Các yêu cầu về môi trƣờng kinh doanh trong hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu LA PhamThanhLong (Trang 32)

Theo USAID (2020), hội nhập quốc tế đặt ra nhiều yêu cầu mới địi hỏi mơi trƣờng kinh doanh không chỉ là “trạng thái” mà là một “động thái” thay đổi liên tục để thích ứng trong tình hình mới. Theo đó, trong hội nhập quốc tế, môi trƣờng kinh doanh cần đảm bảo các tiêu chí sao cho năng lực cạnh tranh của khu vực tƣ nhân nội địa đƣợc tăng cƣờng, cần có những đổi mới sáng tạo nhằm giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và trở thành trung tâm công nghệ của khu vực vào năm 2045. Cùng với đó, những cải thiện về MTKD khơng chỉ dừng lại ở các tiêu chí của sự phát triển nhất thời mà kết hợp với các lợi thế từ hội nhập quốc tế hƣớng đến phát triển bền vững hơn trong tƣơng lai.

Nguyễn Thanh (2019), khi xu hƣớng phát triển bền vững, sáng tạo đang nổi lên với sức hấp dẫn, lôi cuốn và lan tỏa khắp thế giới và Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đang diễn ra; tƣ duy về hội nhập kinh tế quốc tế cũng cần thay đổi. Ngày nay, chủ động cải thiện MTKD đã trở thành một hƣớng đi mới thiết thực mà quốc gia nào cũng thấy cần thiết để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu trƣớc mắt, cũng nhƣ lâu dài. Đích hƣớng đến cuối cùng là xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và bảo đảm độ an tồn cần thiết, đó là nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối; đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối đƣợc nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tƣ nƣớc ngồi vào những ngành nhạy cảm...Do đó, trong hội nhập quốc tế, muốn làm chủ “cuộc chơi” bản thân các quốc gia phải “chủ động” trong q trình thiết lập mơi trƣờng đầu tƣ.

Những tác giả có nghiên cứu về môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam, chuyên sâu về mơi trƣờng kinh doanh nhƣ Nguyễn Đình Cung (2008) - về việc thực hiện luật đầu tƣ và luật doanh nghiệp từ góc độ cải cách thể chế; Tenev và các đồng nghiệp (2003) - về hoạt động khơng chính thức và sự bất bình đẳng trong mơi trƣờng kinh doanh; Tuấn và các đồng nghiệp (2004) – về đánh giá tác động của chính sách đến hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hansen và các đồng nghiêp (2006) – về định lƣợng những hỗ trợ trực tiếp của chính phủ trong q trình thành lập doanh nghiệp và tƣơng tác với khu vực nhà nƣớc ảnh hƣởng thế nào đến hiệu quả sản xuất.

Tiểu kết chƣơng 1

Các cơng trình nghiên cứu đi theo nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau với mục đích là tìm ra các nhân tố tạo lập MTKD cũng nhƣ vai trò của MTKD trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này đã cung cấp những luận cứ khoa học đa dạng cho việc nghiên cứu về MTKD ở vùng ĐNB. Các nhân tố MTKD đƣợc tìm thấy trong các nghiên cứu là rất đa dạng và có sự khác biệt về số lƣợng cũng nhƣ chiều hƣớng ảnh hƣởng của các nhân tố này (tích cực hoặc tiêu cực).

Các nghiên cứu hiện nay phần lớn đều đƣa ra các nhận định và đánh giá chung cho mơi trƣờng kinh doanh của tồn bộ Việt Nam mà chƣa đi vào cụ thể những đặc điểm khác biệt và mơi trƣờng kinh doanh mang tính chất vùng miền trong lãnh thổ Việt Nam. Các nghiên cứu nƣớc ngoài thƣờng so sánh xếp hạng các yếu tố về MTKD, vẫn còn khiêm tốn trong việc đi sâu hiểu nguyên nhân để đƣa ra các giải pháp. Các nghiên cứu trong nƣớc thì thƣờng tiếp cận sâu nhƣng chỉ là một hoặc một vài yếu tố của MTKD chƣa tiếp cận một cách toàn diện. Hơn nữa các nghiên cứu này thƣờng tập trung nghiên cứu ở cấp độ quốc gia, ít nghiên cứu tập trung ở cấp độ tỉnh hoặc vùng. PCI của VCCI có nghiên cứu từng tỉnh, nhƣng lại cũng chỉ xếp hạng và so sánh và chỉ ra các tỉnh làm tốt, chƣa tốt, chứ khơng đi sâu vào các tỉnh hoặc vùng để tìm hiểu rõ nguyên nhân và giải pháp cải thiện MTKD cho mỗi vùng/tỉnh.

