Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục đầu tư

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về THỦ tục đầu tư, THỰC TIỄN áp DỤNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH năm 2019 2020 (Trang 42 - 46)

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LUẬT V IỆT

2.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục đầu tư

2.3.1. Về vấn đề xung đột pháp luật

Xung đột pháp luật khiến việc áp dụng pháp luật về thủ tục đầu tư khơng hiệu quả, lãng phí thời gian và các nguồn lực khác. Như vậy, để khắc phục vấn đề xung đột pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, đối với các quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục đầu tư: cần

thống nhất nguyên tắc Luật Đầu tư sẽ quy định các tài liệu trong hồ sơ, các văn bản pháp luật chuyên ngành khác không được yêu cầu thêm về tài liệu trong hồ sơ này đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của luật chuyên ngành đó.

24 Điều 30, 31, 31 Luật Đầu tư 2014

30

Thứ hai, đối với những thủ tục có sự chồng lấn về các bước thẩm định

ở các thủ tục cấp phép khác nhau: Đối với những thủ tục đã được thực hiện trước đó thì khơng cần phải thực hiện lại ở các thủ tục sau. Chẳng hạn như đối với những dự án đầu tư có đề xuất sử dụng đất thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất đã được thực hiện trong giai đoạn chấp thuận chủ trương đầu tư thì sẽ khơng phải thực hiện lại trong thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho chuyển mục đích sử dụng đất.

Thứ ba, để đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định điều chỉnh hoạt

động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà nước cần tiến hành rà soát tổng thể các luật có liên quan, trong đó xây dựng quy trình từ khi bắt đầu cho đến khi đưa hoạt động đầu tư vào hoạt động, ở mỗi giai đoạn cần xác định rõ do luật nào đang điều chỉnh, điều chỉnh như thế nào, có sự chồng lấn và/hoặc chồng chéo giữa các luật không, để tiến hành sửa đổi.

2.3.2. Về vấn đề thiếu hiệu quả trong quy trình, thủ tục

Đối với quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, Luật Đầu tư 2020 đã khắc phục bằng cách trực tiếp sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường 2014, cụ thể quy định cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để quyết định chủ trương đầu tư và/hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy nhà đầu tư sẽ không phải lập Báo cáo đánh giá tác động mơi trường để có thể làm thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đối với vấn đề thành phần hồ sơ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật đầu tư 2020 quy định ngược lại so với Luật Đầu tư 2014: gộp các loại hồ sơ và tách cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cụ thể, về thành phần hồ sơ, nhà đầu tư sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ duy nhất theo Điều 33 Luật Đầu tư 2020. Về cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng hoặc Quốc hội, nhà đầu tư sẽ gửi thẳng hồ sơ lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ chỉ tiếp nhận hồ sơ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tuy nhiên, ngồi những điểm trên, các quy trình, thủ tục đầu tư nhìn chung vẫn tồn tại nhiều thiếu sót. Để khắc phục những vướng mắc này, cần luôn xây dựng và phát triển các quy định để hồn thiện cơ chế, chính sách về quy trình, thủ tục; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đổi mới,

31

nâng cao hiệu lực, hiệu quả; tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư với thủ tục đơn giản hơn, thời gian ngắn hơn, chi phí thấp hơn.

32

KẾT LUẬN

Là yếu tố thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước, hoạt động đầu tư kinh doanh cần được chú trọng hơn. Để tạo nên một một trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, một trong những yếu tố then chốt chính là việc xây dựng các quy định pháp luật thông suốt, nhất quán và hạn chế các xung đột. Các hoạt động đầu tư thường được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, liên quan đến hoạt động của nhiều cá nhân, tổ chức cùng với những nguồn vốn khổng lồ, vì vậy thủ tục đầu tư cần phải rõ ràng, tinh gọn và đạt hiệu quả cao.

Dù còn tồn tại nhiều khuyết điểm, vướng mắc trong các quy định về thủ tục đầu tư, pháp luật điều chỉnh thủ tục đầu tư nhìn chung dần được cải thiện, đặc biệt với sự ra đời của Luật Đầu tư 2020 cùng với Nghị định 31/2021/NĐ- CP hướng dẫn Luật Đầu tư đã tạo nên hàng lang pháp lý hiệu quả hơn, nhất quán hơn, giúp nhà đầu tư cũng như các cơ quan nhà nước liên quan tiết kiệm thời gian và chi phi trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư.

Qua phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2019-2020, có thể thấy hoạt động cấp phép tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy cịn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, song vẫn có nhiều chuyển biến tích cực.

Hy vọng đề này với những phân tích về lý luận và thực tiễn cùng với các giải pháp cải thiện pháp luật sẽ giúp người đọc nắm bắt thêm về các quy định liên quan đến thủ tục đầu tư, hiểu rõ hơn về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật từ đó nâng cao nhận thức và hiểu biết về thủ tục đầu tư nói riêng và pháp luật về đầu tư nói chung.

33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về THỦ tục đầu tư, THỰC TIỄN áp DỤNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH năm 2019 2020 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w