CHƯƠNG 3 : LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG PHÂN ĐOẠN 238
3.2. Quy trình gia cơng các chi tiết và cụm chi tiết
3.2.1. Các thiết bị sử dụng trong q trình gia cơng chi tiết
- Dụng cụ đo lường: gồm các loại thước thẳng, thước gấp, thước cuộn eke…để đo chiều dài, đo góc vng.
- Dụng cụ xác định dấu: compa, mũi vạch, quả dọi, dây bật đường thẳng, phấn, sơn… để lấy dấu.
- Các thiết bị cắt tơn: máy cắt tơn cơ khí, máy cắt tự động CNC.
- Thiết bị dụng cụ để uốn nắn: Máy lốc tôn, máy thụi, máy uốn cơ khí thép hình, máy uốn tự động thép hình, búa gỗ, địn bẫy, kích kéo, cột chống, kích thủy lực,
- Đối với thép tấm cần chuẩn bị các loại thép tấm có độ dày là 8mm, 10mm, 12mm.
- Đối với thép hình cần chuẩn bị thép có quy cách L120x120x10 - Máy khoan, khoét.
- Máy hàn tự động, bán tự động.
3.2.2. Xử lý vật liệu
- Làm sạch theo yêu cầu, sơn chống gỉ, lấy dấu lắp ráp.
- Quá trình xử lý vật liệu có thể chia làm ba bước: nắn thẳng, làm sạch bề mặt vật liệu và sơn chống gỉ.
- Nắn thẳng nhằm mục đích loại trừ những chỗ lồi lõm trên bề mặt tấm do việc nguội khơng đồng đều trong q trình nhiệt luyện, cán thép hoặc do việc vận chuyển bốc xếp, loại trừ ứng suất dư còn lại trong vật liệu, loại trừ một phần các oxit sắt bám trên bề mặt tấm đã bong khỏi tấm sau một thời gian nằm ngoài trời.
- Làm sạch bề mặt vật liệu nhằm loại trừ lớp oxit sắt, dầu mỡ và các tạp chất khác bám trên bề mặt vật liệu. Nếu khơng được làm sạch thì dù lớp sơn có chắc chắn đến đâu cũng bị boong ra khỏi bề mặt kim loại cùng với các lớp oxit, khiến vật liệu bị ăn mòn mãnh liệt hơn, làm giảm đi độ bền, tuổi thọ của các kết cấu, chi tiết.
3.2.3. Các bước chuẩn bị trước khi hàn Bước 1: Kiểm tra vật liệu Bước 1: Kiểm tra vật liệu
- Loại bỏ các khuyết tật có hại trên bề mặt thép, trên các bề mặt đã qua quá trình cắt.
- Vật liệu hàn phải được bảo quản và kiểm soát một cách phù hợp, và có thể sấy nếu cần thiết.
Bước 2: Chuẩn bị mép hàn
- Rãnh hàn phải được gia công đúng cách thức và đồng dạng. Loại bỏ các khuyết tật trên rãnh hàn. Lau chùi dầu mỡ, bụi, gỉ…trên rãnh hàn và vùng cạnh rãnh hàn. Việc sơn lên trên phần hàn không gây tác hại tới chất lượng mối hàn.
- Hình dạng, quy cách và khe hở hàn phải phù hợp với quy định trong quy trình hàn.
- Các khuyết tật trên bề mặt cơ cấu chính phải được loại bỏ bằng phương pháp hàn, mài,…
- Mối ghép phải khơng có khe hở, lệch mép và biến dạng quá lớn.
- Không được dùng lực quá mạnh để chỉnh lại các mã gá không đặt, sẽ tạo sự biến dạng lớn.
3.2.4. Lấy dấu
Yêu cầu:
- Chiều sâu mũi đột không vượt quá 1 mm.
- Sai lệch đường lấy dấu vị trí cơ cấu so với lí thuyết là 1 mm.
- Tất cả các nguyên vật liệu đưa ra vạch dấu đều phải được nắn phẳng, đánh sạch và sơn lót chống gỉ.
- Kích thước các chi tiết hoặc kết cấu được vạch dấu theo số liệu lấy từ nhà phóng dạng.
- Cần phải vạch dấu các đường sau: Đường lý thuyết, đường kiểm tra, đường bao chi tiết, đường bao lỗ khoét, tâm cung tròn, đường cơ cấu …
Phương pháp lấy dấu: Căng dây, bật phấn.
Dụng cụ lấy dấu: mũi đột thường, mũi đột định tấm, mũi đột kiểm tra, càng vạch, đường vạch đường kiểm tra, miếng kẹp, móc kẹp vận chuyển, móc kẹp, con vạch đường song song có thể điều chỉnh được, con vạch đường song song có các điểm cố định.