- Phương châm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần thực hiện hai ngun tắc có tính chất phương pháp luận đó là:
c. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mớ
- Nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức
+ Đây là một trong những nét đẹp của truyền thống văn hố phương Đơng “nói chung thì các dân tộc phương Đơng đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Bản thân Hồ Chí Minh cũng là tấm gương đạo đức mẫu mực nhất.
+ Đối với mỗi người, lời nói phải đi đơi với việc làm thì mới mang lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối với người khác.
+ Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc, nhưng còn rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt gần gũi trong đời thường mà chúng ta cần học tập.
- Xây đi đôi với chống
+ Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. + Xây dựng những phẩm chất mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trường và ngồi xã hội, đồng thời cụ thể hố những phẩm chất đạo đức chung đến từng đối tượng và khơi dậy sự tự ý thức của mỗi người.
+ Với những cái xấu phải được tiến hành bằng phê phán, giáo dục, kỉ luật... + Để xây và chống có hiệu quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. - Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
+ Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống của dân tộc và văn hố phương Đơng. + “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đó cũng là cơng việc phải làm kiên trì bền bỉ suốt đời, khơng được chủ quan, tự mãn.
+ Việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn. + Tu dưỡng đạo đức phải dựa vào tính tự giác của cá nhân, dư luận của quần chúng.