Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp pha tạp nano au trên bề mặt cấu trúc zno dạng hoa tăng cường khả năng xúc tác quang và khử khuẩn (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.6 Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tổng hợp Au/ZnO nhằm mục đính xử lý mơi trường, trong đó đáng chú ý nhất là xúc tác quang trong xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nước thải và khảnăng kháng

khuẩn. Ying Cheng và công sự(2019) đã nghiên cứu pha tạp AuNPs lên cấu trúc phân tầng ZnO 3D dạng hình cầu, kết quả cho thấy rằng trong khi vật liệu ZnO chỉ

hấp thụ một phần nhỏ ánh sáng nhìn thấy (λ > 400 nm), Au/ZnO hấp thụ mạnh ở vùng bước sóng ~ 525 nm. Dưới sự chiếu xạ của nguồn ánh sáng mặt trời được mô phỏng bởi đèn Xenon 300 W, Au/ZnO đã phân hủy hoàn toàn MB trong 75 phút với tốc độ phản ứng là 0,09846 phút-1, gấp 26 lần so với tốc độ phản ứng phân hủy MB bởi ZnO tinh khiết (0.00378 phút-1) [60].

Về nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của vật liệu ZnO được pha tạp thêm AuNPs, nhiều nghiên cứu cho thấy sự tăng cường hoạt tính kháng khuẩn của Au/ZnO so với ZnO tinh khiết. Màng mỏng ZnO đã được Maryam Anwar và các cộng sự (2021) thực hiện phủ AuNPs theo phương pháp sol-gel để nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của chúng đối với cả chủng vi khuẩn gram dương

Staphylococcus aureus (S. aureus) và các chủng vi khuẩn gram âm như

Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa), Klebsiella pneumoniae (K. pneumoniae) và Escherichia coli (E. coli). Bằng cách sử dụng phương pháp

khuếch tán đĩa thạch, các kết quả nghiên cứu kháng khuẩn cho thấy cả vật liệu

ZnO và Au/ZnO đều có khảnăng kháng khuẩn tốt đối với cả chủng vi khuẩn gram

dương và gram âm. Tuy nhiên, khi hàm lượng Au phủtrên ZnO tăng từ 1% đến 5%, hiệu quả kháng khuẩn của Au/ZnO đối với tất cả các loại vi khuẩn này đều giảm xuống [61].

Ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu về Au/ZnO cũng đã và đang gặt hái được những thành công nhất định. Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu và cộng sự(2020) đã pha

thủy nhiệt. Kết quảđánh giá hoạt tính xúc tác quang của vật liệu cho thấy, Au/ZnO

tăng cường khảnăng xúc tác quang phân hủy Rhodamine B (RhB) đáng kể so với

ZnO ban đầu. Trong khi, ZnO chỉ phân hủy được 42% RhB trong vòng 60 phút phản ứng thì Au/ZnO có thể phân hủy được đến 96,5% RhB trong cùng khoảng thời gian đó [62]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về khảnăng kháng khuẩn của Au/ZnO tại Việt Nam hiện nay vẫn đang hạn chế.

Các nghiên cứu vềAu/ZnO đã được báo cáo cho thấy Au/ZnO là một trong những vật liệu tiềm năng hứa hẹn mang đến những ứng dụng tuyệt vời trong xử lý

môi trường nước và khử khuẩn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại

ở việc đánh giá từng khía cạnh của vật liệu Au/ZnO. Do đó, đề tài nghiên cứu này của em mong muốn có thể lựa chọn được phương pháp pha tạp AuNPs trên ZnO vừa đơn giản lại mang lại hiệu quả xúc tác quang tốt, khả năng khử khuẩn cao.

CHƯƠNG 2. THC NGHIM 2.1 Hóa cht và dng c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp pha tạp nano au trên bề mặt cấu trúc zno dạng hoa tăng cường khả năng xúc tác quang và khử khuẩn (Trang 47 - 49)