CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG
2.4. Hạn chế mô h ình qu ản lý vốn tập trung FTP
2.4.1.2. Mức độ quan tâm đến cơ chế quản lý vốn mới của nhân viên ở ch
chi nhánh chưa cao
Mặc dù trước khi tiến hành áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, ngân hàng đã triển khai những lớp tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên toàn hệ thống bao gồm nhân viên tại Hội sở và nhân viên nghiệp vụ tại chi nhánh liên quan đến công tác điều chuyển vốn mới. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết và quan tâm về cơ chế quản lý vốn mới của nhân viên chưa cao. Thực tế tại chi nhánh các nghiệp vụ liên quan đến cơ chế điều chuyển vốn tập trung khá đơn giản và đã được sự hỗ trợ của phần mềm Korebank. Và đa số nhân viên chỉ thực hiện theo hướng dẫn và cách xử lý tình huống mẫu đã có chứ khơng hiểu rõ bản chất của cơ chế quản lý vốn mới nên chỉ cần có một sự khác biệt hoặc thay đổi nhỏ là có thể làm tăng thời gian xử lý công việc một cách không cần thiết. Với cách xử lý nghiệp vụ trên phần mềm chưa vững
như chọn Code lãi suất cho từng chương trình và chu kỳ thay đổi lãi suất cũng kéo dài thời gian xử lý cơng việc thay vì tập trung cho những công việc khác quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho chi nhánh.
Việc hạch toán mỗi nghiệp vụ huy động và cho vay của chi nhánh đối với khách hàng đồng thời với những bút toán đối ứng với Hội sở. Tuy nhiên, do nhiều nhân viên chưa nắm vững cách thực hiện nên trong quá trình xử lý trên phần mềm cũng có nhiều sai sót ví như liên quan đến chọn mã Code lãi suất của sản phẩm và nếu những sai sót đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Hội sở thì Hội sở sẽ chỉnh sửa lại cho phù hợp. Còn nếu sai sót đó chỉ ảnh hưởng đến chi nhánh thì Hội sở sẽ khơng chỉnh sửa lại gây ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh.
2.4.2. Hạn chế của toàn hệ thống
2.4.2.1. Áp dụng cùng một mức giá chuyển vốn cho tất cả các chi nhánh
Hiện nay Eximbank có 43 chi nhánh trên khắp cả nước với lợi thế của từng chi nhánh khác nhau về đặc trưng vùng miền và khách hàng. Tuy nhiên những chương trình sản phẩm Hội sở đưa ra thì một chương trình chỉ có một mức giá chuyển vốn cho tất cả khách hàng. Với mức giá chuyển vốn giống nhau cho tất cả khách hàng và chỉ có những trường hợp đặc biệt thì chi nhánh mới được thương lượng lãi suất vượt mức quy định của Hội sở, và chính điều này chưa kích thích được chi nhánh thương lượng mức lãi suất hấp dẫn với khách hàng để tăng doanh số huy động và cho vay. Có những chi nhánh ở địa bàn mà mức độ cạnh tranh của các NHTM cao, nếu mức Margin Hội sở phân bổ cho chương trình không đủ để chi nhánh thương lượng với khách hàng thì chi nhánh rất khó để duy trì hay gia tăng khách hàng, cũng như doanh số huy động cho vay. Có những chi nhánh ở địa bàn mà thị phần của ngân hàng thấp thì mức lãi suất có tính cạnh tranh chính là yếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần và tăng doanh số ngân hàng. Với mức lãi suất “một giá” áp dụng chung tồn hệ thống như hiện nay thì thuận lợi cho Hội sở trong việc quản lý và tính tốn lãi suất điều chuyển vốn, nhưng đối với các
- 60 -
chi nhánh thì khơng linh động trong việc thực hiện mục tiêu của Hội sở đề ra và tận dụng được lợi thế của vùng miền từng chi nhánh.
