.12 Ngoại suy chỉ số Đồng trong đất tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh bắc ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 88 - 104)

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (QCVN 03-MT:2015/BTNMT) thì

- Nồng độ kẽm (Zn) quy chuẩn là 300mg/kg; - Nồng độ chì (Pb) quy chuẩn là 300mg/kg; - Nồng độ đồng (Cu) quy chuẩn là 300mg/kg.

4.5. Đánh giá tác động của quy hoạch đến chất lượng môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2020 Ninh năm 2020

4.5.1. Đối với môi trường nước

- Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mơ lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất.

- Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít khơng những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái.

- Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ơ nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi cịn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.

4.5.2. Đối với mơi trường khơng khí

- Ơ nhiễm mơi trường về mặt khơng khí ở các khu cơng nghiệp lại thường chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp cũ, do các khu công nghiệp này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra mơi trường. Ơ nhiễm khơng khí tại các khu cơng nghiệp chủ yếu là bụi, một số khu cơng nghiệp có biểu hiện ơ nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn. Về tình trạng này, nhiều người dân sinh sống ở những khu công nghiệp thường phản ánh họ thường ngửi thấy những mùi đặc trưng của những sản phẩm ở khu cơng nghiệp phát tán ra ngồi.

4.5.3. Đối với môi trường đất

- Q trình phát triển cơng nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến các tính chất lý và hóa học. Những tác động về mặt vật lý như gây xói mịn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất. Các tác động này thể hiện rất rõ tới sự biến đổi môi trường đất thông qua việc làm thay đổi hoạt động của vi sinh vật trong đất. Việc tăng nhiệt độ đất do nước thải sau làm mát lò hơi ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất phân giải chất hữu cơ. Nhiệt độ tăng cũng làm giảm hàm lượng oxy, làm mất cân bằng oxy trong dung dịch đất và như vậy quá trình phân giải các chất hữu cơ sẽ tiến triển theo kiểu kỵ khí, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian độc cho cây trồng như

NH3, H2S, CH4, Aldehyt … Trong hoạt động công nghiệp cần chú ý đến khả năng gây xáo trộn tầng mặt đất của đất nền do xây dựng, kéo theo các đặc tính vật lý đất trong khu vực bị thay đổi nhất là thành phần cơ giới đất.

- Về mặt hóa học, trong q trình sản xuất cơng nghiệp, mỗi ngày các khu công nghiệp thải ra lượng lớn chất thải rắn. Thời gian lâu dài, những khu đất trống để xử lý, chôn lấp chất thải dần khan hiếm đi, trong khi số lượng lại tăng lên. Ngồi ra, có một sự lo ngại khác nữa là trong khi các ngành nghề sản xuất ở các khu cơng nghiệp đang có những sự dịch chuyển nhất định để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống thì số lượng chất thải mà các khu cơng nghiệp này thải ra cũng thay đổi theo. Rất nhiều chất thải là hóa chất, chất độc hại đã được tạo ra khi ngành nghề sản xuất thay đổi trong khi quy trình xử lý chất thải vẫn giữ nguyên như cũ. Điều này đồng nghĩa với việc những hóa chất mới này hầu như không được xử lý hoặc sau khi xử lý, chúng vẫn giữ nguyên yếu tố độc hại và việc thải ra môi trường là vô cùng nguy hiểm.

4.6. Tham vấn các bên liên quan trong q trình đánh giá mơi trường chiến lược

Trên cơ sở dữ liệu tham vấn cộng đồng dân cư và các bên liên quan trên địa bản tỉnh Bắc Ninh, ngoài các ý kiến ủng hộ, cịn có những thắc mắc và u cầu cho việc thực hiện dự án, được tóm tắt như sau:

- Tồn thể nhân dân địa phương đồng ý thực hiện dự án, tuy nhiên yêu cầu xây dựng nhanh, hạn chế trì hỗn, kéo dài thời gian, yêu cầu đảm bảo sự trong sạch cho môi trường và đúng nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng công việc.

- Để giảm thiểu những tác động đến cộng đồng và hoạt động sống của người dân, các hợp phần của dự án phải tiến hành nhanh và hồn thành từng cơng đoạn, hạn chế xây dựng ồ ạt không quy củ.

