Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện minh long, tỉnh quảng ngãi (Trang 42)

Chính quyền cấp xã nói chung và chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị - chính quyền cơ sở. Do đó, vấn đề này được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với những cấp độ, cách tiếp cận khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đã tìm hiểu được một số nghiên cứu sau:

* Một số cơng trình nghiên cứu đã xuất bản thành sách chuyên khảo:

TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông (2003): “Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu này đã phân tích, làm rõ bản chất, nội dung và cơ chế thực hiện quy chế dân chủ; việc thực hiện quy chế dân chủ gắn với củng cố và tăng cường, hồn thiện hệ thống chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, cơng trình thiên về nghiên cứu thực hiện quy chế dân chủ cơ sở mà chưa đi sâu phân tích về chất lượng và việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (2005), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là cơng trình nghiên cứu quy mơ và có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung ở nước ta hiện nay. Cơng trình nghiên cứu trên phạm vi rộng, do đó vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã chưa được làm rõ trong nghiên cứu này. Mặc dù vậy, tác giả đã kế thừa một phần cơ sở lý luận và cách thức tiếp cận trong nghiên cứu này để phục vụ cho luận văn.

TS. Nguyễn Hữu Đức, Ths. Phan Văn Hùng (2010): Xác định tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chính quyền xã trong sạch vững mạnh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các tác giả của cơng trình này đều có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và công tác quản lý về chính quyền địa phương nói chung,

chính quyền cấp xã nói riêng, do đó cơng trình này có nhiều giá trị tham khảo cả về lý luận và thực tiễn. Tác phẩm đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá cơ bản đối với chính quyền xã. Tuy nhiên, các tác giả không nghiên cứu trực tiếp về đội ngũ CBCC cấp xã, do đó luận văn chủ yếu kế thừa về cách tiếp cận và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chính quyền cấp xã nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng.

Những tác phẩm nghiên cứu trên đã đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về một số vấn đề liên quan đến đội ngũ CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên ở bình diện rộng nên chưa đi sâu nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở từng địa phương cụ thể. Mặc dù vậy, những cơng trình này là nguồn tư liệu quý, được tác giả kế thừa một phần để làm rõ cơ sở lý luận về chính quyền cấp xã.

* Một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn có liên quan:

Đỗ Thái Huy (2018), Luận án tiến sĩ: Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông hồng hiện nay;

Ths. Nguyễn Thế Vịnh - Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ (2007), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), Hà Nội.

Nguyễn Thị Hậu (2003), Luận văn thạc sĩ: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay;

Dương Hương Sơn (2004), Luận văn thạc sĩ: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay;

Đỗ Hoàng Phong (2010), Luận văn thạc sĩ: Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;

Nguyễn Văn Hào (2012), Luận văn thạc sĩ: Chất lượng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã của tỉnh Hưng n.

Đồn Văn Tình (2014), Luận văn thạc sĩ: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định.

Các nghiên cứu trên đã khái quát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về đội ngũ CBCC cấp xã; có giá trị về lý luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở một số địa phương cụ thể. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.

* Các nghiên cứu cơng bố trên các tạp chí khoa học:

Lê Minh Thông: Quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2002;

GS.TSKH. Vũ Huy Từ: Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2002;

TS. Nguyễn Minh Phương: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2003;

Nguyễn Ngọc Khanh, Nguyễn Văn Thắng: Công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở xã, phường, thị trấn hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9/2006;

Nguyễn Đức: Về đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Tạp chí Cộng sản, số 9/2008;

Nguyễn Trọng Hải: Một số vấn đề về đổi mới hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 12/2012.

Các bài viết khoa học được công bố trong các tạp chí trên đã phân tích, đánh giá khái quát về đội ngũ CBCC cấp xã ở nước ta với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Trong khn khổ có hạn của một bài báo, các tác giả chỉ đưa ra một số vấn đề chung nhất về đội ngũ CBCC cấp xã, chưa đi sâu nghiên cứu những giải pháp để áp dụng trong thực tế tại các địa phương cụ thể.

Như vậy, đã có một số tác giả nghiên cứu về chính quyền cấp xã nói chung và chất lượng CBCC cấp xã nói riêng với góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, một số cơng trình nghiên cứu nêu trên khơng cịn phù hợp trong thực tiễn, do chính sách, pháp luật và các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đã có sự thay đổi lớn trong những năm qua; một số cơng trình khác, nghiên cứu về CBCC cấp xã trên bình diện rộng hoặc tại những địa phương có đặc điểm khác biệt lớn với huyện

Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi. Mặc dù vậy, những cơng trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tư liệu quý báu, có giá trị tham khảo, được tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọc trong nghiên cứu của mình.

