.2 Tăng trưởng dân số ở Hà Nội

Một phần của tài liệu 11856135_01 (Trang 47 - 49)

Khu vực đã phát triển (km2) 1983 1996 2003 57 78 102 - 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 1976 1980 1984 1988 1992 1996 2000 2004 Đô thị Nông thôn Tổng Nông thôn (trước khi tách) Tổng (trước khi tách) D ân s ố (0 0 0)

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu HAIDEP

1) Năm 1990, một phần khu vực nông thôn của Hà Nội được tách ra, sát nhập vào Hà Tây và Vĩnh Phúc, khiến tổng diện tích thành phố giảm từ 2.141 km² xuống còn 921 km²

2.2 Hiện trạng điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, địa chất và thủy văn

2.7 Sông Hồng chảy qua Việt Nam, Trung Quốc và Lào với diện tích lưu vực sơng ở Việt Nam là 310.500 km2. Sơng Hồng có 3 chi lưu chính là sơng Đà, sơng Thao và sơng Lơ. Hệ thống sơng này có ảnh hưởng đến sự phát triển của Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử mà bằng chứng chính là cái tên Hà Nội – Hà có nghĩa là sơng và Nội có nghĩa là phía trong. Do tầm quan trọng của sông Hồng, sự phát triển của Hà Nội cần phải xét đến những thuận lợi và khó khăn do hệ thống sơng Hồng tạo ra. Tình trạng ngập lụt thường xảy ra dọc các con sông trong thành phố, đặc biệt là trong mùa lũ khi mực nước sơng Hồng có thể dâng cao từ 4 đến 6 m hơn cao độ mặt đất, đặt thành phố trước hiểm họa lũ lụt. Mực nước sông Hồng dao động hàng năm là từ 2 đến 12 m (cao nhất là 14,13 m năm 1971).

2.8 Hà Nội, với diện tích khoảng 920km2, nằm ở khu vực trung tâm của Đồng bằng sông Hồng trên vùng đất thấp với cao độ từ 5 m đến 10 m trên mực nước biển. Hà Nội có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc 1 – 2%, ngoại trừ khu vực miền núi phía Bắc thuộc huyện Sóc Sơn với độ cao 500 m trên mực nước biển trung bình.

2.9 Địa chất của khu vực Hà Nội có đặc điểm điển hình của khu vực đồng bằng cổ. Lớp

trên cùng là sét, sét bùn hoặc bùn với độ dày từ 5 đến hàng chục mét. Tầng ngậm nước với cuội – đá – sỏi nằm ngay dưới lớp đất trên cùng.

2.10 Hà Nội có rất nhiều ao và hồ. Hồ lớn nhất là Hồ Tây với diện tích 446 ha. Hầu hết ao hồ

đều nông với độ sâu từ 2 đến 4 m. Ao hồ của Hà Nội là một phần của hệ thống thoát nước phục

vụ xử lý nước thải và duy trì dịng chảy. Các hồ ao này cũng được sử dụng phục vụ mục đích vui chơi giải trí và ni trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong q trình đơ thị hóa, khoảng 50% diện tích ao hồ đã bị san lấp phục vụ công tác phát triển đô thị.

Sử dụng đất

2.11 Tình hình sử dụng đất chung: Trong tổng diện tích 921 km2 có 626,2 km2 là đất

nông nghiệp (68%). Ở khu vực đô thị hóa, Hà Nội có 62,5 km2 (6,8%) đất dân cư; 3,6 km2

(0,4%) đất thương mại; 23,9 km2

(2,6%) đất cơ quan; 2,6 km2 (0,3%) đất công viên và 34,9 km2 (3,8%) đất cơng trình đơ thị. Các khu vực khác chiếm 16,3% tổng diện tích đất của Hà Nội. Các mơ hình sử dụng đất cho thấy các hoạt động kinh tế – xã hội tập trung chủ yếu ở các

quận nội thành cũ mặc dù diện tích đất tự nhiên của khu vực này rất nhỏ. Hiện Hà Nội khơng có đủ đất cần thiết cho phát triển đơ thị do phần lớn đất hiện có là đất nông nghiệp.

2.12 Đất giao thông: Hà Nội có tổng chiều dài các tuyến đường chính là 624km, đường sắt

và đường thủy qua Hà Nội có chiều dài lần lượt là 123,2km và 80,7 km. Mật độ đường của Hà Nội hiện nay là 1,9%, thấp hơn rất nhiều so với các thành phố chính ở các nước khác. Đất

GTVT chính gồm đất sân bay, bến cảng và ga đường sắt chiếm 20 km2, trong đó, diện tích sân bay Nội Bài là 10 km2.

2.13 Cơng viên và khơng gian xanh: Hà Nội có tổng diện tích khơng gian xanh là 622 km2, hầu hết là đồng lúa và đất nông nghiệp khác (501km2), tiếp đến là diện tích mặt nước

(81km2), rừng (37km2

) và công viên (3km2). Trong khi 90% đất nông nghiệp tập trung ở các

quận ngoại thành và nơng thơn thì 84% cơng viên lại tập trung ở các quận nội thành cũ và nội thành mới. Chín quận nội thành có 175 ha cơng viên, gồm cả diện tích mặt nước. Ở các khu vực đã phát triển như quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, tỷ lệ diện tích cây xanh bình qn trên đầu người tương đối cao nhưng ở các quận mới đơ thị hóa nhanh như các quận Đống Đa và Gia Lâm, tỷ lệ diện tích cây xanh bình qn đầu người cịn thấp, chỉ đạt 0,05 m2. Diện tích cơng viên bình qn đầu người cũng cịn thấp so với các nước khác.

Một phần của tài liệu 11856135_01 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)