Đây chính là khoảng trống tạo động lực thúc đẩy tác giả thực hiện nghiên cứu này với mong muốn góp phần nhỏ cơng sức của mình giải quyết vấn đề cải thiện MTKD ở vùng ĐNB trong thời gian tới.

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH

CHO DOANH NGHIỆP TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. Các lý thuyết về môi trƣờng kinh doanh và vai trị của mơi trƣờng kinh doanh trong phát triển kinh tế

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm môi trường kinh doanh

Theo cách hiểu rộng nhất, MTKD là tập hợp những điều kiện bên trong và bên ngồi có ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Đây cũng là quan điểm của Jauch và Glueck (1988), theo đó có những tầng mức MTKD khác nhau. Tầng mức mơi trƣờng nội tại bao gồm một số yếu tố bên trong mà DN có thể kiểm sốt đƣợc nhƣ vốn, lao động, thông tin, ý tƣởng, đất đai, thiết bị, và quyết định sản lƣợng. Tầng mức môi trƣờng bên ngoài liên quan đến các yếu tố ngành (điều kiện chung cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành), quốc gia (hệ thống các yếu tố rộng và bao quát những ngành hoạt động khác nhau của nền kinh tế nhƣ ngân hàng, giáo dục, thƣơng mại, công nghiệp,…), khu vực và thế giới (các điều kiện ảnh hƣởng đến quốc gia). Đây là tầng mức môi trƣờng mà DN khơng thể kiểm sốt đƣợc mà chỉ có thể phản hồi hoặc tƣơng tác lại. Các DN sẽ điều chỉnh những thành tố môi trƣờng nội tại để nắm bắt đƣợc những cơ hội cũng nhƣ để đối mặt với những thách thức từ mơi trƣờng bên ngồi.

Robin Wood (2000) cho rằng MTKD là một tập hợp các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ và đƣợc gọi là phân tích PEST (Political, Economic, Socio-cultural, Technology) hoặc STEP (Social, Technological, Political, Economic). Những yếu tố này nằm ngồi tầm kiểm sốt và có ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của DN. Mở rộng thêm khái niệm của Robin Wood (2000), một số tác giả khác phân chia thành tố môi trƣờng theo các yếu tố xã hội, công nghệ, kinh tế, môi trƣờng và chính trị (STEEP: Social, Technological, Economic, Environmental, Political) hoặc văn hóa-xã hội,

chính trị-luật pháp, kinh tế, điều kiện tự nhiên và công nghệ (SPENT: Socio- cultural, Political-legal, Economic, Natural, Technological). Thậm chí, một số nghiên cứu tại Việt Nam cịn thu hẹp khái niệm MTKD hơn nữa khi cho rằng MTKD chủ yếu là các chính sách và quy định mà chính phủ áp dụng để điều tiết các hoạt động kinh doanh của DN (VCCI, 2008). Porter (2008) cũng cho rằng MTKD của một quốc gia là kết quả tích lũy của các chính sách nhà nƣớc ở tất cả các thang bậc hành chính khác nhau.

Theo World Bank (2005), môi trƣờng kinh doanh là tập hợp các yếu tố đặc trƣng nhằm tạo ra các cơ hội và các khuyến khích để cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tƣ, mở rộng quy mô doanh nghiệp và tăng trƣởng. Các thành tố của môi trƣờng kinh doanh bao gồm: mơi trƣờng thể chế chính thức, thể chế phi chính thức (mạng lƣới doanh nghiệp), mơi trƣờng cơ sở hạ tầng (cứng và mềm) và mơi trƣờng ngành. Do đó, theo WB, muốn hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, cần quan tâm đến MTKD thông qua các yếu tố cấu thành nó.

