Về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện minh long, tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 51)

2.1. Giới thiệu khái quát về huyện Minh Long

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Minh Long là huyện miền núi, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi. Huyện có diện tích tự nhiên là 21.723,42 ha, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 30km, có tọa độ địa lý từ 14009’00’’ đến 15002’00’’ vĩ độ Bắc và từ 108033’00’’ đến 108045’00’’ kinh độ Đông.

Địa giới của huyện được xác định như sau:

Phía Bắc : Giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Nghĩa Hành Phía Nam : Giáp huyện Ba Tơ

Phía Đơng : Giáp huyện Nghĩa Hành Phía Tây : Giáp huyện Sơn Hà

2.1.1.2. Địa hình

Huyện Minh Long là một thung lũng hẹp, song địa hình khơng bằng phẳng mà khá phức tạp do có nhiều đồi núi cao, hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sơng suối, khó khăn cho việc đi lại giữa các xã với trung tâm huyện, nhất là vào mùa mưa lũ.

Cũng như các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Ngãi, địa hình Minh Long có độ cao từ 50 - 1.126m so với mực nước biển địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, cao nhất là đỉnh núi Đá Vách 1.126m, thấp nhất là 17,5m thuộc xã Long Sơn. 2.1.1.3. Khí hậu

Minh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có hai mùa là mùa mưa và mùa khơ trong đó:

- Mùa khơ: Bắt đầu từ tháng 01 đến tháng 08 âm lịch, có nền nhiệt độ cao, độ ẩm rất thấp, gió mùa Tây Nam gây khơ hạn nhanh, nên mùa này thường khô hạn kéo dài.

- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 09 âm lịch đến tháng giêng, độ ẩm tăng cao, lượng mưa lớn, tập trung vào tháng 10, 11.

- Nhiệt độ: Trung bình trong năm là 26,70C, cao nhất là 38,50C, thấp nhất là 11,30C. Biên độ nhiệt dao động khá mạnh giữa ngày - đêm và các tháng.

Tháng nóng nhất là tháng 05 có nhiệt độ trung bình 30,80C, tháng lạnh nhất là tháng 09, 10, 11 với nhiệt độ trung bình là 20,90C. So với vùng đồng bằng thì nền nhiệt độ trung bình ở đây thấp hơn nhưng giá trị cực đại và cực tiểu lớn hơn.

Nhiệt độ các tháng mùa hạ (từ tháng 04 đến tháng 07) có nhiệt độ cao, các tháng mùa đơng (từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau) có nhiệt độ thấp.

Tổng lượng bức xạ trong năm trung bình đạt 143,3 Kcalo/cm2, thấp hơn so với mức trung bình của tỉnh là 145 Kcalo/cm2, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của các miền khí hậu khác trên cả nước.

- Lượng mưa: Trung bình năm lớn nhưng phân bố khơng đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 09 đến tháng 01 năm sau; tập trung vào tháng 10 và tháng 12 chiếm 50% lượng mưa cả năm. Mưa lớn thường gây sạt lở núi ảnh hưởng đến các cơng trình giao thơng và khu dân cư, gây lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở thung lũng.

- Lượng bốc hơi: Bình quân 2,2mm/ngày. Các tháng mùa mưa lượng bốc hơi 3-3,5 mm/ngày.

- Độ ẩm khơng khí: Trong năm có sự chênh lệch lớn, về mùa khơ độ ẩm rất thấp, mùa mưa độ ẩm tăng cao. Độ ẩm tương đối bình quân năm 81%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 91%. Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 72%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đơng Bắc - Tây Nam, tốc độ trung bình từ 2,5 - 3m/s, gió và bão ít ảnh hưởng đến địa bàn huyện Minh Long. Chế độ gió thuận lợi cho việc phát triển các trạm điện nhỏ.

- Ánh sáng: Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.000 - 2.300 giờ, số giờ nắng trung bình trong ngày là 6,3 giờ.

Lượng nắng thấp nhất vào mùa mưa (tháng 09 đến tháng 01). Lượng nắng cao nhất vào mùa hạ (tháng 04 đến cuối tháng 08).