2.4.2.2. Phần mềm Korebank chưa hoàn chỉnh các phân hệ
Để thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung thì phải có sự hỗ trợ của phần mềm Korebank. Ngân hàng đã thiết kế các phân hệ liên quan đến công tác điều chuyển vốn nội bộ để thuận tiện cho nhân viên chi nhánh trong q trình hạch tốn nghiệp vụ. Nhân viên chỉ cần hạch toán đúng tài khoản và chọn đúng Code lãi suất rồi chuyển màn hình phê duyệt sang cấp kiểm sốt là hồn thành được bút toán và thực hiện điều chuyển vốn với Hội sở. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn sau khi triển khai có những phân hệ chưa hoàn chỉnh và chưa truy cập được để phục vụ cho nhu cầu theo dõi của chi nhánh như phân hệ so sánh lợi nhuận chi nhánh khi áp dụng cơ chế Netting và FTP, hay phân hệ xem thu nhập và chi phí hàng ngày của từng món huy động và cho vay. Ngoài ra, từng chương trình khơng có mã sản phẩm riêng nên chưa xem được lợi nhuận của chi nhánh từ điều chuyển vốn nội bộ cho từng sản phẩm, từng khách hàng để chi nhánh biết được sản phẩm nào, đối tượng khách hàng nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chi nhánh mình để có những biện pháp kịp thời hướng đến đối tượng khách hàng đó và đối với nhóm sản phẩm có lợi nhuận cao thì mở rộng tiếp thị thêm sản phẩm đó cho khách hàng. Hội sở cũng cần căn cứ vào thống kê lợi nhuận của từng sản phẩm và khách hàng để quyết định có duy trì một chương trình sản phẩm hay khơng.
Có những chương trình Hội sở đã ban hành, tuy nhiên vẫn chưa cập nhật thơng tin về chương trình trên phần mềm hệ thống dẫn đến khi chi nhánh áp dụng chương trình thì khơng chọn được Code lãi suất trên Korebank để có thể giải ngân hoặc huy động vốn phục vụ nhu cầu của khách hàng.
2.4.2.3. Điều chỉnh giá chuyển vốn chưa kịp thời
Tính giá chuyển vốn FTP cũng phụ thuộc vào lãi suất huy động vốn của ngân hàng. Lãi suất huy động thì theo cơng bố của NHNN từng thời kỳ. Như vậy mức Margin tức là chênh lệch giữa lãi suất thương lượng với khách hàng và lãi suất chuyển vốn
với Hội sở cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến thương lượng lãi suất của ngân hàng và khách hàng. Hiện tại thì phịng Nguồn vốn tại Hội sở sẽ tính tốn và ban hành giá mua bán vốn cho các sản phẩm huy động và cho vay thuần túy. Tuy nhiên, việc ban hành giá mua bán vốn với chi nhánh chưa được cập nhật kịp thời dẫn đến chênh lệch Margin chưa phù hợp để chi nhánh có thể thương lượng lãi suất đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận cho chi nhánh. Trong khi đó thị trường ngân hàng mang tính cạnh tranh cao nên chỉ cần việc một ngân hàng khác nhanh chóng chào mức lãi suất hấp dẫn hơn là khách hàng sẽ sử dụng chương trình đó. Bởi vậy, mức giá chuyển vốn và phân bổ Margin phù hợp mang tính quyết định trong việc giữ khách hàng và tăng được doanh số cho ngân hàng.
2.4.2.4. Chương trình sản phẩm chưa phong phú đa dạng
Với việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung thì chi nhánh khơng cịn tự quyết định mức lãi suất với khách hàng và phải tính tốn huy động và cho vay bao nhiêu thì sẽ cân đối được nguồn vốn tại chi nhánh. Chi nhánh bây giờ như đại lý của ngân hàng, huy động và cho vay càng nhiều thì càng mang lại nhiều lợi nhuận. Nhưng nhìn chung các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay chưa phong phú về mức lãi suất và đối tượng khách hàng để chi nhánh có thể tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng và mở rộng thị phần. Có những đối tượng khách hàng tiềm năng như cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, quân đội, giáo viên, bác sĩ…có nguồn thu nhập ổn định nhưng khơng có những chương trình riêng cho đối tượng này. Và ở những vùng miền có những đặc trưng riêng như có nhiều doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc hay trồng cà phê, hạt điều cũng khơng có những chương trình ưu đãi dành cho các đối tượng này. Những chương trình của ngân hàng đa số chung cho nhiều đối tượng khách hàng như các chương trình dành cho cán bộ nhân viên tổ chức khác hay chương trình chung cho các đối tượng liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Khi có những chương trình mới với ưu đãi về lãi suất và các điều kiện khác cũng đều kích thích được chi nhánh tăng cường tiếp thị và tư vấn cho khách hàng sản phẩm mới và họ cũng hứng thú hơn khi sử dụng chương trình đó. Những chương trình, sản phẩm và đối tượng khách hàng càng đa
dạng và chi tiết thì càng mở rộng được danh sách khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chi nhánh trong việc tiếp thị chương trình đến khách hàng.