Theo Mai Ngọc Cƣờng (1996), MTKD là tổng hợp nhiều yếu tố, điều

kiện mà doanh nghịêp sử dụng để tiến hành tồn bộ q trình kinh doanh. Đó

là tổng thể những điều kiện, những yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp họat động có hiệu quả. Mơi trƣờng bên trong bao gồm toàn bộ những quan hệ kinh tế, tổ chức, kĩ thuật nhằm đảm bảo cho DN kết hợp một cách hợp lý các yếu tố sản xuất đầu vào để tạo ra sản phẩm, theo ngun tắc chi phí tối thiểu có sản phẩm tối đa. Mơi trƣờng bên ngồi là tổng hợp các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, khoa học kĩ thuật, tài nguyên; hình thành một cách khách quan, tác động đến hoạt động kinh doanh của DN. Cách tiếp cận này có ƣu điểm là giúp xác định rõ các yếu tố và điều kịên của MTKD. Tuy nhiên hạn chế là khơng thấy đƣợc tính phức tạp và thƣờng xuyên biến động của MTKD. Bởi các yếu tố này ln có sự thay đổi, biến động và tác động qua lại lẫn nhau, từ đó phát sinh nhu cầu điều chỉnh, hoàn thiện.

Theo Vũ Huy Từ (2008), MTKD là sự vận động tổng hợp, tƣơng tác lẫn nhau giữa các yếu tố gây ảnh hƣởng trực tiếp đến họat động kinh doanh của DN. Các yếu tố đƣợc hình thành theo 4 nhóm sau đây:

- Các loại thị trƣờng: thị trƣờng hàng hóa dịch vụ, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng lao động, thị trƣờng khoa học công nghệ thông tin, thị trƣờng tiền tệ theo nghĩa rộng (bao gồm thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng khoán, các yếu tố: tỷ giá, lãi suất,...).

- Mơi trƣờng kinh tế chính trị xã hội thể hiện ở trình độ phát triển kinh tế, xã hội, các yếu tố thuộc chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách của nhà nƣớc, những đặc điểm về truyền thống, văn hóa, tâm lý xã hội.

- Môi trƣờng sinh thái: yếu tố này đặc bịêt quan trọng với các DN phát triển nông nghiệp, cơng nghiệp chế biến.

- Mơi trƣờng hành chính kinh tế bao gồm các yếu tố về mơ hình tổ chức, họat động của bộ máy và cơ chế quản lý kinh tế xã hội của nhà nƣớc.

Các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành MTKD của

DN, chúng phát sinh vận động theo những quy luật khách quan. Cách tiếp cận này chỉ chú ý đến các yếu tố bên ngồi, làm giảm vai trị của DN trong MTKD, chƣa nhận thức đủ vai trò của DN trong việc thiết lập MTKD. Trên thực tế, DN có vai trị rất lớn trong vịêc tạo lập MTKD cho mình. Điều này thấy rõ ở các quốc gia có nền kinh tế năng động nhƣ EU, Mỹ, Anh, Pháp,... cộng đồng DN có tiếng nói rất quan trọng tới các chính sách kinh tế của nhà nƣớc, họ đã trực tiếp tác động đến MTKD và là một bộ phận của mơi trƣờng đó.

Mặc dù có nhiều định nghĩa khá đa dạng về MTKD, nhƣng chủ điểm chính của MTKD nhƣ các thủ tục hành chính và quản lý, hoạt động và chi phí khơng chính thức, các chính sách hỗ trợ/can thiệp của nhà nƣớc, khả năng tiếp cận các nguồn lực,… vẫn luôn là trung tâm của phần lớn những thảo luận và nghiên cứu về MTKD của các nƣớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Những chủ điểm này đã bao chứa những tầng lớp mơi trƣờng chính có tác động đến hoạt động của các DN trong phạm vi một quốc gia, cũng nhƣ

có sự gắn bó mật thiết với thể chế cũng nhƣ pháp luật, quy định của chính phủ đối với DN.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về MTKD nhƣng để đến gần hơn với khái niệm, cần lƣu ý một số đặc trƣng sau:

+ Bản thân kinh doanh là một q trình vận động trong một mơi trƣờng cũng khơng ngừng vận động. Bởi vậy mọi sự mô phỏng tĩnh tại chỉ là tƣơng đối theo mục đích nghiên cứu.

+ Các nhân tố cấu thành MTKD vừa tự vận động, lại vừa tác động qua lại với nhau và tạo thành ngoại lực chính cho sự vận động biến đổi của MTKD.

