Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng điện cực trong suốt dựa trên tổ hợp sợi nano bạcgraphen oxit (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM

2.3. Các phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu tính chất của sợi nano bạc

- Hình thái, kích thước của sợi nano bạc tổng hợp được được nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường phân giải cao HITACHI S-4800 với hiệu điện thế 5kV ở điều kiện nhiệt độ phòng thuộc Viện Khoa Học Vật Liệu, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ VN.

- Độ truyền qua của dung dịch sợi nano bạc được nghiên cứa bằng phổ UV- Vis được đo phổ truyền qua trên máy SP-3000 nano với bước sóng λ từ 400 đến

30 1100 nm, Phòng Polymer chức năng và Vật liệu nano, Viện Hố học, Viện Hàn lâm Khoa học & Cơng nghệ VN.

- Cấu trúc tinh thể của dung dịch sợi nano bạc được nghiên cứu bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) được khảo sát bằng cách sử dụng máy đo nhiễu xạ D8 Advance Brucker, sử dụng bước sóng tia X (λ =1,54060 Å) ở chế độ quét dò, cường độ dòng điện 30mA, tốc độ quét 0,03 o/s, hiệu điện thế 40kV, góc nhiễu xạ từ 1,5o đến 15o tại Bộ mơn Hóa vơ cơ, Trường đại học Khoa học tự nhiên.

2.3.2. Nghiên cứu tính chất của graphen oxit

- Hình thái của graphen oxit được nghiên cứu bằng phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) trên thiết bị JOEL JEM1010 tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương.

- Cấu trúc hóa học của graphen oxit được phân tích phổ hồng ngoại trên máy phổ hồng ngoại GXPerkinElmer - USA trong vùng từ 450 ÷ 4000 cm-1, tại Phịng Hóa dược, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.

- Độ truyền qua của dung dịch graphen oxit được nghiên cứa bằng phổ UV- Vis được đo phổ truyền qua trên máy SP-3000 nano với bước sóng λ từ 400 đến 1100 nm, Phịng Polymer chức năng và Vật liệu nano, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ VN.

- Điện thế zeta của dung dịch graphen oxit được đo bằng thiết bị Anton Paar Litesizer 500 sử dụng kỹ thuật tán xạ ánh sáng động (DLS) tại Phòng Vật liệu Tiên Tiến, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.

2.3.3. Nghiên cứu tính chất của PEDOT:PSS

- Hình thái, kích thước của PEDOT:PSS được được nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường phân giải cao HITACHI S-4800 với hiệu điện thế 5kV ở điều kiện nhiệt độ phòng thuộc Viện Khoa Học Vật Liệu, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ VN.

- Độ truyền qua của dung dịch PEDOT:PSS được nghiên cứa bằng phổ UV- Vis được đo phổ truyền qua trên máy SP-3000 nano với bước sóng λ từ 400 đến 1100 nm, Phịng Polymer chức năng và Vật liệu nano, Viện Hố học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ VN.

- Cấu trúc hóa học của PEDOT:PSS được phân tích phổ hồng ngoại trên máy phổ hồng ngoại GXPerkinElmer - USA trong vùng từ 450 ÷ 4000 cm-1, tại Phịng Hóa dược, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.

31 - Điện thế zeta của dung dịch PEDOT:PSS được đo bằng thiết bị Anton Paar Litesizer 500 sử dụng kỹ thuật tán xạ ánh sáng động (DLS) tại Phịng Vật liệu Tiên Tiến, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.

2.3.4. Nghiên cứu tính chất của điện cực

- Hình thái của điện cực tạo thành được quan sát bằng hệ kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường phân giải cao HITACHI S-4800 với hiệu điện thế 5kV ở điều kiện nhiệt độ phòng thuộc Viện Khoa Học Vật Liệu, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ VN.

- Phổ hấp thụ/truyền qua UV-Vis của các điện cực được ghi lại bằng máy quang phổ hấp thụ UV-Vis SP-3000 nano với bước sóng λ = 400-1100 nm, Phịng Polymer chức năng và Vật liệu nano, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học & Cơng nghệ VN.

- Hình thái bề mặt và độ gồ ghề của các điện cực được nghiên cứu bằng kính hiển vi lực nguyên tử (AFM, XE-100) ở chế độ đo không tiếp xúc.

- Điện trở tấm của điện cực được đo bằng máy đo điện trở wafer bốn đầu dò Jandel RM3000 tại 5 điểm bất kỳ trên bề mặt điện cực và lấy giá trị trung bình. - Các thí nghiệm uốn được thực hiện bằng máy thử uốn màng mỏng tùy chỉnh và các điều kiện uốn khác nhau bao gồm bán kính và chu kỳ được kiểm sốt. - Các phép đo điện hóa được thực hiện bằng cách sử dụng AUTOLAB potentiostat PGS302N (Metrohm, Hà Lan) với thế điện phân trước là -1 V; khoảng quét thế từ -1 V đến -0,15 V; biên độ xung là 0,025 V và bước nhảy thế là 0,005 V. Tất cả các thí nghiệm đều được tiến hành trong điều kiện thường.

32

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng điện cực trong suốt dựa trên tổ hợp sợi nano bạcgraphen oxit (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)