Xét nghiệm khí máu động mạch bình thường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ IL 6, IL 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn (Trang 65 - 73)

Chức năng theo dõi Thơng sớ Giá trị bình thường

Thơng khí PaCO2 35 - 45 mmHg

Oxy hóa máu PaO2 80 - 98 mmHg

Cân bằng Acid-Base

pH 7,38 - 7,43

HCO3- 22- 26 mEq/L

BE - 2 ± 2 mEq/L

pH: (< 7,35: toan, > 7,45: kiềm)

+ Giá trị pH trong giới hạn bình thường cho biết trạng thái thăng bằng kiềm toan bình thường hoặc tình trạng rối loạn thăng bằng kiềm toan hỗn hợp.

+ Nếu pH toan, PaO2 giảm cho biết tình trạng thiếu oxy ở mơ. + Khi PaCO2 tăng:

* pH bình thường là tình trạng ứ đọng CO2 mạn. * pH giảm là tình trạng ứ đọng CO2 cấp.

PaCO2: Phản ánh trực tiếp mức độ thơng khí phế nang có phù hợp với

tốc độ chuyển hóa của cơ thể khơng.

+ PaCO2> 45 mmHg: giảm thơng khí phế nang, mức thơng khí thấp hơn nhu cầu thải CO2 của cơ thể.

+ PaCO2< 35 mmHg: tăng thơng khí phế nang, mức thơng khí cao hơn nhu cầu thải CO2 của cơ thể.

PaO2: Bình thường 80 - 98 mmHg, phản ánh khả năng oxy hóa máu của

phổi.

+ Khi PaO2 bình thường cho biết việc nhận oxy tại phổi bình thường. + Khi giá trị PaO2< 80 mmHg cho chúng ta biết: Nhận oxy tại phổi không đủ, cần kiểm tra chức năng phổi. Cần thay đổi FiO2 hoặc điều chỉnh các thông số máy thở, điều trị nguyên nhân ở phổi hay tim gây ra thiếu oxy máu.

+ Khi giá trị PaO2>100 mmHg: việc nhận oxy tại phổi đã dư, có nguy cơ ngộ độc oxy, cần giảm PaO2 xuống (trừ khi đặc biệt cần duy trì PaO2 cao).

+ Phân loại suy hô hấp, mức độ suy hô hấp theo tiêu chuẩn Gibson G. J., (1995)

Phân loại suy hô hấp:

Suy hô hấp typ I: PaO2< 70 mmHg, PaCO2 bình thường Suy hơ hấp typ II: PaO2< 70 mmHg, PaCO2> 45 mmHg Mức độ suy hô hấp:

Suy hô hấp mức độ nhẹ: PaO2 60-70 mmHg Suy hô hấp mức độ vừa: PaO2 40-59 mmHg Suy hô hấp mức độ nặng: PaO2< 40 mmHg

HCO3- std:

+ (HCO3- chuẩn - standard bicarbonate); (bình thường: 22 - 26 mEq/l): Là HCO3- khi PaCO2 = 40 mmHg, ở 37oC.

Kiềm dư BE:

+ Là giá trị chênh lệch giữa trị số kiềm đệm ở người thử với chỉ số kiềm đệm lẽ ra phải có. BE âm là thiếu base hay thừa acid trong máu, càng âm trong nhiễm toan chuyển hóa mất bù. BE dương là thừa base hoặc thiếu acid trong máu, càng dương trong nhiễm kiềm chuyển hóa mất bù.

+ Phân loại mức độ nhiễm toan theo BE

* Nhiễm toan nhẹ: pH < 7,35; BE từ - 2 đến - 5 mmol/L. * Nhiễm toan vừa: pH < 7,35; BE từ - 6 đến - 9 mmol/L. * Nhiễm toan nặng: pH < 7,35; BE < - 9 mmol/L.

Lactat máu động mạch: giá trị bình thường 0,8-2 mmol/l.

- Đánh giá chức năng hơ hấp theo điểm SOFA dựa trên xét nghiệm khí máu động mạch.

