1.4. Quản trị rủi ro và vai trò của hệ thống KSNB trong quản trị rủi ro doanh
1.4.1.3 Quy trình quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro doanh nghiệp ngày nay đóng vai trị hết sức quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, được xem như là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược kinh doanh của đơn vị. Do đó, việc thiết kế quy trình quản trị rủi ro phải đồng bộ và gắn kết chặt chẽ với việc thiết lập và thực hiện mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình quản trị rủi ro bao gồm những bước cơ bản như sau :
- Nhận dạng rủi ro : Xác định những rủi ro gì có thể xảy ra ảnh hưởng đến
hoạt động, mục tiêu của doanh nghiệp. Việc nhận dạng rủi ro thông thường căn cứ vào kinh nghiệm quản lý, tính chất cơng việc của từng hoạt động , môi trường xung quanh hoạt động, và các yếu tố có liên quan đến hoạt động. Qua đó, các phương pháp nhận dạng rủi ro có thể sử dụng như xây dựng danh mục các rủi ro từ cơ sở dữ liệu của đơn vi, từ những tài liệu sách báo, từ các cơng trình nghiên cứu khoa học đã được cơng bố, từ những ý kiến của các chuyên gia; Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn để xác định những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra; hoặc sử dụng ma trận SWOT( điểm mạnh/điểm yếu, và cơ hội/thách thức) của doanh nghiệp để nhận dạng rủi ro.
- Phân tích rủi ro : Đánh giá sự tác động của từng rủi ro đối với từng hoạt
phương pháp định tính rủi ro và định lượng rủi ro. Định tính rủi ro thơng thường dựa vào cảm tính, kinh nghiệm của nhà quản lý phân tích, phân tích dữ liệu báo cáo, thơng kê...đánh giá khả năng xuất hiện của rủi ro ( chia làm 3 mức : thấp, trung bình và cao) và tác động của rủi ro ( chia làm 4 mức : có thể bỏ qua, thấp, trung bình và nghiêm trọng). Định lượng rủi ro có thể sử dụng các phương pháp định lượng đo lường rủi ro như : Sử dụng công cụ tốn xác suất thống kê, Phân tích dịng tiền, phân tích độ nhạy, Sử dụng thang điểm để đánh giá xếp hạng rủi ro.
- Đối phó rủi ro : Xác định các bước hay những hành động đế đối phó khi
rủi ro xảy ra. Có thể bỏ qua hoặc chú ý vào những rủi ro hiếm khi xảy ra, ít xuất hiện và tác động rủi ro ở mức có thể bỏ qua hoặc thấp; Tập trung quản lý những rủi ro có điểm xếp hạng cao, khả năng xuất hiện cao, gây tác động nghiêm trọng và đưa ra các giải pháp phù hợp để đối phó chúng.