Kết quả hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 54 - 61)

Chỉ tiêu

Năm

Giá trị sản xuất CN Giá trị xuất khẩu Nộp ngân sách Thực hiện (Tỷ đồng) So với năm trƣớc (%) Thực hiện (Triệu USD) So với năm trƣớc (%) Thực hiện (Tỷ đồng) So với năm trƣớc (%) Năm 2014 14.643 122 373,931 158,44 798,983 107,82 Năm 2015 25.520 174,28 823,717 220,28 1.413,511 176,91 Năm 2016 25.881 101,41 816 99,06 3.060 216,48 Năm 2017 29.000 112,05 1.018 124,75 3.818 124,77 Nguồn [2]

Đến nay, tổng số dự án đầu tư cịn hiệu lực trong các khu cơng nghiệp của tỉnh Ninh Bình là 107 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 51.685,81 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 38.000 tỷ đồng (đạt 73% tổng vốn đầu tư đăng ký), diện tích đất sử dụng của các dự án đầu tư thứ cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp là 578,55ha; số dự án đầu tư nước ngoài là 27 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 442,263 triệu USD. Trong tổng số 107 dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp có 68 dự án đã đi vào hoạt động ổn định, 19 dự án đang triển khai xây dựng theo đúng tiến độ, 15 dự án chưa triển khai do đang thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, 05 dự án chậm tiến độ phải có giải pháp xử lý. Nhìn chung, các doanh nghiệp KCN đang ngày một phát triển ổn định, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Hiệu quả của các dự án đầu tư vào KCN thể hiện rất rõ ở sự gia tăng doanh thu sản xuất, đóng góp cho ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Năm 2012, doanh thu của các doanh nghiệp KCN đạt hơn 8.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 219 triệu USD, nộp ngân sách 681 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 19.600 lao động địa phương;

đến năm 2017, doanh thu của các doanh nghiệp KCN đạt hơn 29.000 tỷ đồng (tăng 262,5% so với năm 2012), giá trị xuất khẩu đạt 1.018 triệu USD (tăng 365% so với năm 2012), nộp ngân sách 3.818 tỷ đồng (tăng 460% so với năm 2012), giải quyết việc làm cho 32.282 lao động (tăng 64,7% so với năm 2012). [2]

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN trên địa bàn

2.2.1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển khu công nghiệp

Thực hiện chức năng QLNN đối với các KCN trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình, trong giai đoạn 2014-2017, UBND Tỉnh đã chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh; quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp; Chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, chỉ đạo thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; quyết định sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp.

Các quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh đã xây dựng gồm: [2] - KCN Gián Khẩu nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1818/TTg-KTN ngày 29/10/2018 và văn bản số 1499/TTr- KTN ngày 18/8/2017, với diện tích 262 ha, đã được UBND tỉnh Ninh Bình thành lập tại Quyết định số 1626/QĐ-UBND ngày 23/10/2009. Quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt có tổng diện tích là 211.1ha (gồm: giai đoạn I có quy mơ 162,1 ha, trong đó đất cơng nghiệp là 131,8 ha; phần mở rộng phục vụ phát triển, mở rộng nhà máy sản xuất, lắp rắp ô tô và đầu tư lĩnh vực phụ trợ sản xuất, lắp rắp ơ tơ có quy mơ 49,21 ha, trong đó đất cơng nghiệp là 34ha).

Về khu nhà ở và dịch vụ cho công nhân khu công nghiệp UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở công nhân phục vụ cho Khu công nghiệp Gián Khẩu và địa bàn lân cận, hiện đang hoàn thiện thủ tục để triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2019.[2]

- Khu công nghiệp Phúc Sơn nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1818/TTg-KTN ngày 29/10/2008 và văn bản số 1499/TTr-KTN ngày 18/8/2014, với diện tích theo quy hoạch tổng thể là 142ha.

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Phúc Sơn đã được UBND tỉnh phê duyệt với quy mơ 130,11ha, trong đó đất cơng nghiệp là 107,5ha.

