IV. Kết quả dự kiến đạt được:
1.3. Kết luận chương 1
Trong chương 1 tác giả đã nêu khái quát về tình hình phát triển của đập trọng lực bê tông trên thế giới và Việt Nam, các đứt gãy lớn trên lãnh thổ Việt Nam, các đứt gãy đang hoạt động.
Chương 1 cũng đã nêu các phương pháp xử lý đới nát vụn đứt gãy nền đập của quy phạm thiết kế nước ngoài và của Việt Nam và đưa ra giải pháp xử lý đới nát vụn đứt gãy của nền đập để phân tích, lựa chọn và ứng dụng cho một trường hợp cụ thể sẽ trình bày trong chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ỨNG SUẤT - BIẾN DẠNG CỦA ĐẬP DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI
TRỌNG TĨNH VÀ ĐỘNG
Tính toán ứng suất trong thân đập trọng lực bê tông nhằm mục đích xác định trị số, phương, chiều và sự phân bố của các ứng suất dưới tác dụng của ngoại lực và các nhân tố khác như biến dạng của nền, sự thay đổi nhiệt độ, sự phân giai đoạn thi công của thân đập... Trên cơ sở đó tiến hành kiểm tra khả năng chịu lực của vật liệu, phân vùng đập để xác định các số hiệu bê tông khác nhau, phù hợp với điều kiện chịu lực của từng vùng, bố trí, cấu tạo các bộ phận công trình thích ứng với điều kiện làm việc của chúng.
Khi tính toán xem vật liệu làm việc trong miền đàn hồi, quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là tuyến tính. Ứng suất, biến dạng và chuyển vị của đập phụ thuộc vào tải trọng tác dụng lên đập, ảnh hưởng của nền đập…Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua các phương trình cân bằng, phương trình hình học, phương trình vật lý. Các phương trình này được gọi là các phương trình cơ bản của lý thuyết đàn hồi.
2.1. Các phương trình cơ bản tính đập dưới tác dụng của tải trọng tĩnh
Xét một phân tố hình hộp vô cùng nhỏ bao quanh một điểm nào đó trong đập. Tách phân tố đó ra khỏi đập.