Hiện trạng khai thác nước ngầm khu vực Tây Nam – Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính toán đánh giá khả năng phát sinh ma sát âm tác dụng lên cọc khu vc tây nam hà nội (Trang 93 - 95)

5.1. Hiện trạng khai thác nước ngầm khu vực Tây Nam – Hà Nội. – Hà Nội.

Khu vực Hà Nội hầu như hoàn toàn sử dụng các nguồn nước dưới đất. Với tốc độ đơ thị hố, dân số gia tăng nhanh chóng, cơng nghiệp, nơng nghiệp phát triển. Việc khai thác nước dưới đất tăng lên rất nhanh với hình thức khai thác nước đa dạng. Hiện nay có ba hình thức khai thác nước dưới đất chủ yếu: khai thác tập trung, khai thác công nghiệp đơn lẻ và khai thác cung cấp nước ở các vùng nơng thơn.

5.1.1. Hình thức khai thác nước dưới đất tập trung.

Hình thức này có đặc điểm là khai thác với số lượng lớn do các cơ quan chuyên môn( các công ty Kinh doanh nước sạch quản lý, cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Đây là hình thức khai thác chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu nước của khu vực nội thành. Các giếng khai thác được sắp xếp theo các hình dạng khác nhau( chủ yếu là dạng đường thẳng và diện tích) tập trung ở các khu vực riêng gọi là bãi giếng. Nước khai thác từ giếng khoan lên là nước thô được dẫn đến nơi xử lý là nhà máy nước. Nước sau khi sử lý là nước tinh theo mạng phân phối đến các hộ tiêu dùng. Hiện nay tồn tại 10 bãi giếng lớn và hàng loạt các nhà máy nước nhỏ( cịn gọi là trạm cấp nước).

Hình thức khai thác nước tập trung có lịch sử phát triển lâu dài và ngày càng phát triển về số lượng bãi giếng cũng như số lượng lỗ khoan và lưu lượng

khai thác. Lưu lượng nước dưới đất khai thác bình quân tăng rất mạnh theo thời gian. Tuy nhiên trong đó rất cần chú ý đến hai bước nhảy quan trọng về lưu lượng khai thác nước từ 40000 m3/ng năm 1954 đến 145000 m3/ng năm 1965 và từ 250000 m3/ng năm 1985 đến 450000 m3/ng năm 1995 khi đồng loạt các nhà máy nước trong chương trình nước Phần Lan( từ 1985) bắt đầu hoạt động

Hiện nay, việc khai thác tập trung thực hiện ở 164 giếng khoan vào tầng chứa nước Pleistocen (qh) tập trung thành 10 bãi giếng lớn và 11 bãi giếng nhỏ( trạm cấp nước).

5.1.2. Khai thác cơng nghiệp đơn lẻ.

Hình thức khai thác này tồn tại phổ biến ở trong khu vực nghiên cứu. Do mạng lưới cung cấp nước của thành phố không đáp ứng được nhu cầu nước cho ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt là để sản xuất, các đơn vị công ty sản xuất kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp hoặc lực lượng vũ trang tự khoan giếng để giải quyết vấn đề cung cấp nước cho mình. Theo số liệu khảo sát năm 2003 của Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Bắc cho biết: Khu vực phía nam sơng Hồng có 372 giếng khai thác với lưu lượng bình quân 112.000 m3/ng. Khai thác công nghiệp đơn lẻ nước dưới đất ở khu vực này có các đặc điểm sau:

- Phát triển ở vùng ven nội và chủ yếu ở các huyện ngoại thành.

- Tầng chứa nước khai thác tương tự như loại hình khai thác tập trung là tầng chứa nước Pleistocen(qh).

- So với khai thác tập trung, loại hình này có số lượng giếng lớn, song lưu lượng khai thác nhỏ.

- Chế độ khai thác không cố định.

- Đại đa số các hộ khai thác chỉ có 1 giếng khoan, chỉ có có một số cơ sở sản xuất lớn mới có một vài giếng khoan như: Nhà máy dệt 8 - 3 có 5 giếng, Cao su sao vàng 4 giếng, Nhà máy Sợi Hà Nội 4 giếng, Nhà máy Bia

Hà Nội 3 giếng...

5.1.3. Khai thác nước dưới đất vùng nông thôn.

Phát triển chủ yếu ở các huyện ngoại thành cung cấp cho các hộ gia đình ở các vùng nơng thơn. Giếng đào và giếng khoan đường kính nhỏ là hình thức khai thác phổ biến nhất hiện nay theo mơ hình mỗi nhà một giếng, giếng khoan đường kính lớn cung cấp nước cho cả tụ điểm dân cư như thơn, xã đã có song chưa được phổ biến. Theo kết quả điều tra năm 2000 của Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh mơi trường có khoảng 24.351 giếng khoan đường kính nhỏ trong khu vực. Nếu tính trung bình 1 giếng khoan khai thác khoảng 1m3/ng thì lượng khai thác này khoảng 110.900m3/ng.

Khai thác nước dưới đất vùng nơng thơn có đặc điểm sau:

- Đa phần các giếng khoan để có đường kính nhỏ ( 48 - 60 mm) khai thác tầng chứa nước Holocen(qh) hoặc phần trên của tầng chứa nước Pleistocen.

- Đại đa số các trường hợp mỗi hố khoan cung cấp cho một gia đình để ăn uống, sinh hoạt, ngồi ra có thể tưới cây trong vườn, phục vụ chăn nuôi.

- Phương tiện khai thức và xử lý thủ công đơn sơ, đại đa số các trường hợp là bơm tay.

5.2. Đặc điểm hình thành và phát triển phễu hạ thấp mực nước do khai thác nước ngầm khu vực Tây Nam –

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính toán đánh giá khả năng phát sinh ma sát âm tác dụng lên cọc khu vc tây nam hà nội (Trang 93 - 95)