Lư uý khi tích hợp giáo dục KNS qua tiết Ngữ văn

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn ngữ văn 6 (Trang 28 - 29)

- Bám sát những mục tiêu giáo dục KNS, đồng thời đảm bảo mạch kiến thức, kĩ năng của giờ dạy Ngữ văn.

Cần dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học mà xác định vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong giáo dục KNS phù hợp với kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh. Khơng biến giờ học Ngữ văn thành giờ ngoại khóa về KNS, cần đi đúng trọng tâm giờ học.

- Tiếp cận giáo dục KNS theo hai cách: nội dung và phương pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp. Nghĩa là thông qua nội dung và phương pháp dạy học để giáo dục KNS cho học sinh chứ khơng phải tích hợp vào nội dung bài dạy. Rèn luyện KNS cho học sinh thông qua các giờ học bộ môn.

- Giáo dục KNS trong môn học Ngữ văn, theo đặc trưng của môn học, là giáo dục theo con đường “ Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép.

- Đưa những nội dung giáo dục tiêu biểu cho các dạng bài học, bên cạnh đó có “độ mở” tạo điều kiện cho giáo viên có thể phát huy tính linh hoạt trong việc vận dụng các tình huống giáo dục.

- Phải tăng cường đổi mới phương pháp dạy học; đa dạng hóa các hình thức hoạt động của học sinh trong tiết học để tạo sự hứng thứ, chủ động, tích cực học tập của các em. - Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, sưu tầm tư liệu, hình ảnh sinh động trong các tiết dạy phần văn bản để hiệu quả giảng dạy Ngữ văn được nâng lên.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn ngữ văn 6 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)