- Sương mù : Thường xuất hiện từ tháng 01 đến tháng 04 hàng năm, kéo dài khoảng 25-30 ngày. Sương mù thường gây tác động xấu đối với sản xuất nông nghiệp như tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, làm giảm cường độ quang hợp của cây trồng nên năng suất cây trồng bị giảm sút.

Nhiệt độ, lượng mưa, tổng số giờ nắng và độ ẩm khơng khí trong năm phân bố khơng đều và phân theo hai mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết và có sự biến đổi khí hậu qua các năm.

2.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Minh Long có sơng Phước Giang, suối Đá, Suối Tam Dinh, suối Bơ Lang, suối Nước Lác…. Hướng chảy của các suối từ Tây sang Đông, riêng sông Phước Giang chảy theo hướng Nam-Bắc.

Chế độ thủy văn của huyện được phân hóa theo mùa và đều ảnh hưởng của nguồn nước từ thượng nguồn. Mùa mưa, lượng mưa lớn, do địa hình dốc nên nước chảy rất mạnh, mực nước sông và các suối dâng cao thường gây lũ lụt ảnh hưởng đến việc lưu thông đi lại giữa các xã và huyện lỵ. Mùa khơ lượng mưa ít, mực nước lịng sơng thường cạn kiệt.

Lượng dòng chảy nằm trên địa bàn huyện Minh Long tuy lớn nhưng phân bố không đồng đều giữa các tháng. Sông suối không mang ý nghĩa về giao thông

đường thủy, nhưng hệ thống sông suối của huyện là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho cây trồng và phục vụ dân sinh.

2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Nguồn tài nguyên đất

Theo bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1/100.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng, huyện Minh Long có 5 nhóm đất với 9 đơn vị đất, cụ thể như sau:

- Nhóm đất phù sa (Py): Diện tích 255 ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất màu mỡ, thích hợp các loại cây ngắn ngày như đậu đỗ, hoa màu lương thực, lúa nước, cũng như cây ăn quả lâu năm. Phân bố dọc theo sông Phước Giang, chủ yếu ở các xã Long Sơn, Thanh An, Long Mai.

- Nhóm đất xám bạc màu (Ba): Diện tích 16 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực núi Hồng Bà thuộc xã Long Sơn.

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá Granit và đá Gnai (F): Diện tích 19.782 ha, chiếm 91,43% diện tích tự nhiên, trong đó loại địa hình dốc lớn hơn 250 chiếm 70%. Được phân bố đều ở 5 xã, thích hợp cho trồng rừng, cây lâu năm. Được phân bố trên địa bàn xã Long Sơn, Long Mai, Long Hiệp.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên đất núi Gnai (Hs): Diện tích khoảng 61 ha, chiếm 0,29 % diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực đỉnh núi Mum xã Long Môn và đỉnh núi Xuân Thu xã Long Sơn, có độ cao trên 1.000 mét. Đất mùn vàng đỏ trên núi được hình thành từ đá phiến sét. Đất ít có khả năng sử dụng cho mục đích sản xuất nơng nghiệp.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D2-D/S): Diện tích 1.200 ha, chiếm 5,55% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã Long Hiệp, Thanh An, Long Mai và Long Sơn. Đất được hình thành ở địa hình thung lũng do sản phẩm bồi tụ từ các vùng đồi núi bao quanh, phù hợp cho trồng cây hàng năm như lúa nước, hoa màu,…

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: bao gồm nước mưa và nước từ hệ thống sông suối trên địa bàn, trong đó chủ yếu là nguồn nước từ sơng Phước Giang và hệ thống suối nhỏ

từ hai bên sườn núi cao chảy xuống hịa vào dịng chính. Sơng Phước Giang trên đầu nguồn có nhiều thác nước cao từ 20-50m, lưu lượng dịng chảy trung bình 3,13 m3/giây; trong đó thác Trắng với độ cao 50-60m, rộng 30m dưới vực tạo thành bầu nước rộng và xung quanh có bãi cỏ, rất thuận lợi cho việc phát triển thủy điện và du lịch. Các suối nhỏ ở hai bên sườn núi ngoài việc cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nơng nghiệp, cịn có thể lắp đặt trạm thủy điện nhỏ phục vụ sinh hoạt các làng xa xôi hẻo lánh, thay thế cho điện lưới rất tốn kém về đầu tư.

