II. Điều trị THA
1. Can thiệp lối sống
Thực hiện thay đổi lối sống mang lại tác động có lợi trên huyết áp, có ý nghĩa cho cả phòng ngừa và điều trị THA. Thay đổi lối sống được khuyến cáo thực hiện ở các đối tượng có huyết áp cao và phối hợp với liệu pháp điều trị bằng thuốc ở các đối tượng THA (Bảng 277-7).
Bảng 277-7 Can thiệp lối sống để quản lý THA
Giảm cân Đạt và duy trì BMI <25 kg/m2
Giảm muối <6 g NaCl/ngày
Chế độ ăn DASH
Chế độ ăn giàu trái, cây rau củ và các sản phẩm ít béo từ sữa (giảm thành phần chất béo bão hịa và tồn phần), ăn các thực phẩm giàu Kali, Magie, Canxi
Giảm tiêu thụ rượu Tiêu thụ ≤2 đơn vị rượu/ngày đối với nam và ≤1 đơn vị rượu/ngày đối với nữ
Hoạt động thể lực Thể dục aerobic thường xuyên, ví dụ: đi bộ nhanh 30 phút/ngày
Các can thiệp này cần tập trung vào giải quyết nguy cơ tim mạch toàn thể. Mặc dù tác động trên huyết áp của phương pháp can thiệp thay đổi lối sống rõ ràng hơn ở các bệnh nhân THA, các thử nghiệm ngắn hạn cho thấy giảm cân và hạn chế NaCl trong bữa ăn giúp phịng ngừa hình thành THA. Ở các đối tượng THA, kể cả khi can thiệp lối sống không mang lại mức giảm huyết áp cần thiết để tránh phải điều trị bằng thuốc, thì số lượng thuốc và liều dùng cần để kiểm soát huyết áp ở nhóm can thiệp lối sống có thể giảm đi.
Phịng ngừa và điều trị béo phì rất quan trọng trong việc giảm huyết áp và nguy cơ bệnh tim mạch. Trong các thử nghiệm ngắn hạn cho thấy dù cân nặng chỉ giảm một cách vừa phải cũng có thể làm giảm huyết áp và tăng nhạy cảm với Insulin. Các nghiên cứu dọc cho thấy có mối tương quan trực tiếp giữa thay đổi cân nặng và huyết áp theo thời gian. Trung bình mức huyết áp sẽ giảm 6,3/3,1 mmHg khi cân nặng cơ thể giảm 9,2 kg. Vận động thể lực thường xuyên giúp thúc đẩy giảm cân, giảm huyết áp, và giảm nguy cơ tim mạch tồn thể. Có thể hạ được huyết áp bằng việc hoạt động thể lực 30 phút mỗi ngày ở cường độ trung bình, ví dụ: đi bộ nhanh 6-7 ngày/tuần, hoặc các bài tập cường độ cao hơn với tần suất tập ít hơn.
Có sự khác biệt về độ nhạy cảm với NaCl của huyết áp ở những cá thể khác nhau, sự khác biệt này có thể là do gen quyết định. Một số gen cho thấy có mối liên hệ với sự nhạy cảm NaCl. Dựa trên các kết quả của phân tích tổng hợp, việc hạn chế tiêu thụ NaCl chỉ còn 4,4-7,4 g/ngày (75-125 meq) giúp làm giảm huyết áp 3,7-4,9/0,90-2,9 mmHg ở các bệnh nhân THA, cịn ở nhóm có huyết áp bình thường thì mức giảm sẽ thấp hơn. Nhạy cảm với muối đặc biệt thường gặp ở bệnh nhân da đen, người lớn tuổi, và những người có huyết áp cao. Tiêu thụ quá nhiều NaCl liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch, tác động này độc lập với huyết áp. Việc bổ sung Kali và Canxi vẫn còn chưa được nhất quán, do hiệu quả hạ áp của chúng khá khiêm tốn, tuy nhiên việc cung cấp Kali có thể liên quan đến giảm tử vong do đột quỵ,
tác động này độc lập với huyết áp. Ngoài ra, việc tiêu thụ từ 3 đơn vị rượu trở lên mỗi ngày (một đơn vị tiêu chuẩn chứa 14g Ethanol) có liên quan đến huyết áp tăng cao, và giảm tiêu thụ rượu cũng liên quan đến giảm huyết áp. Thử nghiệm DASH đã chứng minh một cách thuyết phục, việc thực hiện chế độ ăn giàu trái cây, rau củ và các sản phẩm ít béo từ sữa trong thời gian 8 tuần quan sát giúp giảm huyết áp trên các đối tượng có mức huyết áp bình thường cao hoặc THA nhẹ. Hạn chế tiêu thụ NaCl <6 g (100 meq) mỗi ngày giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn này lên huyết áp. Các loại trái cây, rau củ là nguồn cung cấp giàu Kali, Magie, và chất xơ, và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp Canxi quan trọng.