Kết luận chương 1

Tác giả đã tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã, trong đó, tác giả đã nêu ra các khái niệm, phân loại, những đặc điểm và vai trị của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã. Trên cơ sở hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, tác giả đã làm rõ nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Bên cạnh đó, tác giả cịn nghiên cứu cơ sở lý luận về các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, bao gồm các hoạt động chủ yếu như: quy hoạch; tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng, sắp xếp đội ngũ; phân công công việc,… Đây là những hoạt động rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã hiện nay.

Qua tìm hiểu, tác giả đã tham khảo kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang), huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) để thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và những kinh nghiệm, những bài học thực tế từ hoạt động của ba địa phương trên.

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu cải cách hành chính, địi hỏi bản thân mỗi cán bộ, cơng chức và chính quyền các cấp cần nhận thức vai trị và trách nhiệm của mình nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức, hiệu quả làm việc. Đặc biệt đối với cán bộ, cơng chức cấp xã, phường là cấp chính quyền tiếp xúc trực tiếp với người dân, việc nâng cao chất lượng đội ngũ này là yêu cầu và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với việc cải cách hành chính.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Giới thiệu khái quát về huyện Minh Long

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Minh Long là huyện miền núi, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi. Huyện có diện tích tự nhiên là 21.723,42 ha, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 30km, có tọa độ địa lý từ 14009’00’’ đến 15002’00’’ vĩ độ Bắc và từ 108033’00’’ đến 108045’00’’ kinh độ Đông.

Địa giới của huyện được xác định như sau:

Phía Bắc : Giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Nghĩa Hành Phía Nam : Giáp huyện Ba Tơ

Phía Đơng : Giáp huyện Nghĩa Hành Phía Tây : Giáp huyện Sơn Hà

2.1.1.2. Địa hình

Huyện Minh Long là một thung lũng hẹp, song địa hình khơng bằng phẳng mà khá phức tạp do có nhiều đồi núi cao, hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sơng suối, khó khăn cho việc đi lại giữa các xã với trung tâm huyện, nhất là vào mùa mưa lũ.

Cũng như các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Ngãi, địa hình Minh Long có độ cao từ 50 - 1.126m so với mực nước biển địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, cao nhất là đỉnh núi Đá Vách 1.126m, thấp nhất là 17,5m thuộc xã Long Sơn. 2.1.1.3. Khí hậu

Minh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có hai mùa là mùa mưa và mùa khơ trong đó:

- Mùa khơ: Bắt đầu từ tháng 01 đến tháng 08 âm lịch, có nền nhiệt độ cao, độ ẩm rất thấp, gió mùa Tây Nam gây khô hạn nhanh, nên mùa này thường khô hạn kéo dài.

- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 09 âm lịch đến tháng giêng, độ ẩm tăng cao, lượng mưa lớn, tập trung vào tháng 10, 11.

- Nhiệt độ: Trung bình trong năm là 26,70C, cao nhất là 38,50C, thấp nhất là 11,30C. Biên độ nhiệt dao động khá mạnh giữa ngày - đêm và các tháng.

Tháng nóng nhất là tháng 05 có nhiệt độ trung bình 30,80C, tháng lạnh nhất là tháng 09, 10, 11 với nhiệt độ trung bình là 20,90C. So với vùng đồng bằng thì nền nhiệt độ trung bình ở đây thấp hơn nhưng giá trị cực đại và cực tiểu lớn hơn.

Nhiệt độ các tháng mùa hạ (từ tháng 04 đến tháng 07) có nhiệt độ cao, các tháng mùa đơng (từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau) có nhiệt độ thấp.

Tổng lượng bức xạ trong năm trung bình đạt 143,3 Kcalo/cm2, thấp hơn so với mức trung bình của tỉnh là 145 Kcalo/cm2, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của các miền khí hậu khác trên cả nước.

- Lượng mưa: Trung bình năm lớn nhưng phân bố không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 09 đến tháng 01 năm sau; tập trung vào tháng 10 và tháng 12 chiếm 50% lượng mưa cả năm. Mưa lớn thường gây sạt lở núi ảnh hưởng đến các cơng trình giao thơng và khu dân cư, gây lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở thung lũng.

