Thực tiễn cấp phép tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với hình thức

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về THỦ tục đầu tư, THỰC TIỄN áp DỤNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH năm 2019 2020 (Trang 36 - 40)

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LUẬT V IỆT

2.1. Thực tiễn cấp phép tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với hình thức

thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

2.1.1. Một số ưu điểm, thuận lợi trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Thành phố Hồ Chí Minh với vai trị là trung tâm kinh tế hiện đang trên

đà phát triển và đạt được nhiều kết quả, thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có năng suất lao động cao nhất, bằng 2,6 lần năng suất lao động bình quân cả nước. Mặc dù chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,6% lao động cả nước, nhưng nhờ năng suất lao động cao mà thành phố đóng góp hơn 22% vào kinh tế cả nước. Thành phố ln là địa phương đóng góp ngân sách lớn nhất, chiếm 27% tổng thu ngân sách quốc gia, là trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn nhất, chiếm tỉ trọng 15% công nghiệp và 33% dịch vụ của cả nước...20

Để đóng góp vào sự phát triển này, các quy định pháp lý về thủ tục đầu tư có vai trị đặc biệt quan trọng. Các quy định, quy trình thủ tục càng rõ ràng, hợp lý và thực tế thì mơi trường đầu tư kinh doanh sẽ càng minh bạch, thuận lợi và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Sau khi làm rõ phần lý luận, đề tài sẽ đi đến việc phân tích thực tiễn cấp phép tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với các hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi thơng qua các thống kê, số liệu chính thức.

Theo Thơng cáo báo chí về kinh tế - xã hội năm 2019 ngày 30 tháng 12 năm 2019 và Thơng cáo báo chí về kinh tế xã hội năm 2020 ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh:

Về đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm

20/12/2019, Thành phố đã có 1.320 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký đạt 1.841,3 triệu USD,

20 Báo lao động, "TPHCM định vị đến năm 2045 thành trung tâm kinh tế, tài chính của Châu Á", https://laodong.vn/kinh-te/tphcm-dinh-vi-den-nam-2045-thanh-trung-tam-kinh-te-tai-chinh-cua- chau-a-874105.ldo, truy cập ngày 20/04/2020

25

giảm còn 950 dự án với tổng vốn đăng ký là 637,7 triệu USD tính đến 20/12/2020.

Điều chỉnh vốn đầu tư có 309 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 858,7 triệu USD vào năm 2019, giảm còn 250 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 540,9 triệu USD vào năm 2020.

Về hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 có 5.720 trường hợp nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, tổng vốn đạt 5.595 triệu USD, giảm còn 5.720 nhà đầu tư với tổng vốn là 3.177,4 triệu USD.

Để dễ dàng so sánh các số liệu về dự án và tổng vốn đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể xem bảng dưới đây:

Năm

Số dự án có vốn nước ngồi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)

Số dự án điều chỉnh vốn đầu tư

Tổng vốn tăng thêm của các dự án điều chỉnh vốn đầu tư (Triệu USD)

Số trường hợp góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Tổng vốn đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (Triệu USD)

Bảng 2.1 Thống kê hoạt động đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019-2020

Trên cơ sở các quy định về thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 và theo Bảng 2.1 về Thống kê hoạt động đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019-2020, chúng ta có thể rút ra các nhận xét như sau:

Về hoạt động đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế, số dự án đăng ký cấp mới và tổng vốn đăng ký có xu hướng giảm trong năm 2020. Số lượng dự án đăng ký cấp mới chỉ giảm từ 1320 dự án còn 950 dự án, cụ thể giảm 28%, tuy nhiên tổng vốn đăng ký đầu tư thì giảm mạnh, từ 1.841,3 triệu USD chỉ cịn 637,7 USD, cụ thể giảm đến 65%.

26

Có thể lý giải rằng, do tác động của dịch Covid-19, hoạt động đầu tư kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề khiến quy mơ đầu tư nhìn chung giảm khá đáng kể. Điểm đáng chú ý ở đây chính là: dù quy mơ vốn đầu tư giảm mạnh nhưng số lượng dự án đầu tư mới chỉ giảm 28%. Có thể thấy thực tế vẫn có một lượng lớn nhà đầu tư đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thực hiện dự án mới.

Theo số liệu năm 2019, tổng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 68.542 tỷ đồng, tăng đến 7,4% so với năm 2018 và tổng vốn đăng ký cấp phép mới và vốn tăng thêm đến ngày 20/12/2019 đạt 2.700 triệu USD, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Đối với hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, số trường hợp góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và tổng vốn đầu tư đều có xu hướng giảm trong năm 2020. Tương tự với hoạt động đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế, hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh. So sánh với thống kê tại năm 2019, trên địa bàn có đến 5.720 trường hợp nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với tổng vốn đầu tư là 5.595 triệu USD, tăng đến 12,1% so với năm 2018.

Như vậy những con số tụt giảm trong thống kê của năm 2020 phần lớn là do ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động cấp phép tại Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung là thuận lợi, có xu hướng phát triển về số lượng dự án cũng như tổng đầu tư theo từng năm. Điều này cho thấy hoạt động cấp phép đầu tư nói chung và hoạt động cấp phép đầu tư đối vói các hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nói riêng được thực hiện tốt. Nếu tình hình dịch bệnh khả quan hơn, rất có khả năng hoạt động cấp phép sẽ phát triển hơn, số lượng nhà đầu tư đăng ký cũng như tổng số vốn đầu tư có thể sẽ gia tăng vào năm 2021.

2.1.2. Những khó khăn, tiêu cực trong thực tiễn áp dụng pháp luật Theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ

riêng năm 2020, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển 61 dự án sang Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, cho đến thời điểm báo cáo đã khơng

27

có dự án nào được Sở Kế hoạch Đầu tư trình Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Nguyên nhân là có sự vướng mắc về dự án đầu tư, dự án bất động sản, nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, xen kẽ các thửa đất do nhà nước quản lý trong dự án).21

Theo Luật Đầu tư 2014, trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cấp quyết định chủ trương đầu tư hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhận dân cấp tỉnh. Tuy nhiên 61 dự án do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh hồn tồn chưa được trình Ủy ban nhân dân để quyết định chủ trương đầu tư trong suốt năm 2020.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về THỦ tục đầu tư, THỰC TIỄN áp DỤNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH năm 2019 2020 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w