+Các nhân tố của MTKD rất đa dạng và phong phú. Do đó, việc nghiên cứu nó địi hỏi nhiều cách tiếp cận và nhiều phƣơng pháp. Với các quy mô nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, khía cạnh nghiên cứu khác nhau thì các yếu tố cấu thành MTKD khác nhau.

+ DN không chỉ thụ động chịu các tác động từ MTKD mà chính nó lại sản sinh ra các tác nhân làm thay đổi MTKD.

Từ việc luận giải trên có thể nhận thức rằng: MTKD là tổng hợp các yếu

tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh.

Cách tiếp cận này cho thấy, MTKD bao gồm tổng thể các nhân tố mang tính khách quan và chủ quan, vận động và tƣơng tác lẫn nhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến họat động kinh doanh của DN. Sự tác động này có thể tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho họat động kinh doanh. Khác với các tổ chức khác, họat động của một DN khơng mang tính độc lập, mỗi một DN nhƣ là một khâu, một mắc xích trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định, ranh giới giữa DN với MTKD rất linh họat theo mơ hình hệ thống mở. MTKD ln luôn thay đổi, cho nên các yếu tố, điều kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của DN không cố định một cách tĩnh tại mà thƣờng xuyên vận động, biến đổi. Bởi vậy để nâng cao hiệu quả họat động của DN, các nhà quản trị phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo đúng đƣợc sự thay đổi của

MTKD, có biện pháp thích hợp để quản lý sự thay đổi đó nhằm tạo MTKD thuận lợi cho các DN họat động có hiệu quả cao.

2.1.2. Một số lý thuyết về mơi trường kinh doanh

2.1.2.1. Mơ hình nghiên cứu PCI của VCCI

VCCI nghiên cứu về môi trƣờng kinh doanh thông qua chỉ số PCI. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá cảm nhận của các doanh nghiệp trên cả nƣớc về chất lƣợng điều hành kinh tế và môi trƣờng kinh doanh tại từng địa phƣơng. Từ năm 2005 tới nay, báo cáo chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đƣợc VCCI phối hợp với USAID tiến hành điều tra, nghiên cứu và công bố thƣờng niên tới rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế và các cơ quan báo chí trong và ngồi nƣớc. Chỉ số PCI hiện đƣợc coi là cơng cụ đánh giá khách quan, hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách và giới doanh nhân tại Việt Nam. Nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc ngày càng quan tâm hơn tới việc cải thiện năng lực cạnh tranh và sử dụng PCI nhƣ phƣơng hƣớng cải thiện chất lƣợng điều hành kinh tế cũng nhƣ thúc đẩy các cải cách về môi trƣờng kinh doanh một cách lành mạnh, hiệu quả.

PCI đƣợc cơng bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 gồm 8 chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành phố ở Việt Nam đƣợc xếp hạng và đánh giá. Lần thứ hai vào năm 2006, hai lĩnh vực quan trọng của MTKD bao gồm: thiết chế pháp lý và đào tạo lao động đƣợc đƣa vào xây dựng chỉ số PCI.

Từ năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh thành của Việt Nam đều đƣợc đƣa vào bảng xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng đƣợc tăng cƣờng thêm.

Năm 2009, phƣơng pháp luận PCI đƣợc điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trƣờng pháp lý Việt Nam. Sau khi loại bỏ chỉ số “ƣu đãi doanh nghiệp nhà nƣớc”, hiện nay,

PCI còn 10 chỉ số thành phần, theo đó, một tỉnh đƣợc đánh giá là thực hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần này cần có:

Chi phí gia nhập thị trƣờng

Tiếp cận đất đai Tính minh bạch Chi phí thời gian

Chi phí khơng chính thức Hình 2.1. Mơ hình PCI Cạnh tranh bình đẳng Tính năng động Môi trƣờng kinh doanh Dịch vụ hỗ trợ DN Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý

Nguồn:pcivietnam.org, 2020 2.1.2.2. Mơ hình nghiên cứu GEM

Nghiên cứu GEM cũng là một sáng kiến để cung cấp các chỉ số dự báo phát triển kinh tế. GEM đo lƣờng sự nhận thức của các cá nhân đối với hoạt

Một phần của tài liệu LA PhamThanhLong (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w