Hình tượng nghệ thuật ngôn từ tác động tới mọi giác quan của độc giả.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) chuyên đề phát triển năng lực đọc cho HS tiểu học (Trang 35 - 40)

II. Nghệ thuật ngôn từ trong các bài thơ trữ tình 1 Ngơn từ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học

b. Hình tượng nghệ thuật ngôn từ tác động tới mọi giác quan của độc giả.

Nếu như các ngành nghệ thuật khác, hình tượng của nó chỉ có thể cảm thụ bằng 2 giác quan là thị giác và thính giác, thì hình tượng phi vật thể của văn chương lại có năng tác động tới người đọc không chỉ ở cơ quan thị giác mà cả thính giác, vị giác và khứu

giác. Độc giả dường như phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp nhận hình tượng văn chương. Những câu thơ sau đây ta phải dùng thị giác để tiếp nhận màu sắc, hình khối của hiện thực: - Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Những câu thơ sau đây ta phải dùng thính giác để tiếp nhận âm thanh cuộc sống: - Sóng sầm sịch lưng chừng ngồi biển bắc Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên. - Đùng đùng gió dục mây vần Một xe trong cõi hồng trần như bay. Hình tượng ngơn từ cịn đem đến cho con người cả hương vị cuộc sống: - Em ạ! Cu_ba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương. Hình tượng văn chương cịn đem đến cho con người những cảm giác khác: - Cảm giác về sự đau đớn: Cháu buốt ở trong tim này Nơi tang đeo suốt đêm ngày Bác ơi. Đó là những cảm giác ngồi cảm giác vì nó khơng do các giác quan đem lại mà do sự thể nghiệm của độc giả đưa lại khi các hình tượng văn chương tác động tới sự tưởng tượng trí tuệ của chúng ta. Tính hơn hẳn của nghệ thuật ngơn từ khơng chỉ ở chỗ nó tác động tới nhiều cơ quan cảm giác của người đọc mà cịn ở chỗ tác động tới trí tưởng tượng trí tuệ. Thực sự thì nghệ thuật ngơn từ khơng lấy mục đích tối thượng là khắc họa bản thân các thuộc tính của sự vật để có thể cảm nhận bằng giác quan của người đọc, mà nó lấy việc khắc học những phản ứng của ý thức con người trước hiện thực làm quan trọng. Do đó, điều quan trọng trong hình tượng nghệ thuật ngôn từ là tâm trạng và muốn thưởng thức nó bạn đọc khơng phải nhìn ngắm mà là thể nghiệm. Ðây là tâm trạng đau đớn vì mất mát quá lớn của Nguyễn Khuyến: Bác Dương thôi, đã thơi rồi Nước mây man mác, ngậm ngùi lịng ta

c.Tính chủ quan, cá biệt của hình tượng văn chương

Hình tượng nghệ thuật văn chương là phi vật thể nó lại lấy việc khắc họa tâm trạng, thể hiện các môn quan hệ, các phản ứng của ý thức con người - là những cái vơ hình - làm chủ yếu, chứ khơng lấy sự liệt kê các chi tiết có thể thụ cảm bằng thị giác làm cứu cánh. Do đó, trong các liên tưởng ở người đọc do hình tượng ngơn từ gợi nên có tính chủ quan cá biệt, thậm chí tùy tiện. Nhưng đây lại là đặc trưng bản chất của văn chương. Khơng nói những yếu tố vơ hình mà ngay những yếu tố hữu hình - ví dụ như ngoại hình nhân vật, phong cảnh thiên nhiên của hình tượng văn chương, biểu

tượng của chúng xuất hiện rất khác nhau ở người đọc, khác với biểu tượng xuất hiện của người xem tranh, xem kịch hay xem chiếu bóng. Trong các người đọc khác nhau sẽ xuất hiện những biểu tượng khác nhau về cùng một nhân vật văn chương.

3.Các đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật ngôn từ Việt Nam

Công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ. W. Humboldt, nhà văn hóa lớn của nhân dân Đức, từng nói ngơn ngữ là "linh hồn của một dân tộc". Nhìn vào tiếng Việt, có thể nhìn thấy đúng là nó phản ánh rõ hơn đâu hết linh hồn, tính cách của người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam.

Trước hết, nghệ thuật ngơn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Tính biểu tượng thể hiện ở xu hướng khái qt hóa, cơng thức (ước lệ) hóa với những cấu trúc cân đối, hài hịa. Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt bằng các con số biểu trưng. Ví dụ : “ba bề bốn bên”, “từ khắp bốn phương trời”, “Nó mở to đơi mắt”. Ở những trường hợp, người châu Âu dùng từ "tất cả" thì người Việt dùng các từ chỉ số lượng ước lệ: ba thu, nói ba phải, ba mặt một lời, năm bè bảy mối, tam khoanh tứ đốm, yêu nhau tam tứ núi cũng trèo..., trăm dâu đổ một đầu tằm, trăm khôn ngàn khéo, tiền trăm bạc vạn, trăm họ, vạn sự, muôn dân, muôn vật,... Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hịa trong ngơn từ - một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt. Theo nguyên lý cấu trúc loại hình, tiếng Việt là một ngơn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng không nhỏ các từ song tiết; điều quan trọng hơn nữa là mỗi từ đơn tiết lại hầu như đều có thể có những biến thể song tiết, dạng láy, cho nên thực chất trong ngơn từ, lời nói Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều cấu tạo theo cấu trúc có 2 vế đối ứng: trèo cao/ ngã đau; ăn vóc/học hay; một quả dâu da/ bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ khơng biết thì dựa cột mà nghe.

