Khung mẫu Tổng khung 3198 Tổng khảo sát(15%)
Ban giám đốc 115 17
Trưởng/phó phịng 679 102
Tổ trưởng/KSV 758 114
Nhân viên 1646 247
2.2.2. Quy trình và phương pháp khảo sát
Khảo sát bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế làm 5 phần chính: Phần (I) khảo sát thơng tin chung về người được khảo sát
Phần (II) khảo sát về hiểu biết của CB NV về cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP – Fund Transfer Pricing)
Phần (III) khảo sát về sự cần thiết phải chuyển đổi cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ chế quản lý vốn tập trung
Phần (IV) đánh giá thành công cơ chế quản lý vốn tập trung Phần (V) các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung
Bảng câu hỏi cùng đường link và kết quả khảo sát chi tiết ở Phụ lục 2.2.
Sử dụng tiện ích Google Document để tiến hành lập bảng khảo sát, thực hiện gửi bảng khảo sát và tổng hợp dữ liệu. Tiện ích này giúp hỗ trợ tổng hợp dữ liệu, kết hợp Excel để xử lý và phân tích số liệu. Trên cơ sở số liệu thu thập và phân tích để đưa ra đánh giá về mức độ, tính chất và xu hướng của các yếu tố.
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi
Giai đoạn 1: Khảo sát ý kiến chuyên gia về một số nhân tố tương tác đến hiệu quả cơ chế điều chuyển vốn, qua đó loại bỏ một số biến được các chuyên gia cho rằng không quan trọng và thêm vào một số biến quan trọng.
Giai đoạn 2: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thơng tin thu thập được trong q trình nghiên cứu tài liệu.
Giai đoạn 3: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia.
Giai đoạn 4: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức.
Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát
Kích thước mẫu chọn là n=186, số lượng mẫu dùng trong khảo sát là n=186 > 115 mẫu nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát.
Một trong những hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert. Nó bao gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Vì vậy, bảng câu hỏi đã được thiết kế từ 1 là “rất không thành công” đến 5 là “rất thành công”.
Bước 3: Gửi bảng câu hỏi cho nhân viên ngân hàng EIB
Bảng câu hỏi được gửi cho 480 nhân viên EIB. Đối tượng được lựa chọn để gửi phiếu điều tra bao gồm giám đốc/phó giám đốc, trưởng/phó phịng nghiệp vụ, kiểm soát viên, nhân viên làm việc tại Hội sở và các chi nhánh của ngân hàng có hiểu biết về cơ chế quản lý vốn tập trung.
Bước 4: Thu nhận phản hồi từ phía nhân viên EIB
Đã có 186 phiếu trả lời được thu nhận với tỷ lệ phản hồi là 38,75%. Do đó, số lượng mẫu đưa vào phân tích là 186 phiếu.
Bước 5: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ Google Document và Microsoft Excel.
2.2.3. Kết quả khảo sát
2.2.3.1. Thông tin chung về người được khảo sát
Để thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung chủ yếu dựa vào phần mềm tích hợp sẵn trên hệ thống Korebank của ngân hàng. Tuy nhiên, để điều hành chính xác được hệ thống đó phải có sự hiểu biết về cơ chế đó của nhân viên Hội sở và chi nhánh để có thể phối hợp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công việc. Phiếu khảo sát đã đề cập đến thông tin của các nhân viên tham gia trả lời. Những thông tin chung này sẽ được sử dụng để bổ trợ cho những phân tích sau này. Chủ yếu phiếu khảo sát này được phát cho những người nắm giữ trách nhiệm và công việc liên quan đến việc điều chuyển vốn như ban giám đốc chi nhánh, trưởng – phó phịng nghiệp vụ, chuyên viên – kiểm soát viên – tổ trưởng, và nhân viên. Phiếu khảo sát chủ yếu tập trung tới đối tượng trên vì họ là người đã nắm bắt những kiến thức cơ bản về cơ chế FTP. Với lượng kiến thức thực tế cũng như trên lý thuyết, những đối tượng đó sẽ hồn thành phiếu khảo sát một cách chính xác hơn và đưa ra các thơng tin hữu ích phục vụ trong nghiên cứu khảo sát này.