- Yêu cầu nhà thầu thực hiện theo đúng cam kết việc giảm thiểu những ảnh hưởng của việc thực hiện dự án như quản lý chất lượng môi trường, quan trắc môi trường.

- Nhân dân đề xuất nên có các chính sách xử phạt hoặc thậm chí đơn phương chấm dứt hợp đồng với chủ thầu nếu không thực hiện theo đúng cam kết. Đặc biệt, hệ thống quan trắc môi trường cần thực hiện đầy đủ và định kỳ phù hợp với chương trình bảo vệ mơi trường.

4.7. Các giải pháp phịng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Các đề xuất, kiến nghị của tác giả thơng qua q trình xây dựng ĐMC và

tham vấn các bên liên quan:

1. Tính đến năm 2015, mới có 6/10 KCN có nhà máy xử lý nước thài tập trung đi vào hoạt động. Theo quy hoạch đến năm 2020, khi 16 KCN đi vào hoạt động, lượng nước thải sẽ tăng lên nhiều lần. Do vậy, nhất thiết phải xây dựng và đi vào hoạt động nhà máy xử lý nước thải tại tất cả 16 KCN tập trung, không để xảy ra tình trạng khi KCN đi vào hoạt động rồi mới tiến hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải.

2. Việc quản lý khí thải cơng nghiệp là vấn đề rất khó khăn, khơng thể thu gom và xử lý tập trung cho toàn bộ một khu cơng nghiệp. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí có thể giảm thiểu nhờ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch và xử lý cuối đường ống đạt chuẩn môi trường đối với các nhà máy công nghiệp.

3. Hiện nay chất thải rắn trong công nghiệp chủ yếu do các đơn vị môi trường tư nhân thu gom và xử lý, chưa có dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung cho các KCN và cho tồn tỉnh nên rất khó giám sát hiệu quả. Do đó, phải tiến hành lập dự án và xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn cho các KCN, cho cụm các KCN và cho toàn tỉnh.

4. Với đặc tính là các KCN đa ngành nghề, việc chọn vị trí các nhà máy sản xuất chủ yếu do lựa chọn của nhà đầu tư, nên hầu như chưa phân khu được cho cách ngành nghề, việc quản lý mơi trường các KCN cũng vì thế gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề thẩm định Báo cáo tác động môi trường của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như công nghiệp hóa chất, cơng nghiệp thực phẩm... Khơng cấp phép cho các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên, khơng có phương án xử lý chất thải đạt chuẩn.

5. Trong suốt quá trình hoạt động của các dự án sản xuất công nghiệp, cần theo dõi sát sao vấn đề tuân thủ các biện pháp bảo vệ mơi trường đã được phê duyệt trong q trình cấp phép đầu tư. Cần kiên quyết dừng hoạt động các dự án gây ô nhiễm môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Về mức độ tác động tiêu cực đến môi trường của quy hoạch

Quá trình ĐMC đã tập trung nghiên cứu tác động của quy hoạch đất công nghiệp đến các vấn đề môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề bức xúc của tỉnh. Việc triển khai dự án trong thời kỳ từ đây đến năm 2020 sẽ gây nên các áp lực rất cao đối với các trạng thái tài nguyên và môi trường tỉnh, nguy cơ ô nhiễm và suy thối mơi trường gia tăng, gây nên rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn, ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí, đất.

Phát triển công nghiệp là ngành có mức độ tác động xấu tới môi trường được đánh giá ở nguy cơ cao. Tuy nhiên, các nguy cơ tác động xấu này có thể kiểm sốt chặt chẽ và xử lý triệt để, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Quy hoạch đã cân nhắc và đưa ra định hướng và các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục tác động xấu trong q trình thực hiện. Có thể dự báo hiệu quả của các giải pháp như sau:

- Suy giảm trữ lượng và ô nhiễm nguồn nước sẽ được cải thiện nếu áp

dụng các biện pháp sử dụng nước hợp lý và xử lý các nước thải từ các nguồn thải khác nhau đạt quy chuẩn mơi trường.

- Ơ nhiễm mơi trường khơng khí được giảm thiểu nhờ cải tạo, nâng cấp

hệ thống giao thông, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch và xử lý cuối đường ống đạt chuẩn môi trường đối với các ngành công nghiệp.