- Lượng bốc hơi: Bình quân 2,2mm/ngày. Các tháng mùa mưa lượng bốc hơi 3-3,5 mm/ngày.

- Độ ẩm khơng khí: Trong năm có sự chênh lệch lớn, về mùa khơ độ ẩm rất thấp, mùa mưa độ ẩm tăng cao. Độ ẩm tương đối bình quân năm 81%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 91%. Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 72%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đơng Bắc - Tây Nam, tốc độ trung bình từ 2,5 - 3m/s, gió và bão ít ảnh hưởng đến địa bàn huyện Minh Long. Chế độ gió thuận lợi cho việc phát triển các trạm điện nhỏ.

- Ánh sáng: Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.000 - 2.300 giờ, số giờ nắng trung bình trong ngày là 6,3 giờ.

Lượng nắng thấp nhất vào mùa mưa (tháng 09 đến tháng 01). Lượng nắng cao nhất vào mùa hạ (tháng 04 đến cuối tháng 08).

- Sương mù : Thường xuất hiện từ tháng 01 đến tháng 04 hàng năm, kéo dài khoảng 25-30 ngày. Sương mù thường gây tác động xấu đối với sản xuất nông nghiệp như tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, làm giảm cường độ quang hợp của cây trồng nên năng suất cây trồng bị giảm sút.

Nhiệt độ, lượng mưa, tổng số giờ nắng và độ ẩm khơng khí trong năm phân bố không đều và phân theo hai mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết và có sự biến đổi khí hậu qua các năm.

2.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Minh Long có sơng Phước Giang, suối Đá, Suối Tam Dinh, suối Bơ Lang, suối Nước Lác…. Hướng chảy của các suối từ Tây sang Đông, riêng sông Phước Giang chảy theo hướng Nam-Bắc.

Chế độ thủy văn của huyện được phân hóa theo mùa và đều ảnh hưởng của nguồn nước từ thượng nguồn. Mùa mưa, lượng mưa lớn, do địa hình dốc nên nước chảy rất mạnh, mực nước sông và các suối dâng cao thường gây lũ lụt ảnh hưởng đến việc lưu thông đi lại giữa các xã và huyện lỵ. Mùa khơ lượng mưa ít, mực nước lịng sơng thường cạn kiệt.

Lượng dòng chảy nằm trên địa bàn huyện Minh Long tuy lớn nhưng phân bố không đồng đều giữa các tháng. Sông suối không mang ý nghĩa về giao thông

đường thủy, nhưng hệ thống sông suối của huyện là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho cây trồng và phục vụ dân sinh.

2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Nguồn tài nguyên đất

Theo bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1/100.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng, huyện Minh Long có 5 nhóm đất với 9 đơn vị đất, cụ thể như sau:

- Nhóm đất phù sa (Py): Diện tích 255 ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất màu mỡ, thích hợp các loại cây ngắn ngày như đậu đỗ, hoa màu lương thực, lúa nước, cũng như cây ăn quả lâu năm. Phân bố dọc theo sông Phước Giang, chủ yếu ở các xã Long Sơn, Thanh An, Long Mai.

- Nhóm đất xám bạc màu (Ba): Diện tích 16 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực núi Hồng Bà thuộc xã Long Sơn.

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá Granit và đá Gnai (F): Diện tích 19.782 ha, chiếm 91,43% diện tích tự nhiên, trong đó loại địa hình dốc lớn hơn 250 chiếm 70%. Được phân bố đều ở 5 xã, thích hợp cho trồng rừng, cây lâu năm. Được phân bố trên địa bàn xã Long Sơn, Long Mai, Long Hiệp.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên đất núi Gnai (Hs): Diện tích khoảng 61 ha, chiếm 0,29 % diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực đỉnh núi Mum xã Long Mơn và đỉnh núi Xn Thu xã Long Sơn, có độ cao trên 1.000 mét. Đất mùn vàng đỏ trên núi được hình thành từ đá phiến sét. Đất ít có khả năng sử dụng cho mục đích sản xuất nơng nghiệp.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D2-D/S): Diện tích 1.200 ha, chiếm 5,55% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã Long Hiệp, Thanh An, Long Mai và Long Sơn. Đất được hình thành ở địa hình thung lũng do sản phẩm bồi tụ từ các vùng đồi núi bao quanh, phù hợp cho trồng cây hàng năm như lúa nước,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện minh long, tỉnh quảng ngãi (Trang 42)