Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ)
Nội dung (1) Giá trị (đ) (2) Kỳ hạn FTP (3) Giá FTP (%) (4) FTPA (5=2x4) Tiền mặt 5 O/N 0.417 0.02 Cho vay: 300 1 tháng 0.5 0.25 1 tháng 50 6 tháng 80 6 tháng 0.725 0.58 12 tháng 100 6 tháng 0.8 0.80 24 tháng 70 6 tháng 0.808 0.57 Tài sản CĐ 20 12 tháng 0.8 0.16
Ghi chú: Chi nhánh thực hiện mua toàn bộ tài sản có từ Trung tâm vốn (TSCĐ). Khi phát sinh nhu cầu cho vay hoặc nhu cầu tiền mặt, chi nhánh thực hiện mua toàn bộ vốn từ Trung tâm. Vì vậy, trong ví dụ trên, FTPA là chi phí giao dịch vốn trong ngày của chi nhánh.
2.2. Khảo sát thực tế và phân tích thống kê mơ tả
2.2.1. Đối tượng và mục tiêu khảo sát
Để khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cơ chế quản lý vốn tập trung, tác giả tiến hành chọn mẫu khảo sát nhân viên các chi nhánh của Eximbank trên các địa bàn trong cả nước. Chủ yếu phân thành 2 khu vực chính là TP Hồ Chí Minh/TP Hà Nội và các khu vực cịn lại.
- Đám đông nghiên cứu bao gồm toàn bộ nhân viên làm việc trong hệ thống Eximbank có làm việc liên quan và hiểu biết về cơ chế quản lý vốn tập trung. Khơng bao gồm nhân viên hành chính, nhân viên bảo vệ, lái xe, tạp vụ.
- Khung mẫu: Tiến hành lập bảng danh sách nhân viên trong hệ thống bao gồm nhân viên tại Hội sở chính và 43 chi nhánh và sở giao dịch với các mục chính là tên chi nhánh, chức vụ, tên nhân viên.
- Kích thước mẫu chọn là n=186. Theo Hair và các cộng sự thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu là gấp 5 lần số biến quan sát. Mơ hình khảo sát trong luận văn bao gồm 6 nhân tố độc lập với 23 biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ 23x5=115 mẫu trở lên. Vậy số lượng mẫu dùng trong khảo sát là n=186 nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu xác suất phân tầng. Trong khung mẫu thống kê lại theo nhóm số lượng giám đốc chi nhánh, số trưởng/phó phịng nghiệp vụ, chuyên viên/kiểm soát viên/tổ trưởng, và nhân viên theo cách phân tầng cùng nhóm đồng nhất, khác nhóm dị biệt. Sau đó lấy số lượng 15% của mỗi nhóm để tiến hành khảo sát.