của chính mình và của cộng đồng.Tơi đã khảo sát và so sánh kết quả học tập bộ môn của học sinh một số lớp mà tơi áp dụng phương pháp đã trình bày trong đề tài này. Kết quả thống kê như sau:
Đối tượng khảo sát:
+ Học sinh lớp 10 A1 và 10 A2. + Số lượng học sinh 2 lớp là 91 em.
+ Học chương trình cơ bản + Điều kiện học tập như nhau. + Nội dung học tập giống nhau Hình thức và nội dung khảo sát:
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài trên phiếu học tập và bài tập gửi qua gmail.
+ Đánh giá kết quả tham gia vào hoạt động trên lớp trong 2 giờ học bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.
Kết quả khảo sát Về việc soạn bài:
+ Có 0/91 em chưa soạn bài.
+ Có 91/91 em đã soạn bài theo phiếu học tập giáo viên phát cho các em. (100%)
Trong đó có 28/91 em có phần chuẩn bị trên máy tính và gửi đến cho cơ giáo qua hộp thư điện tử.
Có nhiều bài chuẩn bị cơng phu, tìm hiểu kiến thức qua các môn học, qua mạng internet...
- Trong giờ học:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích: Nhiều học sinh xung phong trình bày. Có nhiều em tóm tắt bằng sơ đồ ngắn gọn và đẹp mắt.
+ Quan sát lớp học, giáo viên thấy nhìn chung học sinh đã tham gia vào các hoạt động học, lớp học soi nổi, nhiều em cịn có tâm lí ganh đua với nhóm bạn để tranh phần trình bày, các học sinh nghe trình bày thì thích thú, cổ vũ, hoặc xung phong bổ sung ý kiến. Nhiều học sinh thể hiện sự tự tin, sự sáng tạo, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt.
Nhận xét:
Qua giờ học Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy , với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại hướng
dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học nhằm nâng cao các năng lực của học sinh, đem các tác phẩm văn học dân gian lại gần cuộc sống hơn, nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân với sựu nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, tơi thấy kết quả giảng dạy có sự khác biệt rõ rệt, học sinh được kích thích khả năng tư duy, quá trình sáng tạo và hứng thú học tập ở học sinh. Học sinh mất dần biểu hiện thụ động trong việc tiếp thu bài giảng. Các em tham gia vào q trình học tích cực hơn, chủ động hơn và hiệu quả hơn, biết cách ứng dụng vào những vấn đề khác trong cuộc sống.
II.6.2. BÀI HỌC TỔNG KẾT, KINH NGHIỆM RÚT RA.
- Sáng kiến kinh nghiệm đã đề cập và tìm hiểu một vấn đề quan trọng thiết thực đối với công việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn của giáo viên và đối với việc học đọc văn của học sinh trường THPT .
- Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc qua các giờ học là việc làm quan trọng và khơng khó thực hiện. Ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại và dạy học tích hợp với kiến thức của các môn học khác trong giảng dạy nói chung là một phuơng pháp khoa học, có hiệu quả cao trong việc giáo dục nghĩa vụ công dân, nâng cao năng lực và các kĩ năng sống cho người học.
- Kinh nghiệm này giúp cho giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh, giúp học sinh có hứng thú hơn trong quá trình học tập. Các em sẽ cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn, thích trình bày ý tưởng của mình hơn.
- Từ việc tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa phổ thơng, các em học sinh có thể ứng dụng linh hoạt các kiến thức vào trong cuộc sống của cá nhân và của cộng đồng.
PHẦN KẾT LUẬN