Một số chung cư đã được gia cường móng tại khu vực Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính toán đánh giá khả năng phát sinh ma sát âm tác dụng lên cọc khu vc tây nam hà nội (Trang 51 - 53)

Các khu chung cư Ngọc Khánh và Thành Công được đầu tư xây dựng trong thập kỷ 1980 để giải quyết nhu cầu nhà ở cho thành phố Hà Nội. Phần lớn các nhà chung cư là nhà 5 tầng, dạng kết cấu phổ biến là bê tông cốt thép

lắp ghép tấm lớn hoặc kết cấu khung bê tông cốt thép chèn tường gạch. Đất nền tại khu vực xây dựng cơng trình rất yếu, trong đó lớp bùn sét thường có bề dày tới 15 – 20 m. Trước khi xây dựng các khu chung cư người ta đã tiến hành san lấp để nâng cao cao độ khu vực, bề dày lớp san lấp phổ biến trong khoảng 2 - 2.5 m. Do hạn chế về kinh phí, phần lớn các chung cư xây dựng trong giai đoạn này đã sử dụng móng nơng đặt trên nền thiên nhiên hoặc trên đệm cát.

Phần lớn các nhà chung cư ở khu vực Ngọc Khánh và Thành Công đã bị lún và nứt sau khi được đưa vào sử dụng. Độ lún của một số nhà lên tới trên 1m như trường hợp các nhà C4 và B7 Thành Cơng. Ngun nhân gây lún cơng trình được đánh giá chủ yếu do cố kết của bùn sét yếu dưới tác dụng của tải trọng san lấp và hạ mực nước ngầm. Trong một vài trường hợp cá biệt độ lún rất lớn của cơng trình có thể do đất dưới móng đã đạt tới trạng thái biến dạng dẻo. Vì hiện tượng lún và nứt ở một số nhà đã đến mức nguy hiểm, công tác gia cường móng đã được thực hiện tại nhà B2, A4 thuộc khu Ngọc Khánh và E3, B7, E6, K7 thuộc khu Thành Cơng... Kỹ thuật gia cường móng đã áp dụng tại các cơng trình này là cọc tiết diện nhỏ thi cơng bằng phương pháp đóng hoặc ép. Cũng tương tự như các cơng trình được xây dựng trong giai đoạn này, ma sát âm ít được quan tâm khi thiết kế cọc phục vụ chống lún nên sức chịu tải cho phép của cọc thường khá cao, dao động ở mức 15 - 20 T/cọc đối với cọc tiết diện 20 x 20 cm và không phụ thuộc vào chiều dài cọc trong đất yếu. Đối với một cây cọc tiết diện 20 x 20 cm với chiều dài thân cọc trong đất yếu 15m, có thể sơ bộ đánh giá cường độ ma sát âm tác dụng lên cây cọc như sau:

- Diện tích mặt bên cọc trong đất yếu:

As = 4*0.2*15 = 12 m2

- Ma sát bên đơn vị trong lớp bùn sét: Giá trị này dao động trong khoảng fs = 0.5 T/m2 ( theo hướng dẫn thiết kế móng cọc của Viện nền móng và cơng trình ngầm Liên Xơ, 1980) với f s = 2 T/m2 ( nếu lấy f s = cu).

- Tổng ma sát âm tác dụng lên cọc: N- = A s * f s = 6 -:- 24T

Với độ lớn của ma sát âm như trên, cọc đã sử dụng trong chống lún hầu như khơng cịn khả năng chịu tải của cơng trình, đặc biệt khi lực ép cọc khá thấp ( thông thường là 30 - 35 tấn đối với cọc tiết diện 20 * 20 cm). Điều này có thể giải thích tại sao hiện tượng lún nứt vẫn tiếp tục phát triển sau khi móng đã được gia cường bằng cọc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính toán đánh giá khả năng phát sinh ma sát âm tác dụng lên cọc khu vc tây nam hà nội (Trang 51 - 53)