- Ơ nhiễm mơi trường đất được giảm thiểu nhờ cải tạo, nâng cấp hệ

thống xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt và công nghiệp.

Ngoài ra, việc thực hiện nghiêm túc yêu cầu ĐTM đối với các dự án đầu tư cũng là giải pháp quan trọng làm giảm tác động xấu tới môi trường khi thực hiện quy hoạch.

2. Về hiệu quả ĐMC

Luận văn ĐMC của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 đã đánh giá được hoạt động phát triển đất công nghiệp của quy hoạch và mức độ ảnh hưởng của các thành phần môi trường cụ thể như sau:

- Tổng hợp diễn biến phát triển công nghiệp và môi trường tỉnh Bắc

Ninh các năm 2007 và 2015; Đưa ra dự báo phát triển công nghiệp và các thành phần gây ô nhiễm trong mơi trường nước, khơng khí, đất tỉnh Bắc Ninh năm 2020.

- Xây dựng các bản đồ chuyên đề thể hiện diễn biến phát triển công

nghiệp đi kèm mức độ ô nhiễm các thành phần môi trường tỉnh Bắc Ninh trong các năm 2005, 2015 và 2020.

Để khắc phục và giảm thiểu các tác động này, trong nội dung ĐMC đã xác định những giải pháp cần thiết để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm, đặc biệt là các giải pháp liên quan đến quản lý, xử lý các chất thải, xây dựng các trương trình quản lý, giám sát mơi trường cho tỉnh Bắc Ninh. Từ đó tỉnh có những chiến lược, giải pháp phù hợp đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường phát triển cân bằng với các lợi ích kinh tế.

3. Kết luận và kiến nghị khác

Phương án phát triển trong Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 đã được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở phân tích các nguồn lực, lợi thế cũng như hạn chế của tỉnh, vì vậy phương án phát triển được đề ra có tính khả thi. Khi quy hoạch này được thực hiện đòi hỏi các cơ quan quản lý, các chủ đầu tư phải chú trọng đầy đủ tất cả các giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường đã được đề ra trong ĐMC, bao gồm cả việc lập và thẩm định nghiêm túc báo cáo ĐTM cho từng dự án phát triển cụ thể theo

đó phải chú trọng đến cơng tác nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý theo chức năng. Đảm bảo vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường hàng năm của tỉnh tối thiểu 1% GDP.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008), Quyết định 06/07/QĐ-BTNMT về việc ban hành Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia, Hà Nội. 2. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2007), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2007.

3. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2015), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2015.

4. Manfred Schuneiner (2005), Quản lý môi trường – Con đường kinh tế dẫn đến nền kinh tế sinh thái, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Nguyễn Thế Thận (2003), Cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), Hướng dẫn sử dụng phần mềm GIS ARC/INFO, NXB Xây Dựng, Hà Nội.

7. Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2007), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2007.

8. Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015.

9. Vo Chi My (2010), Geomatics Engineering for Environmental and Natural resources research, Leturenst for post graduate, Hanoi University of Mining and Geology, Ha Noi.

10. Võ Chí Mỹ (2017), Đánh giá tác động môi trường & Đánh giá mơi trường chiến lược, Giáo trình Cao học Trắc địa, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

11. Võ Chí Mỹ (2005), Kỹ thuật môi trường, Giáo trình Cao học Trắc địa, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

Phụ lục 1: Biểu đồ so sánh kết quả quan trắc mơi trường nước, mơi trường

khơng khí, mơi trường đất tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015.

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015)

Hình 1: Biểu đồ so sánh kết quả COD trong nước tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

mg/l mg/l

Hình 2: Biểu đồ so sánh kết quả TSS trong nước tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

mg/l

Hình 3: Biểu đồ so sánh kết quả NH4 trong nước tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

mg/l mg/l

Hình 4: Diễn biến nồng bụi trung bình năm trong khơng khí tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

Hình 5: Diễn biến nồng SO2 trung bình năm trong khơng khí tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

Hình 6: Diễn biến nồng NO2 trung bình năm trong khơng khí tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

Hình 7: Diễn biến nồng độ Kẽm trong đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

Hình 8: Diễn biến nồng độ Chì trong đất tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

Hình 9: Diễn biến nồng độ Đồng trong đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

mg/kg mg/kg

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh bắc ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 88 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)