Theo kết quả khảo sát, số lượng câu trả lời của trưởng/phó phịng nghiệp vụ nhiều nhất với 65 phiếu chiếm 35%, tiếp theo là nhân viên với 57 phiếu trả lời chiếm 30%, là kiểm soát viên với 26%, cuối cùng là 16 phiếu trả lời của ban giám đốc tương đương 9%.
- Ngoài ra phiếu khảo sát còn đề cập đến thời gian công tác của nhân viên ngân hàng. Mốc phân loại là dưới 3 năm và trên 3 năm. Theo phiếu khảo sát thu thập được thì có 63 người làm việc tại ngân hàng Eximbank dưới 3 năm chiếm 34% và 123 người làm việc tại Eximbank trên 3 năm chiếm 66%. Cơ chế FTP đưa vào thực hiện tại ngân hàng Eximbank từ đầu năm 2011, do đó đối với những nhân viên làm việc trên 3 năm tại ngân hàng sẽ nắm được rõ hơn về cơ chế quản lý vốn khi chuyển từ cơ chế Netting sang cơ chế FTP.
- 40 -
2.2.3.2. Hiểu biết của cán bộ nhân viên về cơ chế quản lý vốn tập
trung
- Mức độ quan tâm của nhân viên Eximbank tới cơ chế quản lý vốn tập trung sẽ ảnh hưởng đến sự hiểu biết và hiệu quả công việc của họ. Tuy nhiên mỗi nhân viên lại có mối quan tâm khác nhau tới vấn đề này.
Theo kết quả nhận được thì Mode = 4 (tức là mức độ quan tâm) cụ thể có 3 người hồn tồn khơng quan tâm đến cơ chế quản lý vốn chiếm tỉ lệ 2%, 4 người không quan tâm chiếm tỉ lệ 2%, 36 người bình thường chiếm tỉ lệ 19%, 36 người rất quan tâm đến cơ chế quản lý vốn chiếm tỉ lệ 19%, và chiếm tỉ lệ cao nhất là 58% tương đương 107 người quan tâm đến cơ chế quản lý vốn. Trong 36 người rất quan tâm đến cơ chế quản lý vốn tập trung thì có 3 nhân viên, 6 người trong ban giám đốc, 9 kiểm sốt viên và 18 trưởng/phó phịng nghiệp vụ.
- Theo kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người được khảo sát nắm được khái niệm và mục đích của cơ chế quản lý vốn tập trung. Con số này là 35% hiểu được khái niệm và 37% hiểu được mục đích của cơ chế.
Hiểu rõ về khái niệm và mục đích của cơ chế mới chỉ là những kiến thức cơ bản nhất về cơ chế quản lý vốn tập trung. Ngồi ra chỉ có 15% người được khảo sát (56 người) hiểu rõ cách thức thực hiện mua bán vốn giữa Hội sở và chi nhánh, 36 người tương đương 9% hiểu rõ cách thức định giá chuyển vốn của Hội sở. Như vậy mặc dù cơ chế đã thực hiện được hơn 2 năm tại ngân hàng nhưng đa số nhân viên được chỉ đạo thực hiện theo phần công việc của mình chứ khơng nghiên cứu sâu về cơ chế, chưa hiểu cách thức vận hành cơ chế giữa Hội sở và chi nhánh. Còn lại 17 người hiểu rất mơ hồ về cơ chế quản lý vốn chỉ tương đương với 4% người được khảo sát. 17 người này đều là nhân viên làm việc tại Eximbank dưới 3 năm.
- Về nguyên tắc thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung thì 18 người (18%) cho rằng nguồn vốn được quản lý tập trung cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, không tồn tại các bảng cân đối vốn riêng lẻ của các chi nhánh. 147 người (46%) cho rằng Hội sở sẽ mua toàn bộ tài sản nợ của chi nhánh
và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản có, 117 người (36%) cho rằng nguyên tắc là quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất toàn hệ thống. Theo phần cơ sở lý luận thì ngun tắc quản lý vốn chính là 3 nguyên tắc nêu trên, tuy nhiên nhân viên Eximbank chỉ dừng lại ở mức quan tâm đến cơ chế quản lý vốn nên tỉ lệ chọn câu trả lời là chênh lệch nhau giữa 3 nguyên tắc.
