2.5. Phương pháp quan trắc xác định ma sát âm tác dụng lên cọc
2.5.2. Thí nghiệm hiện trường đo ma sát trực tiếp trên cọc
Trong một số trường hợp cần thiết người ta mong muốn đo trực tiếp các giá trị biến dạng và chuyển vị của bê tông và cốt thép trong thân cọc dọc theo chiều dài dọc, nhờ vậy sẽ có được các số liệu liên tục về sự làm việc của cọc trong quá trình thử tải. Nhằm mục đích ấy khi thi cơng cọc đúc sẵn hoặc khoan nhồi người ta gắn trước vào lồng cốt thép các đầu đo chuyển vị và biến dạng của bê tông hoặc cốt chủ. Khi chất tải lên cọc thử, ứng với từng cấp tải trọng người ta ghi nhận được các giá trị biến dạng và chuyển vị của bê tông và cốt thép dọc thân cọc.
Như vậy, ngoài biểu đồ quan hệ giữa tải trọng và chuyển vị đầu cọc thu nhận được từ một thử tải tĩnh truyền thống ta còn xác định giá trị lực thân cọc tại từng vị trí gắn các đầu đo, do đó dễ dàng xác định giá trị lực cọc tại từng vị trí gắn các đầu đo, như được sự phân bố ma sát thành bên cọc theo nguyên tắc cân bằng lực (tại một vị trí trên thân cọc giá trị lực thân cọc phải bằng lực đặt trên đầu cọc trừ đi tổng lực ma sát thành bên đoạn từ đầu cọc cho đến vị trí xem xét), tương tự, cũng xác định được lực chống ở mũi cọc. Nó khác với các phương pháp động, ở đây, các giá trị này được xác định gián tiếp thơng qua các phân tích theo lý thuyết truyền sóng và một số giả thuyết khác.
Nhận xét:
Phương pháp tính tốn bằng cách tra bảng của Viện nền móng và cơng trình ngầm Matxcova là phương pháp tính tốn đã và đang được áp dụng
trong tiêu chuẩn “TCVN 205 : 1998 – Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế”. Tính tốn theo phương pháp ứng suất tồn phần và phương pháp hữu hiệu cho kết quả phù hợp với thực tế nhiều sự cố đã xảy ra và cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm nhổ cọc.
Phương pháp tính tốn của Vesic đơn giản, dễ tính nhưng cho kết quả khơng phản ánh chính xác ảnh hưởng của ma sát âm đối với cọc và cơng trình. Để tính tốn chi tiết hơn thì cần tính theo các phương pháp trong đó có xét đến ảnh hưởng của hiện tượng trượt của đất trên bề mặt cọc ở gần mặt đất và của sự giảm chênh lệch độ lún giữa cọc và nền ở khu vực lân cận độ sâu trung hoà (Tomlinson, 1981; Poulos & Davis, 1980).
Phương pháp thí nghiệm cọc bằng tải trọng tĩnh (gọi tắt là thử tĩnh cọc) để tính lực ma sát âm có những nhược điểm sau:
+ Khơng cho ta biết được vị trí của điểm trung hồ một cách chính xác ma sát dọc theo thân cọc tại vị trí và thời điểm bất kỳ.
+ Số lượng cọc thí nghiệm nhiều (mỗi nhóm thí nghiệm gồm hai cọc). + Kết quả đo được khơng chính xác.
Phương pháp thí nghiệm hiện trường đo ma sát trực tiếp trên cọc: + Cho biết chính xác vị trí của điểm trung hồ.
+ Dễ dàng xác định lực dọc và ma sát trong cọc tại vị trí gắn đầu đo.
+ Kết quả thu được là chính xác và có độ tin cậy cao.
Có thể thấy cần thiết thực hiện các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm để xác định phương pháp tính tốn ma sát âm thích hợp với điều kiện Việt Nam.
Chương 3
Đặc điểm và khả năng xuất hiện ma sát âm tác dụng lên cọc theo số liệu quan trắc và tính tốn tại một số cơng trình xây dựng
trong và ngồi nước.
3.1. Đặc điểm và khả năng xuất hiện ma sát âm ở một số cơng trình xây dựng tại Việt Nam.