2.2.3.9. Xét nghiệm sinh hóa máu

Xác đinh nồng độ Glucose, Ure, Creatinine, Amylase, Billirubin, SGOT, SGPT, CK, CKMB, Procalcitonil (PCT), hs-CRP trong máu.

- Quy trình lấy máu xét nghiệm sinh hóa:

+ Sử dụng bơm tiêm 5 ml vô khuẩn, lấy 2 ml máu tĩnh mạch, tháo kim ra khỏi xilanh, bơm máu nhẹ nhàng vào ống nghiệm được chống đông bằng Natri Citrat 3,8%.

+ Gửi ngay lên phòng xét nghiệm thực hiện theo quy trình xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hóa máu tại Khoa Huyết học, Bệnh viện Quân y 103.

- Xét nghiệm PCT, hs-CRP:

+ Phương pháp: xét nghiệm PCT bằng kit Elecsys BRAHMS PCT trên máy Cobas e411;

+ Xét nghiệm hs-CRP bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục trên máy hóa sinh tự động AU 5800 Beckman Coulter MA-002

- Phiên giải kết quả theo Nguyễn Thế Khánh (2015) [93].

Bảng 2.3: Xét nghiệm sinh hóa máu bình thường

Chỉ tiêu Giá trị bình thường Đơn vị

Glucose máu 4,4 - 6,1 molm/l

Creatinin 44 - 106 molm/l Amylase 32±4 Wohlgemuth/ml SGOT < 40 UI/L SGPT < 40 UI/L CK < 195 UI/L CKMB < 2-3% (giá trị CK) UI/L

Xét nghiệm công thức máu

+ Cách tiến hành: Lấy 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống xét nghiệm EDTA, gửi xét nghiệm ngay công thức máu bằng máy tự động Khoa Huyết học, Bệnh viện Quân y 103

Nhận định và đánh giá kết quả (Nguyễn Thế Khánh - 2015) [93].

+ Hồng cầu: số lương bình thường từ 4,5-5,5.1012/l (4,5-5,5T/l) khi phân tích tự động bằng máy.

+ Hemoglobin: giá trị bình thường khi định lượng theo phương pháp phân tích khí trong máy Van Slyke 13,83 g/dl.

+ Tiểu cầu: 200-300 G/l.

Xét nghiệm đông máu toàn bộ

- Chỉ tiêu: Số lượng tiểu cầu, Fibrinogen, APTT, PT, D-Dimer.

- Cách tiến hành: Lấy 2ml máu tĩnh mạch đựng trong ống nghiệm và gửi lên khoa Huyết học, Bệnh viện 103 làm các xét nghiệm về đơng máu tồn bộ.

- Nhận định và đánh giá kết quả (Nguyễn Thế Khánh - 2015) [93]. + Số lượng tiểu cầu: giá trị bình thường 200-300 G/l.

+ Fibrinogen: giá trị bình thường 10,2-13,6 µmol/l (300-400 mg/dl) + APTT: giá trị bình thường 30-45 giây, tỷ số APTT người thử/APTT mẫu là 0,9-1,15.

+ PT: giá trị bình thường 80-100%.

+ D-Dmer: giá trị bình thường < 0,5 µg/ml (500 µg/l).

+ Procalcitonin: giá trị bình thường trong huyết tương người < 0,046 ng/mL.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3.1. Thời gian

Từ tháng 7/2015 đến tháng 01/2018

2.3.2. Địa điểm

- Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Quân y 103. - Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Quân y 103.

- Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y.

- Bộ môn - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 103. - Bộ môn - Trung tâm Ngoại dã chiến, Bệnh viện Quân y 103.

2.4. Xử lý số liệu

- Số liệu được lưu giữ và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. - Phân tích đặc điểm dịch tễ bằng tỷ lệ phần trăm và giá trị trung bình. So sánh tỷ lệ phần trăm giữa các nhóm sử dụng test X² và so sánh giá trị trung bình giữa các nhóm bằng student test.

- Phân tích cơ cấu tổn thương, đặc điểm tổn thương và liên quan của tổn thương tới tỷ lệ tử vong bằng tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình và tỷ số chênh (Odds Ratio - OR).