2.2.3.3. Sự cần thiết phải chuyển đổi cơ chế quản lý vốn phân tán
sang cơ chế quản lý vốn tập trung
- Theo kết quả nhận được thì kiểm sốt rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn có 110 lựa chọn tương đương với tỉ lệ 29%, trong đó kiểm sốt rủi ro thanh khoản có 154 lựa chọn, chiếm 41%. Cịn kiểm sốt rủi ro tỷ giá chỉ có 6 lựa chọn chiếm tỉ lệ 2%. - Sự cần thiết chuyển đổi cơ chế quản lý vốn để chun mơn hóa cơng việc của Hội sở chính và chi nhánh với 164 người được khảo sát (tỉ lệ 88%) cho rằng Hội sở tập trung quản lý nguồn vốn huy động và cho vay, định giá chuyển vốn, cân đối nguồn vốn cho tồn hệ thống. Cịn chi nhánh đóng vai trị là đơn vị kinh doanh, nhân viên chỉ tìm khách hàng để huy động vốn và cấp tín dụng. Ngồi ra 141 ý kiến cho rằng cơ chế quản lý vốn tập trung thì Hội sở sẽ ln chủ động trong việc cân đối nguồn vốn trong hệ thống và liên ngân hàng. Vì chun mơn hóa công việc nên sẽ tận dụng được lợi thế của từng vùng trong việc huy động và cho vay (105 ý kiến) và giữa các chi nhánh sẽ quản lý vốn thống nhất với nhau trong toàn hệ thống (57 ý kiến).
- Về thu nhập liên quan đến cơ chế quản lý vốn tập trung cũng có những ý kiến trái ngược. Với 120 ý kiến (tỉ lệ 65%) cho rằng không xác định được sự thay đổi lợi nhuận vì có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận chi nhánh. 29 ý kiến (tỉ lệ 16%) cho rằng lợi nhuận giảm xuống vì chi nhánh khơng được linh động quản lý nguồn vốn huy động và cho vay, 23 ý kiến (tỉ lệ 12%) cho rằng lợi nhuận chi nhánh tăng lên vì chi nhánh có thêm thu nhập từ chênh lệch mua bán vốn với Hội sở, và 14 ý kiến là khơng biết có ảnh hưởng hay không của việc thực hiện cơ chế FTP đến lợi nhuận chi nhánh.
- Về chi phí liên quan đến việc vận hành cơ chế quản lý vốn tập trung. 150 ý kiến (tỉ lệ 47%) cho rằng áp dụng cơ chế FTP chi nhánh sẽ giảm chi phí huy động vốn và cho vay.
Ngoài ra 104 ý kiến (33%) cho rằng chi phí cơ hội giảm vì tạo được lợi thế cạnh tranh và khuyến khích được chi nhánh tăng doanh số huy động và cho vay. Và chỉ có 65 ý kiến (20%) cho rằng chi phí lương giảm do khơng có bộ phận nhân viên phịng nguồn vốn ở chi nhánh.
- Ngồi ra còn một số nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải chuyển đổi cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ chế FTP, đó là: cải tạo các bất cập trong cơ chế điều chuyển vốn phân tán trước đây tại Eximbank với 159 ý kiến (tỉ lệ 59%), 70 ý kiến (26%) cho rằng cơ chế FTP còn tạo mơi trường cơng bằng trong tồn hệ thống EIB, 39 ý kiến (tỉ lệ 14%) cho rằng thực hiện FTP thì sẽ gia tăng số lượng khách hàng vì sự đa dạng các mức lãi suất và kỳ hạn cho sự lựa chọn của khách hàng.
2.2.3.4. Đánh giá thành công cơ chế quản lý vốn tập trung
Về mức độ thành công:
- 120 ý kiến (tỉ lệ 65%) cho rằng thành công cơ chế FTP trong việc kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn với Mode = 4.
Biểu đồ 2.1: Đánh giá về việc kiểm sốt rủi ro
Điều này hồn tồn hợp lý vì Hội sở là trung tâm nhận vốn và bán vốn cho chi nhánh, và là trung tâm quản lý rủi ro của ngân hàng. Cịn các chi nhánh chỉ đóng
vai trị các đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- 94 ý kiến (tỉ lệ 52%) cho rằng thành công cơ chế quản lý vốn tập trung trong việc chun mơn hóa cơng việc từ Hội sở đến chi nhánh với Mode = 4.
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về việc chun mơn hóa cơng việc trong hệ thống
Điều này hoàn toàn phù hợp với phần khảo sát sự cần thiết chuyển đổi cơ chế quản lý vốn là để chun mơn hóa cơng việc giữa Hội sở và chi nhánh.