2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế của cơ chế FTP
Những hạn chế chủ yếu trên đây là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả những nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Đó là:
- Bản thân cơ chế FTP khá phức tạp và mới mẻ. Khi ngân hàng là người tiên phong trong việc áp dụng thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ từ trước đến nay, các ngân hàng trong nước đã quá quen thuộc trong việc áp dụng cơ chế quản lý vốn phân tán. Còn cơ chế FTP được nghiên cứu trên cơ sở lý luận hoàn toàn khác với cơ chế quản lý vốn cũ đó là nguồn vốn huy động được tập trung về Hội sở. Các chi nhánh chỉ là đại lý kinh doanh cho Hội sở, còn việc quản lý vi mô và vĩ mô trong ngân hàng sẽ thực hiện tại Hội sở chính. Và việc định giá cho các giao dịch giữa Hội sở và chi nhánh cũng phức tạp, nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các chi nhánh cũng như lợi nhuận gia tăng cho toàn hệ thống. Các ngân hàng nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã áp dụng cơ chế này, tuy nhiên tại Việt Nam thì cơ chế FTP vẫn rất mới mẻ, chưa được phổ biến nhiều cả trên cơ sở lý thuyết lẫn thực tế áp dụng. Do đó, q trình áp dụng vào Eximbank vẫn cịn nhiều hạn chế như đã nêu trên.
- Công tác triển khai, ứng dụng vẫn còn nhiều bất cập. Hiện một vài ngân hàng trong nước đã tiên phong trong việc triển khai cơ chế quản lý vốn mới tuy nhiên mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng về cơ cấu quản lý và phân cấp trách nhiệm từ Hội sở đến chi nhánh. Do đó trước khi áp dụng phải có những nghiên cứu riêng và cụ thể cho đặc trưng của ngân hàng mình để khi áp dụng mới có tính khả thi. Trước khi Eximbank chuyển đổi từ cơ chế phân tán sang cơ chế quản lý vốn tập trung thì cũng đã có những đề án nghiên cứu để áp dụng mơ hình mới. Tuy nhiên, chưa có những đánh giá nhận xét sự khác biệt giữa Eximbank và các ngân hàng khác đã áp dụng đặc biệt là các ngân hàng nước ngồi để từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp với thực tế Eximbank so với mơ hình gốc nên việc áp dụng vẫn cịn
mang tính đại trà chứ khơng có áp dụng tùy theo đặc trưng của Eximbank. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc định giá chuyển vốn và thiết kế phần mềm quản lý.
- Sau khi áp dụng cơ chế quản lý vốn mới thì chưa có báo cáo phân tích đánh giá định kỳ để có những điều chỉnh phù hợp. Việc áp dụng cơ chế mới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các chi nhánh, cũng như các chi nhánh là đơn vị sẽ hiểu rõ nhất những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng. Bởi vậy, việc thu thập ý kiến đóng góp từ chi nhánh sẽ giúp Hội sở sâu sát với tình hình thực tế với chi nhánh. Mặc dù Eximbank đã áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung được hơn 2 năm tuy nhiên hiện tại định kỳ ngân hàng chưa có những đánh giá những mặt thành công hay hạn chế sau khi áp dụng mơ hình mới.