Đã có đề nghị mở rộng tại tờ trình số 138/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2017 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch phát triển Khu cơng nghiệp Phúc Sơn, tỉnh Ninh Bình với diện tích lên 568ha, diện tích tăng thêm là 426 ha. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh mở rộng, UBND tỉnh Ninh Bình sẽ chỉ đạo triển khai khảo sát cụ thể và lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp theo đúng qui định hiện hành.

- Thực hiện văn bản số 333/UBND-VP4 của UBND tỉnh ngày 05/6/2017 về việc điều chỉnh, mở rộng các Khu công nghiệp, trong đó UBND tỉnh đã giao Ban quản lý các Khu cơng nghiệp chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Khu công nghiệp tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thơng báo số 247/TB-VPCP ngày 31/5/2017, Ban quản lý các Khu công nghiệp đã triển khai xây dựng đề án quy hoạch phát triển các Khu cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên Môi trường và các Nghành liên quan nghiên cứu tham mưu bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tạo quỹ đất phục vụ mở rộng các KCN trên địa bàn.

- Khu công nghiệp Tam Điệp Nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Ngày 29/10/2008, đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng diện tích từ 200 ha lên 450 ha tại văn bản số 1818/TTg-KTN ngày 29/10/2008.

- Khu công nghiệp Khánh Cư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo văn bản số 1818/TTg-KTN ngày 29/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

2.2.1.2. Chính sách phát triển khu cơng nghiệp tỉnh a. Chính sách huy động vốn

Áp dụng mọi hình thức khuyến khích để huy động vốn nhàn rỗi trong dân: Quỹ tiết kiệm, tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu cơng trình… thực hiện cổ phần hóa rộng rãi, bán cổ phiếu những cơng trình xây dựng mới. Để thực hiện được điều này, trên địa bàn cần đạt được môi trường đầu tư thuận lợi, người dân tin vào hệ thống thực thi pháp luật.

Thành lập Quỹ Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, trở thành những vệ tinh phục vụ các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận.

Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển cơng nghiệp nhiều thành phần bằng cách đa dạng hóa các hình thức sở hữu như thành lập các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh tế tư nhân, cá thể, hợp tác xã... mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong, ngoài tỉnh, trong và ngoài nước.

Thực hiện chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất. Chống độc quyền, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia đầu tư vào cả lĩnh vực hạ tầng như: cung cấp điện nước, giao thông, đào tạo...

Cần có các cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể, ổn định, khả thi và có sức cạnh tranh hấp dẫn các nhà đầu tư-đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu cơng nghiệp phục vụ cho phát triển cơng nghiệp vì vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là rất lớn. Đây phải được coi là một trong những giải pháp then chốt nhất nhằm huy động và thu hút được nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp vì khả năng đầu tư từ ngân sách cho phát triển cơng nghiệp là có hạn.

Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng: Thơng qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng cơng cụ lãi suất và tín dụng, tăng cường cơng tác huy động vốn tại địa phương của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, hướng luồng vốn chảy vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên. Chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, đặc biệt là hướng ưu tiên cho các

ngành công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động, cơng nghiệp có tỷ lệ gia tăng cao.

b. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn cần phải qua đào tạo về quản lý kinh tế. Những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo tại nước ngoài; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơng nghiệp có trình độ chun nghiệp; xem xét ưu tiên đề bạt bổ nhiệm những cán bộ quản lý Nhà nước về cơng nghiệp có trình độ, kinh nghiệm và năng lực vào các vị trí lãnh đạo.

Nghiên cứu sửa đổi và bổ sung chế độ, mức hỗ trợ cho cán bộ công chức đi học và chế độ ưu đãi, thu hút người có trình độ cao về tỉnh cơng tác phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nguồn lực của tỉnh.

Tiến hành rà soát điều chỉnh và quy hoạch lại hệ thống đào tạo trung học và dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo hướng đào tạo phải gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự phát triển. Đến năm 2020, cần tập trung thực hiện tốt xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề nhắm thu hút mọi nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp.

Lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp phải được chuẩn bị đào tạo cẩn thận về chun mơn cũng như tính kỷ luật và tác phong cơng nghiệp. Những nguồn lực lao động này chính là lực hấp dẫn quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngồi.

c. Chính sách phát triển thị trường

Phát triển thị trường không chỉ tập trung vào phát triển thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài, thực hiện nền kinh tế mở cửa cho mọi thành phần kinh tế.

Khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các Hiệp hội theo ngành nghề, để các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất có điều kiện thống nhất tiếng nói, liên kết sức mạnh trong nỗ lực bảo vệ và phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Thành lập quỹ bình ổn giá nguyên liệu. Xây dựng cơ chế phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, phục vụ phát triển các cơ sở công nghiệp lớn trong các khu công nghiệp.

Duy trì và đầu tư đổi mới trang WEB giao dịch điện tử của ngành công thương để mở rộng khả năng phát triển thị trường và thu hút đầu tư vào Ninh Bình.

d. Chính sách hỗ trợ về khoa học cơng nghệ

Hỗ trợ lãi suất vay vốn có thời hạn cho các doanh nghiệp có chương trình đổi mới cơng nghệ.

Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp khoa học theo Nghị định 10/NĐ-CP; 115/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của các đơn vị chuyển giao công nghệ, từng bước tạo lập thị trường công nghệ tại địa phương.

Xây dựng các cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Xây dựng các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học để phát triển sản xuất. Dành một phần ngân sách hỗ trợ nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới.

2.2.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các khu công nghiệp trên địa bàn

2.2.2.1. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thực hiện quy hoạch phát triển các KCN, tính đến hết năm 2017 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có 7 KCN được triển khai, cụ thể như sau:

a. Khu công nghiệp Khánh Phú:

Nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo văn bản số 1818/TTg-KTN ngày 29/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ; được điều chỉnh kỹ thuật diện tích từ 334ha lên 351ha tại văn bản số 1499/TTg-KTN ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Chính phủ cho phép thành lập tại Văn bản số 1723/CP-CN ngày 17/12/2003, UBND tỉnh Ninh Bình quyết định thành lập tại Quyết định số 1687/QĐ-UB ngày 20/7/2007.

Hình 2.2. Quy hốch khu cơng nghiệp Khánh Phú

Nguồn [2]

- Về cơ sở hạ tầng: Do Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp làm chủ đầu tư. Các hạng mục cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc do Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình và Cơng ty Cổ phần cấp thốt nước Ninh Bình, Viễn thơng Ninh Bình đầu tư và khai thác. Hiện nay Tập đoàn Phúc Lộc đang xin đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng và kinh doanh khu cơng nghiệp theo hình thức đối tác cơng tư PPP.

Hiện nay khu cơng nghiệp đã hồn thành giải phóng và san lấp mặt bằng; xây dựng xong hệ thống đường giao thơng chính, hệ thống thoát nước mưa, thu gom nước thải và đường ngồi khu cơng nghiệp. Các hạng mục khác (như: vỉa hè, cây xanh một số tuyến đường, điện chiếu sáng, đường giao thông nội bộ giai đoạn I, giai đoạn I mở rộng, đường phía Đơng cảng khơ ICD...) đang tiếp tục triển khai. Khu tái định cư đã được xây dựng đúng quy định, bảo đảm quyền lợi của nhân dân và đáp ứng tiến độ xây dựng Khu công nghiệp.

- Về thu hút đầu tư: Đến nay, khu cơng nghiệp Khánh Phú đã cơ bản lấp đầy, có 39 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 23.450 tỷ đồng, vốn thực hiện: 17.584 tỷ đồng; trong đó có một số dự án lớn như

Nhà máy Đạm Ninh Bình cơng suất 1.760 tấn/ngày, nhà máy May NienHsing cơng suất 24 triệu sản phẩm/năm, Nhà máy Kính Tràng An công suất 300 tấn/ngày, nhà máy sản xuất cần gạt nước ôtô ADM21 50 triệu sản phẩm/năm, Nhà máy luyện thép chất lượng cao Kyoei công suất 1 triệu tấn thép luyện và 500.000 tấn thép cán/năm; có 09 dự án có vốn đầu tư nước ngồi, tổng mức đầu tư 5.987,08 tỷ đồng, tương đương 304,473 triệu USD. Hiện còn khoảng 35 ha đất đang kêu gọi thu hút đầu tư

Các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Khánh Phú được thể hiện trong

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)