IV. Kết quả dự kiến đạt được:
1.2.3. Các đới đứt gãy chính trên lãnh thổ Việt Nam
Có thể phân loại đứt gãy theo quy mô kéo dài, bề rộng của đới dập vỡ, độ sâu của đới đứt gãy, phương kéo dài (phương Tây Bắc- Đông Nam, Đông Bắc- Tây Nam, kinh tuyến và vĩ tuyến), cơ chế dịch chuyển giữa các cánh (nghịch, thuận, bằng, nghịch bằng phải, nghịch bằng trái). Dưới đây phân loại đứt gãy theo cấp 1, 2, 3 … dựa vào vai trò của đứt gãy trong việc phân chia mảng, vi mảng và mảng thạch quyển.
a. Đứt gãy cấp 1 thạch quyển
Đứt gãy cấp 1 thạch quyển là đứt gãy phân chia mảng thạch quyển, vi mảng thạch quyển. Trong bình đồ kiến trúc hiện nay và trong Kainozoi muộn phần phía bắc lãnh thổ Việt Nam nằm ở phần Đông Nam của mảng Âu –Á nên không tồn tại đứt gãy cấp 1 này.
b. Đứt gãy cấp 2 thạch quyển (cấp 1 Việt Nam)
Đứt gãy cấp 2 thạch quyển (cấp 1 Việt Nam) là những đứt gãy nội mảng thạch quyển, đóng vai trò phân chia vi mảng, mảng. Chiều dài các đứt gãy có thể là hàng trăm hoặc hàng nghìn Km và có độ sâu ảnh hưởng xuyên cắt thạch quyển (60-:-130km) và bề rộng phá huỷ lớn. Sinh kèm đứt gãy này là các đứt gãy cấp 3 và cấp 4 có mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn. Trong phạm vi Miền Bắc Việt Nam các đứt gãy cấp 2 này chỉ thể hiện trong Kainozoi sớm, Kainozoi muộn. Các đứt gãy cấp 2 hoạt động trong giai đoạn MZ2, PZ2-MZ1, PZ1-PZ2, PR3 thường tái hoạt động vào KZ1, KZ2. thuộc đứt gãy cấp 2 có hệ đứt gãy Sông Hồng gồm:
- Đới đứt gãy Sông Công - Đại từ; - Đới đứt gãy Bắc Ninh- Mông Dương; - Đới đứt gãy Sơn Dương-Trại Cau: - Đới đứt gãy Hải Dương - Hải Phòng; - Đới đứt gãy Sông Lô;
- Đới đứt gãy Vĩnh Ninh; - Đới đứt gãy sông Chảy;
- Đới đứt gãy chính Sông Hồng; - ĐỚi đứt gãy Lào Cai-Ninh Bình; - Đới đứt gãy Yên Bái – Nghĩa Lộ; - Đới đứt gãy Mù Căng Chải;
Có thể đứt gãy Sông Mã, Rào Nậy, Sông Đà vào trước mezozoi sớm có lúc là đứt gãy cấp 2 song vào Kainozoi chúng là các đứt gãy cấp 3.
c. Đứt gãy cấp 3 thạch quyển (cấp 2 Việt Nam)
Các đứt gãy cấp 3 này đóng vai trò phân chia mảnh, đới (khối) cấu trúc vỏ Trái đất. Chiều dài phát triển của chúng thường không bị khống chế hơn (hàng trăm km) và có độ sâu ảnh hưởng xuyên cắt vỏ Trái đất (có thể 50-:-70km). hoặc nhỏ hơn và phụ thuộc vào bề dày của vỏ Trái đất). Thuộc nhóm này có các hệ đứt gãy dưới đây:
+ Hệ đứt gãy Cao Bằng - Lộc Bình
- Đới đứt gãy Quảng Yên- Sông Bằng Giang; - Đới đứt gãy Trà Lĩnh- Thất Khê;
- Đới đứt gãy chính Cao Bằng – Tiên Yên; - Đới đứt gãy Bảo Lạc – Tĩnh Túc;
- Đới đứt gãy Lạng Sơn- Bắc Giang; - Đới đứt gãy Đồng Văn – Mèo Vạc; + Hệ đứt gãy Sông Đà
- Đới đứt gãy Sơn La; - Đới đứt gãy Sìn Hồ;
- Đới đứt gãy Thuận Châu-Yên Châu; - Đới đứt gãy Mai Châu- Tam Điệp; - Đới đứt gãy Tuần Giáo -Mường Áng + Hệ đứt gãy Mạc Giang – Sông Mã
- Đới đứt gãy Mạc Giang (nằm trên lãnh thổ Trung Quốc) - Đới đứt gãy Sông Mã.
+Hệ đứt gãy Mương Tè - Sầm Na – Thái Hoà - Đới đứt gãy Điện Biên - Sầm Na;
- Đới đứt gãy Thái hào - Quỳ Châu; - Đới đứt gãy Mường Tè;
+Hệ đứt gãy Sông Cả -Rào Nậy - Đới đứt gãy chính Sông Cả; - Đới đứt gãy Tân Kỳ;
- Đới đứt gãy Quỳ Hợp;
- Đới đứt gãy Anh Sơn – Thanh Chương; - Đới đứt gãy Rào Nậy.
+ Hệ đứt gãy Phong Sa Lì - Tủa Chùa
- Đới đứt gãy Phong Sa Lì ( thuộc lãnh thổ CHDCND Lào); - Đới đứt gãy Ou Đom Say (thuộc lãnh thổ CHDDCND Lào); - Đới đứt gãy Tủa Chùa.
+Hệ đứt gãy Lai Châu - Điện Biên - Đới đứt gãy Lai Châu- Điện Biên;
- Đới đứt gãy Nom Bắc - Điện Biên (thuộc lãnh thổ CHDDCND Lào);
+Hệ đứt gãy Quảng Bạ - Bắc Cạn
- Đới đứt gãy Hà Giang – Sơn Dương (Sông Gâm); - Đới đứt gãy Yên Minh - Bắc Cạn (Sông Đáy. + Hệ đứt gãy M’Khao – Mai Châu
- Đới đứt gãy M’Khao – Sông Mã; - Đới đứt gãy Mai Châu - Mường Lát; - Đới đứt gãy Na Mèo – Na Khoang; - Đới đứt gãy Thuận Châu – Phù Yên; - Đới đứt gãy Dốc Cun - Mỹ Đức.
Các đứt gãy cấp 3 này hoạt động mạnh vào giai đoạn Kainozoi sớm và Kainozoi muộn, nhiều đứt gãy có hoạt động sớm hơn và kế thừa các đứt gãy cấp 1,2 hoạt động trong giai đoạn trước Kainozoi.