Nhìn chung nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, được phân bố đều trong các xã, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: được phân bố đều trên địa bàn huyện, nhưng không dồi dào về trữ lượng.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 17.543,85ha, trong đó: Đất rừng sản xuất 8.398,63ha, đất rừng phòng hộ 9.145,22ha. Hệ thực vật rừng ở Minh Long khá phong phú, có các lồi cây có giá trị kinh tế cao như: Lim, dổi, gõ, chò, sao cát, vênh vênh,… Dưới tán rừng cịn có song mây, tre, nứa và các cây dược liệu quý hiếm như quế, hà thủ ơ, trầm hương, ngũ gia bì… Tuy nhiên thảm thực vật rừng bị tàn phá mạnh đã làm mất đi tính tự nhiên của thảm thực vật nhiệt đới nhiều tầng, nhiều loài cây quý giảm đáng kể về số lượng.

* Tài nguyên nhân văn

Huyện Minh Long có 2/3 dân số là dân tộc H’re với bản sắc văn hóa có nét độc đáo và đặc sắc riêng. Hiện nay các làn điệu Caliêu, Cachoi vẫn còn lưu truyền trong cộng đồng dân cư. Các loại nhạc cụ truyền thống như: Chiêng, Klong phút, Krâu, Krốt, kèn mơi… vẫn được gìn giữ và sử dụng vào các dịp lễ Tết, hội làng.

Phát huy truyền thống cách mạng và niềm tự hào dân tộc, Nhân dân trong huyện đang chuyển mình hịa nhập vào cơng cuộc đổi mới của đất nước. Phấn đấu trong tương lai Minh Long khơng cịn là huyện nghèo. Đất đai của huyện sẽ có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu sử dụng, người dân Minh Long sẽ biết sử dụng đất có hiệu quả và hợp lý hơn, thay vào đó là việc khai thác mọi nguồn lực sẵn có để xây dựng quê hương giàu mạnh.

2.1.1.6. Cảnh quan và môi trường

Huyện Minh Long có sự đa dạng về sinh học, trong đó có động, thực vật rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cần được bảo vệ nhằm bảo tồn được nguồn gen q hiếm, cân bằng mơi trường sinh thái. Những năm qua, do chịu sự tác động của quá trình canh tác nương rẫy, khai thác lâm sản trên đất dốc nên có ảnh hưởng xấu đến mơi trường sinh thái rừng.

Rác thải từ trung tâm y tế được xử lý khá tốt; trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã thu gom rác thải nguy hại chứa trong một thùng riêng và xử lý theo quy định của ngành y tế. Riêng rác thải không nguy hại được tổ thu gom đến lấy, bốc lên xe vận chuyển và xử lý chung với các loại rác sinh hoạt khác, được đem chôn lấp tại bãi rác thải của huyện.

Huyện nằm trong vùng có lượng mưa lớn, nhiều sông suối, thảm thực vật che phủ chiếm tỷ lệ cao, nên chất lượng nguồn nước các sông suối đảm bảo vệ sinh môi trường.

Quỹ đất và chất lượng đất giảm sút, hiện tượng thối hóa, bạc màu xảy ra khá phổ biến là do quá trình canh tác chưa hợp lý, đặc biệt là trên đất dốc.

Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý cũng làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng. Lượng tồn dư các hóa chất vào mơi trường đất, nước đã gây ô nhiễm cục bộ, làm giảm đa dạng sinh học và xuất hiện một số loài kháng thuốc.

Do tập quán sinh hoạt và nhận thức của nhân dân miền núi còn nhiều hạn chế nên vệ sinh môi trường chưa đảm bảo. Dân cư chưa có thói quen sử dụng nhà vệ sinh; chăn nuôi gia súc cịn thả rơng dẫn đến bệnh dịch lây lan nhanh. Hiện nay đối với miền núi bước đầu tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động Nhân dân thay đổi thói quen tập quán sinh hoạt hợp vệ sinh, xây dựng nhà vệ sinh và chuồng trại chăn ni có xử lý chất thải.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện minh long, tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 51)