- Việc triển khai, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên trong toàn hệ thống vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù khi áp dụng cơ chế quản lý vốn mới thì giảm khối lượng cơng việc cho nhân viên chi nhánh liên quan đến nguồn vốn tuy nhiên để vận hành trơn tru cơ chế này thì phải đào tạo nhân lực có hiểu biết và kiến thức phù hợp. Mặc dù định kỳ vẫn có những lớp tập huấn cho nhân viên tuy nhiên trong thời gian ngắn nên vẫn không thể truyền tải hết những kiến thức liên quan đến cơ chế quản lý vốn mới. Và số lượng nhân viên được cử đi để tiếp thu cũng không thể truyền đạt lại hết những kiến thức thu nhận được từ những đợt tập huấn đó cho nhân viên ở chi nhánh mình. Do việc tun truyền và cập nhật cịn hạn chế bởi vậy, mức độ quan tâm của nhân viên chi nhánh đối với cơ chế quản lý vốn mới chưa cao.
Kết luận chương 2
Từ ngày 01/01/2011, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam bắt đầu áp dụng cơ chế quản lý vốn mới – Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP. Ngân hàng không sử dụng chương trình FTP riêng biệt hỗ trợ để phục vụ cho công tác hạch toán, báo cáo thống kê kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh và Hội sở mà tích hợp những Module hỗ trợ màn hình nhập liệu, truy vấn báo cáo liên quan đến cơ chế FTP chung trên phần mềm Korebank.
FTP như là một cơng cụ phân tích có thể được sử dụng để giúp một ngân hàng đo lường lợi nhuận của nó trong nhiều cách khác nhau như bằng cách phân tích thu nhập của tồn ngân hàng hoặc thu nhập của các đơn vị kinh doanh khác nhau hoặc lợi nhuận theo phân khúc thị trường, sản phẩm và khách hàng.
Theo phương pháp truyền thống trước đây, kết quả phân tích lãi rịng cho thấy rằng tất cả các khoản cho vay và tài sản khác tạo ra thu nhập lãi, trong khi tiền gửi và các khoản nợ khác tạo ra chi phí lãi. Sử dụng cách này để đánh giá hiệu quả sản phẩm sẽ cho kết quả trong việc đánh giá các khoản cho vay như tạo ra lợi nhuận và tất cả các khoản tiền gửi như tạo ra chi phí. Tuy nhiên, một khoản cho vay cho khách hàng cần có tiền thì thơng thường là từ tiền gửi của một khách hàng khác. Mỗi khoản tiền gửi cho ngân hàng là một nguồn của hoạt động cho vay, và mỗi khoản cho vay lại tạo ra các chi phí sử dụng vốn từ nguồn tiền gửi. Và cơ chế FTP khơng chỉ tính tốn lợi nhuận của các khoản vay, tiền gửi và các sản phẩm khác. Nó cũng đo lường thu nhập lãi của các chi nhánh, dòng sản phẩm và khách hàng. Và cho phép đưa ra quyết định hợp lý về phân bổ nguồn lực, kiểm sốt chi phí và mức độ lợi nhuận. Thơng tin về sản phẩm và khách hàng tạo cơ sở cho các quyết định giá cả, và chỉ ra rằng những sản phẩm và khách hàng là sẽ mang lại hiệu quả nhất cho các ngân hàng để tránh việc phân bổ các nguồn lực cho các ngành mạo hiểm tuy bề ngồi có vẻ mang lại nhiều nguồn lợi hấp dẫn.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Cùng với sự phát triển của toàn ngành ngân hàng, Eximbank đang từng bước khẳng định là một trong số những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định qua từng năm. Năm 2012 với tổng tài sản đạt 170.156 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.851 tỷ đồng, số chi nhánh và phòng giao dịch đạt 207 điểm giao dịch (gồm 1 Sở giao dịch, 1 văn phòng đại diện, 41 chi nhánh, 160 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm và 3 điểm giao dịch), vốn tự có đạt 15.812 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 12.355 tỷ đồng.
Với mục tiêu đưa Eximbank trở thành tập đồn tài chính ngân hàng đa năng vươn ra tầm quốc tế. Trước mắt cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các nhóm sản phẩm dịch vụ, bán chéo sản phẩm và đa dạng hóa hệ thống