IV. Kết quả dự kiến đạt được:
1.2.4. Các đới đứt gãy hoạt động trên phần lãnh thổ Việt Nam
+ Các đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam, Đông Bắc – Tây Nam và phương kinh tuyến – Á kinh tuyến chủ yếu có tính chất trượt bằng phải. Trong khi đó các đứt gãy phương vĩ tuyến – Á vĩ tuyến lại trượt chủ yếu là bằng trái.
+ Đứt gãy phát sinh động đất chính của khu vực nghiên cứu gồm: Bắc Ninh – Mông Dương, Vĩnh Ninh, Sông Chảy, Sông Hồ, Mù Căng Chải, Sơn La,
Sìn Hồ, Mai Châu- Tam Điệp, Tuần Giáo - Mường Ảng, sông Mã, Điện Biên- Sầm Na, Mường te, Sông Cả, Rào Nậy, Lai Châu- Điện Biên, Mai Châu-Mường Lát, Na Mèo – Na Khoang, Thuận Châu- Phù Yên, và Dốc Cun- Mỹ Đức; trong số đó các đứt gãy Sơn La và Điện Biên - Sầm na có biểu hiện hoạt động động đất mạnh (Ms=6,0-:-6,90). Các đứt gãy còn lại có biểu hiện hoạt động động đất ở mức độ trung bình (Ms=5,0-:-5,90) và yếu (Ms=4,0-:-4,9). Hầu hết các đứt gãy phát sinh động đất từ cấp độ 4,0 độ ríchte trở lên đều có biểu hiện rõ nét trên các dấu hiệu địa chất khác nhau như hoạt động nước khoáng nóng tích cực, trương nở đất và khống chế thung lũng trẻ.
+ Mức độ hoạt động động đất dọc theo các đứt gãy phát sinh cũng có dấu hiệu không đồng nhất. Chẳng hạn đoạn đứt gãy Sơn La - Tuần Giáo đến Thuận Châu có biểu hiện phát sinh động đất mạnh mà đặc trưng là động đất. Tuần Giáo năm 1983 (Ms=6,7). Đối với đứt gãy Điện Biên - Sầm Na thì đoạn Phi Cao- Nậm khun lại có biểu hiện hoạt động động đất mạnh mà động đất Điện Biên năm 1935 (Ms=6.7) là một ví dụ. Trong khi đó trên phạm vi đới Sông Chảy, biểu hiện động đất hoạt đọng mạnh lại tập trung ở khu vực Lục Yên, Yên Bái. Như vậy, biểu hiện phân chia các đoạn đứt gãy trên cùng một một đới với đặc trưng hoạt động khác nhau là khá rõ nét. Điều này cho phép chúng ta định hướng phân vùng tai biến trên cơ sở phân chia đới đứt đoạn hoạt động đối với từng nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể.
+ Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu dự báo động đất lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là phia Bắc, nơi có biểu hiện của động đất mạnh, kết quả bước đầu luận về đứt gãy hoạt động trong phạm vi phần phía Bắc của Lãnh thổ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trên bản đồ 1/500.000, có thể rút ra một số kết luận sau:
- Đứt gãy phát sinh động đất chính của khu vực nghiên cứu gồm: Bắc Ninh – Mông Dương, Vĩnh Ninh, Sông Chảy, Sông Hồ, Mù Căng Chải, Sơn La, Sìn Hồ, Mai Châu- Tam Điệp, Tuần Giáo - Mường Ảng, Sông Mã, Điện Biên- Sầm Na, Mường Tè, Sông Cả, Rào Nậy, Lai Châu- Điện Biên, Mai Châu-Mường
Lát, Na Mèo – Na Khoang, Thuận Châu- Phù Yên, và Dốc Cun- Mỹ Đức; trong số đó các đứt gãy Sơn La và Điện Biên - Sầm na có biểu hiện hoạt động động đất mạnh (Ms=6,0-:-6,90). Các đứt gãy còn lại có biểu hiện hoạt động động đất ở mức độ trung bình (Ms=5,0-:-5,90) và yếu (Ms=4,0-:-4,9).
- Có biểu hiện phân chia các đoạn đứt gãy trên cùng một đới với đặc trưng hoạt động động đất khác nhau. Rất nhiều đứt gãy được xác định là có biểu hiện của hoạt động theo các chỉ thị nhận biết khác song thực tế không quan sát thấy có biểu hiện xuất hiện động đất trong thời gian qua.