3.2. Các giải pháp phát triển kinh tế nông hộ ở xã Sơn Thuỷ
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực
Đất nước ta đang phát triển theo hướng CNH – HĐH, vì vậy yếu tố con người rất quan trọng trong quá trình phát triển, nhất là phát triển nơng nghiệp nơng thơn. Trình độ người dân trên xã Sơn Thuỷ còn rất thấp, nạn mù chữ vẫn còn tồn tại. Do đó, địa phương cần có những chính sách giáo dục phù hợp để nâng cao trình độ và sự hiểu biết của người dân.
Nâng cao trình độ dân trí, phổ cập giáo dục cho người dân. Mở các lớp xố mù chữ, hạn chế tình trạng tái mù chữ. Bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí, khả năng nhận thức và quản lý cho chủ hộ, áp dụng những phương thức của công tác khuyến nông vừa làm vừa học để người dân nhanh tiếp thu.
Các giải pháp dạy nghề nông, du nhập nghề mới tạo nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng phù hợp với yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp chuyên canh đi đôi với phát triển tổng hợp, thâm canh dựa trên nền tảng kỹ thuật và công nghệ hiện đại phải được thực hiện từ chính qui hoạch đã xác định với cách làm nhất quán và có hệ thống.
Cùng với các giải pháp đó phải hết sức coi trọng việc cung cấp cho nông dân những tri thức cần thiết, tối thiểu về các “luật chơi” trên thị trường trong nước và
quốc tế của thời kỳ mới. Có thể nói rằng, khi thị trường nông sản trong nước cũng như quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt thì cái cần nhất nhưng cũng đang là cái thiếu nhất của các hộ nơng dân chính là thiếu hiểu biết hoặc chưa hề có hiểu biết về các quy định và luật định về sản xuất nơng sản hàng hóa. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng: Hiểu biết luật lệ, ý thức pháp luật của con người Việt Nam nói chung của người nơng dân nói riêng cịn rất hạn chế. Từ đó, các tổ Chức khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến cơng, ngồi “khuyến” về phương diện kỹ thuật, cơng nghệ cịn phải bổ sung thêm nội dung “khuyến” chủ trương chính sách về nơng nghiệp nông thôn và nông dân, các quy định, luật định về sản xuất nơng sản hàng hóa nữa.
Tiềm năng con người có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động, có con người, có tri thức là có tất cả. Vì vậy trong giải pháp này cần giải quyết những vấn đề sau:
- Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo chủ hộ, trước tiên là phổ cập giáo dục cho các thành viên trong gia đình. Những yếu kém của nền giáo dục dân tộc bản địa có những nguyên nhân khách quan là do sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội nhưng chủ yếu vẫn là do chủ quan, một mặt xã chưa chú ý đầu tư đúng mức, mặt khác các cấp chưa quan tâm đến giáo dục, đồng bào cịn có tính tự ti, bảo thủ. Nên từng bước thay thế trường học tranh tre, nứa tạm bợ bằng các nhà kiên cố, khung gỗ, mái ngói, ít nhất mỗi xã có một trường cấp 1, cấp 2. Nâng cao trình độ dân trí bằng cách tập trung xóa nạn mù chữ đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.
- Trong lĩnh vực nơng nghiệp việc bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí, khả năng nhận thức và quản lý cho chủ hộ là việc cấp bách và phải coi như là cuộc Cách mạng văn hố trong nơng thơn vùng cao, vùng sâu. Đây là những giải pháp tổng hợp lâu dài mà xã cần phối hợp với huyện nghiên cứu kết hợp với trung tâm giáo dục, trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật để biên soạn các tài liệu tập huấn ngắn ngày hoặc dài ngày nhằm tạo kiến thức cho nơng hộ, chủ hộ. Thực tế cho thấy có nhiều người sản xuất giỏi nhưng trình độ văn hố thấp đã làm hạn chế đến sản xuất và nuôi dạy con cái. Trong nền kinh tế thị trường, việc bồi dưỡng cách thức khối lượng giàu cho nông hộ là hết sức cần thiết, là nội dung chiến lược trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo.
- Kết hợp với các giải pháp khác để tạo việc làm và giảm nhẹ cường độ lao động cho người nông dân, đây cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm để xố đói giảm nghèo và giảm áp lực cho các vùng thành thị.