Thực tế cũng đã chỉ ra rằng việc tập trung tăng cường chào bán một sản phẩm ngân hàng cụ thể theo định hướng của Hội sở sẽ hiệu quả hơn khi người làm trực tiếp sản phẩm này thấy được các lợi ích cụ thể qua lợi nhuận thu về hoặc lợi nhuận biên (Margin) được phân bổ. Việc cân đối giữa sản phẩm huy động và cho vay cũng như cân đối những độ lệch trong trong kinh doanh vốn ngân hàng không nên đặt lên vai người chào bán sản phẩm trực tiếp (ở đây là chi nhánh) mà nên đặt vào đơn vị có đủ thơng tin và khả năng quản lý hơn (ở đây là Hội sở). Việc quản lý và tính tốn được hiệu quả của từng sản phẩm dịch vụ sẽ là một tiền đề vững chắc trong việc phát triển đồng bộ, tối đa hóa lợi nhuận và đa dạng hóa hơn nữa các nghiệp vụ ngân hàng trong xu thế hiện nay.
- 104 ý kiến (tỉ lệ 57%) cho rằng thành công cơ chế quản lý vốn tập trung trong việc nâng cao chất lượng nhân sự làm công tác nguồn vốn với Mode = 4.
Biểu đồ 2.3: Đánh giá về chất lượng nhân sự làm công tác nguồn vốn
Nhân sự làm công tác nguồn vốn trước đây không được đào tạo bài bản mà chỉ làm theo kinh nghiệm hay là đưa từ bộ phận khác qua kiêm nhiệm để tiết kiệm chi phí nhân viên. Tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế quản lý vốn mới thì nhân sự tại chi nhánh không cịn làm cơng tác nguồn vốn nữa mà chỉ có nhân sự tại Hội sở quản lý nguồn tài sản nợ, tài sản có.
Về mức độ bình thường:
- 91 ý kiến (tỉ lệ 50%) cho rằng vai trò cơ chế quản lý vốn tập trung trong việc giảm chi phí hoạt động trong hệ thống ngân hàng ở mức độ bình thường với Mode = 3.
Biểu đồ 2.4: Đánh giá trong việc giảm chi phí hoạt động
Mặc dù thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung sẽ giảm được chi phí nhân viên phòng nguồn vốn tại các chi nhánh, giảm chi phí huy động cho vay trên tồn hệ thống và giảm chi phí cơ hội do khuyến khích được chi nhánh tăng huy động và
113 34 27 10 2 1 2 3 4 5
cho vay. Tuy nhiên sự giảm chi phí này cũng chưa được phân tích và báo cáo hàng năm, do đó hiệu quả trong việc giảm chi phí của ngân hàng vẫn ở mức bình thường. - 113 ý kiến được khảo sát (tỉ lệ 61%) cho rằng vai trò cơ chế quản lý vốn tập trung trong việc tăng lợi nhuận của các chi nhánh do chênh lệch lãi suất mua bán vốn với Hội sở chính ở mức bình thường với Mode = 3.
Biểu đồ 2.5: Đánh giá trong việc tăng lợi nhuận của chi nhánh
Như vậy khảo sát phần này phù hợp với khảo sát ở phần 3, là không xác định được ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh do có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh chứ khơng phải chỉ có việc thực hiện theo cơ chế mới.
Tuy nhiên, cơ chế điều chuyển vốn là một vấn đề phức tạp nhưng trong bối cảnh của kế toán quản trị, nó là một cơng cụ được sử dụng trong ngành công nghiệp ngân hàng để đánh giá nguồn và sử dụng nguồn cho các mục đích đo lường hiệu suất. Trong hơn 25 năm nó đã được sử dụng tại nhiều tổ chức tài chính, cho phép nhà quản lý để hiểu được giá trị của sản phẩm dịch vụ họ cung cấp [Levey, 2008, trang 10]. Theo Levey [2008], một cơ chế FTP hiệu quả cho phép các ngân hàng tăng lợi nhuận bằng cách:
Quyết định giá chuyển vốn tốt hơn; Đánh giá lựa chọn quyết định đầu tư và quyết định tài trợ; Nâng cao việc phân bổ các nguồn tài nguyên chiến lược; Giúp xác định