Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ giãn của vải dệt kim đến công đoạn thiết kế sản phẩm dệt kim (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ ủa vải c

Để xác định các thông số công nghệ vải đề tài đã áp dụng phương pháp xác định mật độ vải dệt kim và phương pháp xác định chiều dài vòng sợi. 2.3.1.1. Phương pháp xác định mật độ vải dệt kim.

Mật độ vải dệt kim xác định bằng phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN 5794 – 1994. Điều kiện môi trường thử nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn NFEN 20139 – 1992 (TCVN 1748 - 2007). Các mẫu thử được giữ ở điều kiện tiêu chuẩn trong tủ thuần hoá mẫu M250 – RH của hãng MESDAN, Italia ít nhất 24 giờ.

Mật độ vải dệt kim xác định bằng số cột vòng hoặc số hàng vòng trong một đơn vị chiều dài = 100 mm.

P

Mật độ ngang ( n) của vải dệt kim là số cột vòng trên 100 mm. P

Mật độ dọc ( d) của vải dệt kim là số hàng vòng trên 100 mm.

Đếm số hàng vòng hoặc số cột vòng trên 100 mm tại 5 vị trí khác nhau (cách nhau 100 ÷ 150 mm) trên mẫu thử ban đầu rồi lấy giá trị trung bình. Dùng kính lúp để đếm số sợi trên độ dài vải đã xác định. Để thực hiện, đặt kính lúp lên mặt vải, dùng kim gẩy để đếm số sợi nhìn thấy qua kính lúp. 2.3.1.2. Phương pháp xác định chiều dài vòng sợi trong vải dệt kim.

Chiều dài vòng sợi trong vải dệt kim được xác định dựa theo tiêu chuẩn TCVN 5799 – 1994.

Giữ mẫu trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 – 2007 khơng ít hơn 24h.

Dụng cụ thí nghiệm: Thước thẳng có vạch chia độ chính xác 1mm. Phương pháp đo: Vạch trên mẫu thí nghiệm giới hạn của 100 cột vòng đối với vải single, interlock và 100 rappo đối với vải rib 1:1; tháo lần lượt

Luận văn cao học Khoá 2009 - 2011

Vũ Phương Thảo - 53 - Ngành CN vật liệu Dệt - May

từng hàng vòng và đo khoảng cách giữa 2 điểm đánh dấu trên sợi. Khi đo độ dài sợi, trước hết làm duỗi thẳng nó trên thước thẳng milimét với sức căng nhỏ nhất để khử hình dạng “zích zắc” của sợi. Sợi được làm thẳng bằng cách dùng ngón tay trỏ trái giữ chặt một đầu sợi ở vạch 0 của thước và dùng ngón tay trỏ phải làm duỗi thẳng sợi dọc theo thước. Với vải single, interlock khoảng cách này là chiều dài của 100 vòng sợi và với vải rib 1:1 khoảng cách này là chiều dài của 200 vịng sợi; mỗi mẫu thí nghiệm tiến hành tháo và đo 20 hàng vòng, lấy tổng các khoảng cách đo được trên 20 hàng vịng và chia trung bình ta được chiều dài của 100 vòng sợi trên vải single, interlock và chiều dài của 200 vòng sợi trên vải rib 1:1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ giãn của vải dệt kim đến công đoạn thiết kế sản phẩm dệt kim (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)