Hiện trạng kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉnh trị cửa sông ninh cơ để tăng khả năng thoát lũ và đảm bảo giao thông thủy (Trang 29)

S. Hồng Ninh Cơ

2.2.1. Hiện trạng kinh tế xã hộ

1. Nền kinh tế chung:

Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế Nam Định có bước tăng trưởng khá mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Về cơ cấu kinh tế: Trong thời kỳ 2006 - 2010, cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định đã có chuyển dịch tích cực: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 31,87% xuống 29,50%; tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 31,10 % đến 36,40%; tỷ trọng ngành dịch vụ giảm từ 37,02% xuống còn 34,10%.

Tăng trưởng kinh tế: Năm 2010, GDP toàn tỉnh gấp 2,58 lần so với năm 2005; GDP bình quân đầu người năm 2005 là 5,2 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 14,5 triệu đồng. So với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, tỉnh Nam Định có mức tăng trưởng khá.

2. Các ngành kinh tế chính:

- Nông - Lâm - Thủy sản: Năm 2010, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (theo giá cố định) ước đạt 4.454 tỷ đồng, tăng 5,13% so với năm 2009, bình quân tăng 4,9%/năm trong giai đoạn 2006-2010.

- Công nghiệp: Năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 36,40%. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đa dạng ngành nghề, phong phú sản phẩm, trong đó ngành dệt may, cơ khí đúc, điện tử, gia công kim loại và chế biến là những ngành mũi nhọn. Trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp chế biến phát triển khá như chế biến đồ uống, thực phẩm; thuỷ, hải sản; gỗ... Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 11 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch. Toàn tỉnh có 20 cụm công nghiệp (CCN) được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư

(Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam Định).

- Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Nam Định được hình thành theo dạng xuyên tâm có đường vành đai. Các trục đường quốc lộ 10 và 21 đều đi qua thành phố Nam Định, các đường tỉnh hầu hết cũng đều có hướng từ trung tâm thành phố tỏa ra các huyện. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 41,2km với 5 ga hành khách và hàng hoá thuộc các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên và thành phố Nam Định. Hoạt động giao thông thuỷ thuận lợi với các con sông như sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ.

3. Các hoạt động văn hóa xã hội:

Nam Định là một vùng văn hóa tiêu biểu và đặc sắc. Vùng phía Bắc của Nam Định là một vùng “không gian thiêng” đã là nơi khởi phát và trở thành trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu và thờ Đức thánh Trần. Vùng ven biển Nam Định lại là nơi đầu tiên tiếp nhận và sớm trở thành mảnh đất màu mỡ cho Thiên chúa giáo nẩy mầm, bén rễ, trở thành một trung tâm Thiên chúa giáo lớn. Trong những năm qua, Tỉnh cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình.

2.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm tới Tỉnh tập trung đầu tư phát triển, đưa công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu thu ngân sách; gắn kết với phát triển công nghiệp và phục vụ có hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Phát triển khoa học, công nghệ phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; tích cực bảo vệ môi trường sinh thái.

Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể:

Về kinh tế:

+ Về nông lâm ngư nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng thời kỳ 2011 - 2020 đạt 2,9%, thời kỳ 2011 - 2030 đạt 2,2%.

+ Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 tăng 11%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 15%/năm.

+ GDP bình quân đầu người đạt khoảng 39 - 40 triệu đồng năm 2015 và khoảng 75 - 80 triệu đồng năm 2020 (giá thực tế).

Về xã hội:

+ Nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 25%, đến năm 2020 đạt khoảng 35%.

+ Đến năm 2020 có 100% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh. + Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 52% vào năm 2015 và khoảng 35% vào năm 2020.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉnh trị cửa sông ninh cơ để tăng khả năng thoát lũ và đảm bảo giao thông thủy (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)