CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ THOÁT LŨ VÀ GIAO THÔNG THỦY CỦA SÔNG NINH CƠ

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉnh trị cửa sông ninh cơ để tăng khả năng thoát lũ và đảm bảo giao thông thủy (Trang 32 - 34)

THỦY CỦA SÔNG NINH CƠ

3.1. Đánh giá vai trò thoát lũ của sông Ninh Cơ

3.1.1. Vai trò thoát lũ của sông Ninh Cơ

Sông Ninh Cơ là một trong 4 tuyến thoát lũ (TTL) chính của hệ thống sông Hồng ra biển. Các TTL chính ra biển của hệ thống sông Hồng, gồm: TTL qua cửa chính Ba Lạt, TTL qua cửa Lạch Giang, TTL qua cửa Đáy, TTL qua cửa Trà Lý.

- TTL qua cửa Ba Lạt: từ Việt Trì, dòng chảy theo dòng chính sông Hồng đi thẳng ra biển qua cửa Ba Lạt, tổng chiều dài 244 km.

- TTL qua cửa Trà Lý: Từ Việt Trì, dòng chảy theo dòng chính sông Hồng đến Phạm Lỗ dài 165 km, rẽ sang sông Trà Lý và đổ ra biển qua cửa Trà Lý. Phần sông Trà Lý dài khoảng 70 km, tổng cộng chiều dài TTL là 235 km.

- TTL qua cửa Lạch Giang: Từ Việt Trì, dòng chảy theo dòng chính sông Hồng đến Mom Rô, dài 206 km. Từ Mom Rô phân lưu vào sông Ninh Cơ đổ ra biển qua cửa Lạch Giang. Phần sông Ninh Cơ dài 61 km, tổng cộng chiều dài TTL là 267 km.

- TTL qua cửa Đáy:

+ Nếu không phân lũ qua Vân Cốc: từ Việt Trì, dòng chảy theo lòng chính sông Hồng đến Hưng Long, qua sông Đào Nam Định, hội lưu với sông Đáy tại Độc Bộ, từ đó theo sông Đáy đi ra cửa biển. Tổng cộng chiều dài TTL là 251 km.

+ Nếu phân lũ qua Vân Cốc (cách Việt Trì 30 km về hạ lưu): dòng chảy theo sông Đáy chảy thẳng ra biển qua cửa Đáy, tổng chiều dài TTL là 267 km.

 Khả năng thoát lũ của sông Ninh Cơ:

Sông Ninh Cơ dài 61 km, chiếm khoảng 8% lưu lượng lũ sông Hồng tại Sơn Tây. Cửa Lạch Giang sông Ninh Cơ nằm giữa đoạn bờ biển Hải Hậu đang bị xâm thực mạnh và vùng cửa Đáy đang bị bồi tích với cường độ cao. Sông Ninh Cơ chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Sông có lưu lượng lũ bình quân 1000 mP

3

P

/s, khả năng thoát lũ lớn nhất của sông đạt khoảng 3000mP

3

P

Khả năng thoát lũ của sông Ninh Cơ một phần phụ thuộc vào hướng động lực vùng biển cửa Lạch Giang, một phần khác phụ thuộc vào diễn biến của cửa phân lưu từ sông Hồng tại Mom Rô. Cửa Mom Rô đang diễn biến theo hướng làm giảm lưu lượng phân lưu từ sông Hồng.

Nếu lấy lưu lượng lũ tại Sơn Tây là 100%, thì tỷ lệ phân lưu vào sông Ninh Cơ qua các thời kỳ như sau:

- Theo số liệu của TEDI: Trước năm 1952: mùa lũ chiếm 32%

1976: mùa lũ chiếm 17%

1995: mùa lũ chiếm 10%.

Trong điều kiện thuận lợi: QRNinh CơR = 19.5% QRSơn TâyR, nhưng thực tế QRNinh CơR = (10 - 12)% QRSơn Tây.

- Theo số liệu của Viện Khoa học Thủy lợi, tỷ lệ phân lưu dòng chảy lũ qua một số tuyến sông hạ du hệ thống sông Hồng:

Sông Trà Lý: mùa lũ chiếm tỷ lệ 8 ÷ 10%;

Sông Đào Nam Định: mùa lũ chiếm tỷ lệ 29÷31%; Sông Ninh Cơ: mùa lũ chiếm tỷ lệ 6 ÷ 9%;

Còn lại qua cửa Ba Lạt: mùa lũ chiếm tỷ lệ 25 ÷ 30%.

Khả năng thoát lũ của tuyến sông qua một số trận lũ lớn lịch sử như sau: Trận lũ tháng VIII năm 1969: lưu lượng lũ lớn nhất tại Hà Nội đạt 17800 mP

3

P

/s, tại Nam Định trên sông Đào đạt 5970mP

3

P

/s, tại Trực Phương trên sông Ninh Cơ đạt 1736 mP

3

P

/s.

Bảng 3. Mực nước lũ lớn nhất của các trận lũ lớn trên sông Hồng và các phân lưu

TT Trạm thuỷ

văn Sông

Năm 1969 Năm 1971 Năm 1996 Q (mP 3 P /s) H (cm) Q (mP 3 P /s) H (cm) Q (mP 3 P /s) H (cm) 1 Sơn Tây Hồng 28300 34.000 38.000P * 1619 1680P * 19900

2 Trực Phương Ninh Cơ 1736 314 370 314

3 Phú Lễ Ninh Cơ 154 238 195

3.1.2. Quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông Ninh Cơ

Quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông Ninh Cơ nằm trong QHPCL chi tiết các tuyến sông có đê trên đia bàn tỉnh Nam Định. Năm 2011 - 2012, dự án QHPCL chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Nam Định (gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ) đã được thực hiện, phương án QHPCL của dự án đã được Bộ Nông nghiệp thỏa thuận và Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Nam Định thông qua. Theo đó, tuyến sông Ninh Cơ đã được QHPCL đến năm 2020, trong đó đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn PCL, về mực nước lũ, lưu lượng lũ thiết kế tại một số vị trí dọc các tuyến sông, đã xác định HLTL dọc tuyến sông.

- Về tiêu chuẩn PCL: khả năng phòng chống lũ của tuyến sông có đê tỉnh Nam Định giai đoạn năm 2011- 2020 như sau: sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ thuộc địa phận tỉnh Nam Định có thể chống được trận lũ có chu kỳ lặp lại 300 năm tại trạm Sơn Tây (mô hình trận lũ tháng 8 năm 1996) tương ứng với tần suất 0,33%.

- Về hành lang thoát lũ trên tuyến sông: Tại các khu vực khoảng cách giữa hai tuyến đê lớn, hành lang thoát lũ được xác định, gồm phần lòng sông mùa kiệt và một phần bãi sông, phần bãi sông còn lại ngoài chỉ giới xây dựng và ngoài phạm vi bảo vệ đê điều có thể được sử dụng để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

- Về mực nước và lưu lượng lũ thiết kế: đã xác định được Q, H lũ thiết kế tại các điểm dọc tuyến sông, trong đó quy định cụ thể Q, H lũ thiết kế tại một số điểm khống chế chính như sau:

Bảng 4. Mực nước, lưu lượng lũ thiết kế tại một số điểm chính trên sông Ninh Cơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉnh trị cửa sông ninh cơ để tăng khả năng thoát lũ và đảm bảo giao thông thủy (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)