Nguồn lực đất đai

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã sơn thủy, huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 84)

3.2. Các giải pháp phát triển kinh tế nông hộ ở xã Sơn Thuỷ

3.2.1. Nguồn lực đất đai

- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng ruộng đất hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với các hộ nơng dân. Trước hết cần thực hiện triệt để chủ trương đổi mới về ruộng đất, thực hiện giao đất, giao rừng và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân, mà trước hết là đất nơng nghiệp để tránh tình trạng xâm canh như hiện nay. Có như vậy các nơng hộ mới n tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình.

- Trong chính sách giao đất phải đi liền với quy hoạch cụ thể, sao cho các nơng hộ có thể chun canh, thâm canh, khơng cịn tình trạng sản xuất và đầu tư manh mún, không mang lại hiệu quả.

- Phát huy các quyền của chủ sở hữu trong luật đất đai như trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê... nhằm tăng khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất trong hạn điền theo quy định.

BQ diện tích đất/người hiện nay có xu hướng giảm do dân số tăng cao nên cần có các biện pháp để mở rộng diện tích đất gieo trồng, tăng năng suất/ha để tạo thêm thu nhập. Để làm được điều này cần phải:

- Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học ở mức cân đối bằng các biện pháp KHHGĐ, làm tốt công tác kiểm tra nhân khẩu.

- Tận dụng diện tích đất chưa sử dụng, khai hoang vùng đất mới. - Bồi dưỡng, cải tạo đất để nâng cao độ phì, phục vụ trở lại sản xuất.

- Đẩy mạnh thâm canh gối vụ, luân phiên cây trồng để tăng diện tích gieotrồng, thực hiện đa dạng hoá cây trồng nhằm tránh rủi ro, hạn chế sâu bệnh hại.

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống mới, các phương pháp chiết, ghép cành.

Diện tích trồng các loại cây chưa hài hồ, ổn định nên cần tiến hành các biện pháp:

- Qui hoạch vùng sản xuất cây trồng. Đối với các loại cây “xố đói giảm nghèo” như cây mì cần có kế hoạch gieo trồng cụ thể vì đất trồng về lâu dài sẽ bị thoái hoá mạnh.

- Để đáp ứng nhu cầu lương thực trên địa bàn, ngoài khai hoang mở rộng diện tích cịn có thể tăng diện tích gieo trồng bằng cách tăng vụ với điều kiện làm tốt công tác thuỷ lợi. Áp dụng phương thức thâm canh mới để đưa diện tích lúa nước từ 1 vụ sang 2 vụ. Coi trọng sản xuất ngô chủ yếu là ngô lai, thâm canh tăng vụ để cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn gia súc. Nên luân canh vụ một trồng ngô vụ hai trồng đậu để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã sơn thủy, huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)