Đặc điểm thứ hai của nghệ thuật ngơn từ Việt Nam là nó rất giàu chất biểu

cảm- sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình cảm. Về mặt từ ngữ chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung

hịa, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ xanh rì, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè... Bên cạnh màu đỏ trung tính có đỏ rực, đỏ au, đỏ lịm, đỏ loét, đỏ hoe... Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng Việt (ở các ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Hán, đều hầu như khơng có). Ở trên vừa nói tiếng Việt thiên về thơ, mà thơ là mang đậm chất tình cảm rồi, cho nên từ láy với bản chất biểu cảm rất phù hợp với nó (xem thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,...). Về mặt ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều các hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ư, nhỉ, chăng, chớ, hả, hở, phỏng, sao, chứ... Cấu trúc "iếc hóa" mang sắc thái đánh giá (sách siết, bàn biếc,..) cũng góp phần quan trọng làm tăng cường hệ thống các phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt. Sự phổ biến của thơ hơn văn xi đã nói đến ở trên khơng chỉ là sản phẩm của tính biểu trưng mà rõ ràng cũng đồng thời là sản phẩm của tính biểu cảm. Khuynh hướng biểu cảm còn thể hiện ở chỗ trong lịch sử văn chương truyền thống, khơng có những tác phẩm anh hùng ca đề cao chiến tranh; có nói đến chiến tranh chăng thì cũng chỉ là nói đến nỗi buồn của nó

Nghệ thuật ngơn từ Việt Nam có đặc điểm thứ ba là tính động, linh hoạt. Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp biến hình của các ngơn ngữ châu Âu là một thứ ngữ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa. Ngữ pháp phương Tây là ngữ pháp hình thức, cịn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa. Nói bằng một ngơn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ mọi đòi hỏi tai quái mà hệ thống ngữ pháp của ngơn ngữ đó u cầu. Cịn trong tiếng Việt thì tùy theo ý đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt, khơng thể diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó: Tơi đi Hà Nội, Tơi sẽ đi Hà Nội, Ngày mai tôi đi Hà Nội, Ngày mai tơi sẽ đi Hà Nội. Chính vì linh hoạt như vậy mà tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái quát rất cao, có thể nói một câu khơng thời, khơng thể, không ngơi. Khả năng diễn đạt khái qt, mơ hồ chính là điều kiện rất quan trọng cho việc

phát triển thơ ca đã nói đến ở trên. Tính động, linh hoạt của ngơn từ Việt Nam cịn bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ : trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ; “Cảm ơn anh đã tới nhà chơi”.Tính linh hoạt, năng động cịn là ngun nhân khiến cho tiếng Việt rất ít dùng cầu trúc bị động. Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong câu bị động: “Lan bị thầy giáo phạt”. Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động ( kiến trúc động từ, ngữ pháp, ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó thì người phương Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (kiến trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ). Mới hay, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc và tác động của luật âm dương (trong âm có dương, trong dương có âm; âm sinh dương, dương sinh âm) thật là rộng lớn và sâu xa! rình sáng tạo thi ca vừa là nơ lệ, vừa là phù thủy của ngôn từ. Ngôn từ quyến rũ nhà thơ và hoà nhập, lặn sâu vào tiềm thức, làm khuấy đảo tầng sâu vô thức gây nên sự bùng nổ sáng tạo thi ca. Quá trình nhà thơ tìm chữ là hành trình thăm thẳm của sự phân ly, hội tụ giữa bản ngã và ngoại cảnh, giữa vô thức và ý thức, giữa vô ngôn và chuẩn mực ngôn ngữ xã hội…

Nhà thơ tự nguyện đóng đinh bản ngã trên cây thập tự chữ để dựng lên vũ trụ của ngôn từ và hồi sinh trong thế giới tâm linh của bạn đọc. Nhà thơ sinh ra chữ và chữ cũng sinh ra nhà thơ. Thi ca giống như một ngôi đền và nhà thơ giống kẻ tử đạo bật ra những ngơn từ tươi rói từ tiềm thức nhưng lại khơng bị sự linh thiêng của những biểu tượng làm mê hoặc, tê liệt tâm linh. Chính vì thế ngơn ngữ thi ca có sức lay động, khơi gợi những vùng sâu thẳm của vô thức mà không ngôn ngữ nào sánh nổi. Ngơn ngữ thi ca gần gũi với sự bí ẩn của ngơn ngữ thần chú và cơng án thiền. Sự mã hóa

của ngơn ngữ thần chú và cơng án thiền khơng nằm ở lớp vỏ ngữ nghĩa mà là ở chiều sâu và khoảng lặng của ngôn từ.

Chất thơ của ngôn ngữ thi ca khơng chỉ là nhạc tính như một số nhà thơ đã quan niệm. Ngôn ngữ thi ca ra đời từ sự tương tác giữa chữ và âm thanh, giữa hình ảnh và ý nghĩa. Paul Valéry đã viết: “Thơ là sự giao động miên man giữa âm thanh và ý nghĩa…”.

Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng văn học. Vì thế đọc sách hoặc phân tích thơ văn khơng được thốt li văn bản và ngơn từ.

III.Phân tích nghệ thuật ngơn từ của các bài thơ trong Tiếng Việt lớp 5

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) chuyên đề phát triển năng lực đọc cho HS tiểu học (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)