Bên cạnh đó, độ gồ ghề bề mặt là một tính chất quan trọng khi ứng dụng điện cực trong suốt làm linh kiện quang điện. Vì vậy, để chọn ra điện cực đảm bảo về chất lượng, độ gồ ghề bề mặt của sáu điện cực đã được nghiên cứu. Độ gồ ghề bề mặt của các điện cực được nghiên cứu bằng phương pháp kính hiển vi lực nguyên tử. Kết quả nghiên cứu về độ gồ ghề của sáu điện cực được thể hiện qua Hình 3.5. Quan sát Hình 3.5 có thể thấy rằng điện cực D1 là điện cực có độ gồ ghề (Rq) lớn nhất (36 nm). Điều này có thể được lý giải là do sự chồng chập một cách ngẫu nhiên giữa các sợi bạc. Bên cạnh đó, sự phân bố khơng đồng đều của sợi bạc trên bề mặt đế PET dẫn tới việc sợi bạc phân bố thưa ở vùng này và dày đặc ở vùng khác, do vậy gây ra độ gồ ghề bề mặt điện cực lớn. Với các điện cực D2, D3, D4, D6, nhờ sự có mặt của lớp đệm PEDOT:PSS hay GO nên sợi bạc phân bố đồng đều hơn nhờ vậy độ gồ ghề bề mặt của các điện cực có sự cải thiện. Có thể thấy
D1 5 µm 5 µm 5 µm 5 µm 5 µm 5 µm D2 D6 D5 D4 D3
37 rằng điện cực D6 có độ gồ ghề bề mặt Rq là 8 nm, đây là giá trị độ gồ ghề thấp nhất trong sáu điện cực. Điều này có thể được giải thích là do khi phủ một lớp GO lên sợi bạc, màng GO ép chặt các sợi bạc vào đế. Hơn nữa, sự có mặt của lớp PEDOT:PSS ở trên giúp bề mặt điện cực trở nên phẳng và mịn hơn. Trong nghiên cứu trước đây của Ye và cộng sự, khi sử dụng GO để cải thiện độ gồ ghề bề mặt điện cực sợi nano bạc thì điện cực với cấu trúc AgNW/GO có độ gồ ghề vẫn cịn cao với Rq = 12,3 nm [67]. Ở một ngiên cứu khác, Kim và cộng sự đã phủ thêm lớp PEDOT:PSS để cải thiện độ gồ ghề điện cực sợi bạc. Kết quả chỉ ra rằng điện cực AgNW/PEDOT:PSS chế tạo được có giá trị Rq = 20 nm [74]. Có thể thấy rằng, để cải thiện độ gồ ghề của điện cực sợi nano bạc thì việc chỉ phủ một lớp GO hoặc một lớp PEDOT:PSS vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Do vậy, bằng việc sử dụng cấu trúc năm lớp PEDOT:PSS/GO/AgNW/GO/PEDOT:PSS thì độ gồ ghề bề mặt, vốn là một nhược điểm của điện cực AgNWs đã được cải thiện đáng kể với giá trị độ gồ ghề bề mặt rất thấp Rq = 8 nm.