Tỷ lệ đơ thị hóa (%) Nước 2000 2030 Việt Nam 24,3 43,2 Trung Quốc 35,8 60,5 Indonesia 42,0 67,7 Philippine 58,5 76,1 Thái Lan 31,1 47,0 Cam-pu-chia 16,9 36,9 Malaysia 61,8 77,6 Hàn Quốc 79,6 86,2 Nhật Bản 65,2 73,1
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu tổng hợp.
GDP/người 0 20 40 60 80 10 100 1000 10.000 100.000 T ỷ l ệ dân s ố đ ô th ị (%) Nhật Bản Hàn Quốc Philippine Thái Lan Trung Quốc Indonesia Malaysia Cam-pu-chia Việt Nam Việt Nam, 2020
Sự cần thiết phải có hướng tiếp cận mới về quy hoạch và phát triển đô thị
3.3 Những thay đổi về môi trường đô thị ở Hà Nội đã và đang diễn ra nhanh chóng và
mạnh mẽ. Tăng dân số cơ học do người dân nông thôn và các địa phương khác ra Hà Nội sinh sống cao hơn dự kiến vì ở đây có nhiều cơ hội việc làm hơn, chất lượng giáo dục tốt hơn v.v. Nhu cầu xã hội về dịch vụ và hàng hóa cũng đã tăng đáng kể, khơng chỉ về số lượng và chất lượng mà còn về năng lực cung cấp. Thông thường, cung không đáp ứng đủ cầu. Sự
chênh lệch này có thể thấy trên nhiều phương diện của cuộc sống đô thị như phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, giao thông vận tải, nước và vệ sinh đô thị, nhà ở và điều kiện sống, môi trường, cảnh quan đô thị, v.v.
3.4 Do các đô thị luôn hoạt động theo một hệ thống phức tạp, trong đó các nội dung về kinh tế - xã hội và xây dựng - phát triển luôn đan xen, gắn kết nên vấn đề trong một ngành cũng liên quan tới ngành khác, khiến việc tách riêng những khó khăn của từng ngành là việc làm hầu như khơng thể thực hiện được. Ví dụ, không thể giảm ùn tắc giao thông nếu chỉ dựa vào việc xây dựng thêm đường và hệ thống vận tải đô thị khối lượng lớn (UMRT), hoặc chỉ dựa vào việc hạn chế xe ô tô và xe máy, hoặc chỉ tăng cường thực hiện luật lệ giao thơng. Từng giải pháp riêng lẻ chỉ có thể phát huy khi được thực hiện đồng bộ với các giải pháp khác. Có thể lấy một ví dụ khác, xây dựng đường bộ không chỉ để thỏa mãn nhu cầu giao thơng mà
đó cịn là một định hướng hiệu quả cho công tác phát triển đô thị, xây dựng nhà ở và thu hồi đất. Nếu khơng có hệ thống giao thông tốt, các dự án phát triển nhà ở và đô thị mới sẽ phần
nào mất đi giá trị trên thị trường. Điều quan trọng ở đây là hệ thống sử dụng đất và phát triển
đô thị dựa trên cơ sở hệ thống đường bộ không lý tưởng bằng dựa vào hệ thống UMRT hoặc
giao thông công cộng. Lý do là nếu dựa vào đường bộ, các dự án phát triển sẽ theo mơ hình tuyến tính tức là chỉ phát triển dọc theo tuyến đường cịn nếu dựa vào UMRT hoặc giao thơng cơng cộng, sẽ tạo ra các khu đô thị nhỏ, tập trung - nơi dịch vụ sẽ được cung cấp tốt hơn.
Hướng tiếp cận của HAIDEP
3.5 Những thành phố tăng trưởng nhanh như Hà Nội thường phải đối mặt với nhiều vấn
đề bức xúc như ùn tắc và tai nạn giao thông, ngập lụt, thiếu đất và nhà ở, ơ nhiễm khơng khí
và nguồn nước, không đủ địa điểm vui chơi giải trí, sự mai một các giá trị văn hóa truyền
thống, v.v. Do những vấn đề này liên quan mật thiết với nhau nên khó có thể xác định cụ thể
đâu là căn nguyên của sự việc. Do đó, để phân tích hiện trạng, dự đốn tương lai một cách
chính xác, từ đó đề ra các biện pháp hiệu quả nhất, HAIDEP áp dụng hướng tiếp cận sau:
(1) Thực tế: Thông tin về hiện trạng được thu thập thông qua các cuộc điều tra kinh tế – xã
hội toàn diện, lập bản đồ GIS bằng hình ảnh vệ tinh mới nhất, các tài liệu hiện có, kết quả thảo luận, làm việc với nhiều tổ chức và cá nhân.
(2) Sự tham gia của người dân: HAIDEP tiếp thu ý kiến của người dân thông qua điều tra
phỏng vấn người dân và tổ chức Triển lãm thu thập ý kiến của người dân về QHTT.
(3) Phân tích khoa học: Những thơng tin trên được phân tích trên các mơ hình máy tính,
phần mềm và cơng cụ quy hoạch.
(4) Tồn diện: Do các vấn đề đơ thị ln có mối quan hệ qua lại với nhau nên các quy hoạch
và chiến lược được xây dựng bằng cách xem xét tất cả bốn chuyên ngành phát triển đô thị, GTVT, nước và vệ sinh đô thị, điều kiện sống.
3.6 Sau đây là phương pháp thu thập số liệu và đảm bảo cho các bên liên quan được
tham gia vào công tác quy hoạch:
(1) Điều tra phỏng vấn hộ gia đình (HIS): Vào giai đoạn khởi đầu Nghiên cứu, HAIDEP đã
phỏng vấn 20.000 hộ gia đình từ tháng 1 tới tháng 3 năm 2005, sử dụng một mẫu điều tra toàn diện về các đặc điểm kinh tế-xã hội và quan điểm của người dân về các dịch vụ đơ thị hiện có cũng như định hướng phát triển tương lai
◄ Gắn kết/Đồng bộ ► ◄ Các hợp phần chính của QHTT ►
• Kinh tế – xã hội
• Sử dụng đất/Mơi trường • Khơng gian/Hạ tầng • Phát triển đơ thị • Giao thơng vận tải • Hạ tầng (nước, vệ sinh, v.v.) • Nhà ở, khác • Quốc tế/Vùng • Tỉnh • Thành phố • Quận/huyện) • Đơ thị-Nơng thơn
• Tầm nhìn & Mục tiêu • Quy hoạch chung
• Chính sách & Chiến lược • Các chỉ số
• Các bên thamgia • Cơ sở dữ liệu • Cơng cụ quy hoạch
◄ Đầu vào ►
• Hệ thống đánh giá số
liệu địa lý của HAIDEP • Hồ sơ đơ thị
• JICA Strada (Hệ thống phân tích nhu cầu giao thông vận tải)
(2) Các điều tra khác: Đã tổ chức trên 20 cuộc điều tra khác để thu thập thơng tin về tình
hình giao thơng, dịch vụ giao thông công cộng, điều kiện nhà ở, vấn đề môi trường, chất lượng nước hồ, tái định cư và các vấn đề khác.
(3) Hội thảo/Họp/Phỏng vấn: Thông qua các cuộc hội thảo, các cuộc họp và phỏng vấn,
Nghiên cứu cũng đã thu được nhiều thông tin về các vấn đề đô thị bức xúc cũng như các giải pháp có thể triển khai.