Xuất giải pháp tổng thể chỉnh trị cửa sông Ninh Cơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉnh trị cửa sông ninh cơ để tăng khả năng thoát lũ và đảm bảo giao thông thủy (Trang 73)

GIAO THÔNG THỦY 5.1 Cơ sở khoa học và quan điểm chỉnh trị

5.3.1. xuất giải pháp tổng thể chỉnh trị cửa sông Ninh Cơ

Để đảm bảo các yêu cầu của đê điều, thoát lũ và giao thông thủy cần lựa chọn một tuyến lạch sâu ổn định làm cơ sở để chỉnh trị toàn bộ cửa sông. Tuyến lạch sâu này cũng chính là tuyến luồng tàu qua cửa sông. Ở vùng cửa sông ven biển, diễn biến lòng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố động lực như dòng chảy sông, thủy triều, sóng gió, dòng dị trọng, dòng ven bờ… Vì vậy việc chọn một tuyến luồng tàu ổn định, có độ sâu chạy tàu bảo đảm lâu dài, thuận lợi và an toàn cho chạy tàu… luôn là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn. Tuyến luồng cần được xác định trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của hướng sóng gió chính, thông thường chọn hướng vuông góc với đường đồng mức địa hình để thoát ra khỏi vùng nước nước sâu theo hướng ngắn nhất hoặc tuyến lạch sâu ổn định, ít biến động.

Thực tế cửa Lạch Giang là cửa sông duy nhất ở Bắc Bộ có đặc trưng khác biệt so với các cửa sông khác, gần giống với loại cửa sông phẳng có mũi tên cát ở miền Trung. Ở cửa sông loại này thường tồn tại các mũi tên cát ngay trên đường bờ, chắn ngang luồng lạch, làm cho luồng tàu bị đẩy lệch và dao động trên mặt bằng. Trong cửa sông này, luồng tàu thường bị bồi lấp chủ yếu do bùn cát dòng ven. Biện pháp hiệu quả nhất là xây dựng đê ngăn cát, giảm sóng và các công trình hướng dòng.

Chức năng của đê ngăn cát, giảm sóng là chặn ngang dòng bùn cát do dòng ven mang đi dọc bờ, không cho chúng đi vào luồng, mà bồi lắng trước đê hoặc dẫn chúng ra phía ngoài biển sâu, không ảnh hưởng đến luồng tàu. Đối với trường hợp này, nguồn bùn cát bồi lấp luồng tàu chủ yếu do yếu tố sóng, cho nên đê ngăn cát thường kết hợp chức năng giảm một phần sóng tác động vào luồng tàu, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cửa. Bố trí tuyến đê cho các trường hợp này không có những quy định cụ thể mà tùy theo điều kiện thực tế để vận dụng, hoặc thông qua thí nghiệm trên mô hình hoặc nghiên cứu trên mô hình toán về ảnh hưởng của các phương án bố trí đến trường thủy động vùng nghiên cứu. Chức năng của các công trình hướng dòng (mỏ hàn, đập thuận dòng) là hướng dòng chảy trong sông theo tuyến lạch sâu chỉnh trị.

Đề xuất các phương án bố trí công trình chỉnh trị cửa Lạch Giang:

Cửa Lạch Giang thường chỉ có một lạch chính, có một số năm là duy trì hai lạch như năm 1983,1995. Hướng lạch chính chủ yếu trong phạm vi từ Nam đến Đông Đông Nam. Trong đó nhiều nhất là tuyến Nam và Đông Đông Nam. Với tuyến lạch sâu theo hướng Nam tương ứng mũi tên cát Thịnh Long phát triển mạnh, dòng chủ lưu bị mũi tên cát Thịnh Long ép sát chân đê biển Nghĩa Hưng và gần như chạy dọc theo hướng bờ biển trước khi ra biển. Với tuyến lạch sâu theo hướng Đông Đông Nam tương ứng mũi tên cát Thịnh Long phát triển yếu, dòng chủ lưu có hướng gần vuông góc với bờ.

Trên cơ sở các phân tích diễn biến ở trên kết hợp với đảm bảo vai trò thoát lũ và giao thông thủy, trong nghiên cứu đã đề xuất 2 phương án công trình chỉnh trị cửa Lạch Giang như sau:

+ UPhương án công trình PAU1: giữ nguyên lạch sâu năm 2009 - 2011 (ép sát phía Nam cửa), mở thêm một lạch sâu nữa sát gốc mũi tên cát Thịnh Long tạo luồng tàu chính vào cửa sông theo hướng Đông Nam, gần tương tự phương án của Tiểu dự án tuyến đường thủy số 3 Hà Nội – cửa Lạch Giang thuộc dự án phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ (NDTDP) với 2 đê ngăn cát, giảm sóng ở hai bên lạch mới (đê Bắc dài 2570m, đê Nam dài 2080m); trong sông bố trí thêm 4 mỏ hàn chữ L hướng dòng (Hình 32).

Phương án đề xuất Mô phỏng trong mô hình Hình 32. Phương án công trình PA1 chỉnh trị cửa sông Ninh Cơ

+ UPhương án công trình PAU2: duy trì một lạch sâu ở cửa nhưng hướng dòng chủ lưu theo hướng Đông Nam gần vuông góc với tuyến đường bờ. Bố trí một hệ thống gồm 4 mỏ hàn chữ L hướng dòng trong sông, 1 đập dọc, 2 mỏ hàn chữ T ở phía Nam cửa và 2 đê ngăn cát, giảm sóng ở hai bên cửa (đê Bắc dài 3416m, đê Nam dài 2070m) để khóa lạch sâu hiện tại, chống bồi lấp, ổn định hướng lạch sâu mới (Hình 33).

Phương án đề xuất Mô phỏng trong mô hình Hình 33. Phương án công trình PA2 chỉnh trị cửa sông Ninh Cơ

5.3.2. Kiểm tra chế độ thuỷ động lực vùng cửa sông Ninh Cơ sau khi bố trí

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉnh trị cửa sông ninh cơ để tăng khả năng thoát lũ và đảm bảo giao thông thủy (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)