- Phân tích mức độ tổn thương bằng giá trị trung bình của điểm RTS, ISS ở các nhóm bệnh nhân và tỷ lệ bệnh nhân theo các mức điểm, sử dụng student test và test X².

- Sử dụng đường cong nhận dạng (đường cong hiệu lực tiên lượng) ROC để đánh giá hiệu lực tiên lượng, theo đó hiệu lực tiên lượng được đo bằng diện tích dưới đường cong ROC (Area Under Curve - AUC).

 Khi ROC < 0,6: Khơng có giá trị tiên lượng.  Khi ROC ≥ 0,6: Có giá trị tiên lượng.

 Khi ROC = 1: Giá trị tiên lượng chính xác tuyệt đối.

- Xác định mối liên quan giữa điểm RTS, ISS và thời điểm xét nghiệm IL-6, Il-10 bằng cách xác định hệ số tương quan r (Pearson Correlation) giữa điểm RTS, ISS và nồng độ Il-6, IL-10, tỷ lệ IL-6/Il-10.

 Khi r ≥ 0,7: Liên quan rất chặt chẽ, có giá trị tiên lượng cao.  Khi r = 0,3 - 0,7: Liên quan khá chặt, có giá trị tiên lượng.

 Khi r ≤ 0,3: Khơng có liên quan, khơng có giá trị tiên lượng. - Chọn kiểm định Spearman để tính hệ số tương quan giữa các biến danh mục và biến số không phân phối chuẩn:

2.5. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện theo quy trình chẩn đốn và điều trị của Bệnh viện Quân y 103, không làm ảnh hưởng quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Số liệu chỉ thực hiện cho nghiên cứu khơng vì mục đích khác. Danh sách tên bệnh nhân được mã hóa theo quy định.

SƠ ĐƠ NGHIÊN CỨU Thời điểm XN IL6, Il10 6h sau CT 12h sau CT 24h sau CT 48 sau CT 72h sau CT T0 T1 T2 T3 T4

Biến chứng Không biến chứng

Tử vong Khỏi, ra

viện

Ngày thứ 2 - 4 ≥ 5 ngày

Kết luận

IL6, IL10 sau PT (T6) IL6, IL10 sau PT (T6)

Thời điểm PT

Phẫu thuật KHX

Thời điểm PT

IL6, IL10 trước PT (T5) IL6, IL10 trước PT (T5)

Bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn

(ISS, RTS)

Hồi sức, PT kiểm soát tổn thương (cứu sống tính mạng BN), cố định tạm

thời xương gãy

Điều trị theo quy trình

Loại khỏi NC Tử

vong

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 59 bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn được điều trị phẫu thuật kết hợp xương tại Bệnh viên Quân y 103, qua nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

1.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 1.1.1. T̉i, giới tính

- T̉i:

Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi trong nghiên cứu Bệnh nhân Đặc điểm n = 59 Sớ BN Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi < 20 5 8,5 20 - 39 29 49,1 40 - 59 20 33,9 ≥ 60 5 8,5 Tuổi (± SD) (Tuổi) [Min- Max] 37,39 ± 15,82 [13-78]

Nhận xét: Trong nghiên cứu, các bệnh nhân đa chấn thương có độ tuổi trung bình là 33,79 tuổi, trong đó thấp nhất là 13 tuổi, cao nhất là 78 tuổi. Nhóm tuổi từ 20 - 39 chiếm tỷ lệ cao nhất 49,1%.

76.3 23.7 Tỷ lệ giới tính Nam giới Nữ giới - Giới: Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ giới tính của nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Trong nghiên cứu có sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ giới tính, số bệnh nhân nam chiếm 76,3%, nữ chỉ chiếm 23,7%.

1.1.2. Nguyên nhân chấn thương

74.6 22

3.4

Nguyên nhân đa chấn thương

Tai nạn giao thông Ngã cao

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các nguyên nhân gây đa chấn thương

Nhận xét: Tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất (74,6%) trong các nguyên nhân gây ra đa chấn thương, tiếp đến là do ngã cao (22,0%); các nguyên nhân khác có 2 bệnh nhân (3,4%).

1.1.3. Đặc điểm tổn thương - Số vùng tổn thương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ IL 6, IL 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w