Chương 2 : Các nhân tố trong chuỗi cung ứng
1. Giới thiệu về thu mua
1.1. Khái niệm, vai trò
Mua là hành vi thương mại, nhưng đồng thời cũng là các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo nguồn lực đầu vào, thực hiện các quyết định của dự trữ, đảm bảo vật tư, nguyên liệu, hàng hóa,…cho sản xuất, cung ứng hàng hóa cho khách hàng trong kinh doanh thương mại. Và do đó:
Mua là hệ thống các mặt công tác nhằm tạo nên lực lượng vật tư, nguyên liệu, hàng hoá… cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu dự trữ và bán hàng với tổng chi phí thấp nhất
Mua có vai trị hết sức quan trọng:
- Mua đảm bảo bổ sung dự trữ kịp thời, đáp ứng các yêu cầu vật tư nguyên liệu của quá trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu hàng hóa bán ra trong kinh doanh thương mại.
Quá trình sản xuất sản phẩm có chất lượng và liên tục phụ thuộc vào việc cung ứng vật tư, nguyên liệu…, và do đó phụ thuộc vào quản trị dự trữ và mua; Việc cung ứng hàng hóa cho khách hàng trong kinh doanh thương mại có đảm
43 bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hay không phụ thuộc rất lớn vào việc duy trì dự trữ, trong lúc đó, mua đảm bảo thực hiện những quyết định dự trữ của doanh nghiệp.
- Mua đảm bảo giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn, và do đó tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chi phí mua và giá trị sản phẩm mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng trị giá sản phẩm (hàng hóa) bán ra. Chính vì vậy, chỉ cần giảm một tỷ lệ nhỏ chi phí trong mua sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả lớn cho kinh doanh: tăng lợi nhuận, giảm yêu cầu vốn trong mua và dự trữ, và do đó tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư. Ảnh hưởng này của mua gọi là “Hiệu ứng đòn bẩy”.
Như vậy dịch vụ mua như là một sự kết nối then chốt giữa các thành viên của luồng cung ứng. Mua tốt cho phép tối ưu hóa giá trị cho cả bên mua và bán do đó tối đa hóa gía trị cho cả chuỗi cung ứng
1.2. Mục tiêu của mua
Mua trong doanh nghiệp phải thực hiện các mục tiêu sau:
- Mục tiêu hợp lý hóa dự trữ:
Mua thực hiện những quyết định của dự trữ, và do đó, mua phải đảm bảo bổ sung dự trữ hợp lý vật tư, nguyên liệu, hàng hóa về số lượng, chất lượng và thời gian.
- Mục tiêu chi phí:
Trong những trường hợp nhất định, đây cũng là mục tiêu cơ bản của mua nhằm giảm giá thành sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tạo điều kiện để giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Mục tiêu phát triển các mối quan hệ:
Để kinh doanh, doanh nghiệp phải thiết lập nhiều mối quan hệ (marketing các mối quan hệ - relation marketing). Trong những mối quan hệ đó thì quan hệ khách hàng và quan hệ với nguồn cung ứng được coi là then chốt. Mua sẽ tạo mối quan hệ bền vững với nguồn cung ứng hiện tại, phát hiện và tạo mối quan hệ với nguồn cung ứng tiềm năng…và đó đảm bảo việc mua ổn định, giảm chi phí.
Quản trị mua bao gồm nhiều nội dung: Xác định số lượng, cơ cấu và tổng giá trị mua, nghiên cứu và chọn nguồn cung ứng, quyết định chính sách mua, thiết kế và triển khai quá trình nghiệp vụ mua, kiểm sốt mua,…
44
2. Lợi ích và rủi ro của hoạt động thuê ngoài 2.1. Khái niệm
Outsourcing (Th ngồi) là hình thức chuyển một phần chức năng nhiệm vụ của công ty ra gia cơng bên ngồi – những chức năng mà trước đây doanh nghiệp vẫn đảm nhận. Người ta thường nghĩ đến việc thuê gia cơng hay cịn gọi là sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài mỗi khi doanh nghiệp nghĩ đến việc tiết kiệm chi phí. Nay việc outsourcing này cịn được nghĩ đến khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng “khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực”.
2.2. Ƣu điểm và hạn chế của hoạt động thuê ngoài 2.2.1. Ƣu điểm
- Thuê ngoài giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lao động và khai thác được nguồn nhân lực có chun mơn.
Khác với qui trình th mướn truyền thống, th ngồi cho phép các doanh nghiệp tìm kiếm tài năng trên khắp thế giới.
Chi phí cho dịch vụ th ngồi thường thấp hơn chi phí tự xây dựng đội ngũ trong doanh nghiệp. Nếu tự duy trì đội ngũ, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm thuế thu nhập cá nhân, và đóng các loại bảo hiểm cho nhân viên của mình.
Khơng những vậy với việc sử dụng hình thức th ngồi doanh nghiệp khơng cần lo lắng việc mở rộng không gian doanh nghiệp hay thuê văn phòng lớn hơn...
- Bảo tồn năng lực sản xuất cho cơng ty do không mất thời gian tập trung vào những khâu thứ yếu.
Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, các cơng ty sử dụng hình thức th ngồi để tập trung tốt hơn vào các khía cạnh cốt lõi của doanh nghiệp.
Các hoạt động th nhân sự bên ngồi có thể cải thiện hiệu quả và năng suất do các nhân sự này có lợi thế chun mơn hóa và họ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ này tốt hơn chính doanh nghiệp đi thuê.
- Chiến lược thuê ngồi cũng có thể dẫn đến thời gian quay vòng nhanh hơn, tăng khả năng cạnh tranh trong một ngành và cắt giảm chi phí hoạt động chung.
2.2.2. Hạn chế
- Hạn chế lớn nhất của thuê ngồi chính là gây ra hiện tượng mất việc làm trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất khi doanh nghiệp thuê nhân sự bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
45 - Mất dần những kiến thức cạnh tranh: mở ra cơ hội cho các đối thủ, mất khả năng giới thiệu thiết kế mới dựa trên kế hoạch của doanh nghiệp, hạn chế dần khả năng phát triển sự hiểu biết, sáng tạo hoặc giải pháp bên trong doanh nghiệp vì địi hỏi phải có sự làm việc giữa các nhóm chức năng chéo nhiều giai đoạn sản xuất.
3. Mơ hình cho quyết định mua ngồi hay tự sản xuất
Việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ có thể đạt được lợi thế bên ngồi so với sản xuất bên trong được gọi là quyết định tự làm hay mua. Các cán bộ chuỗi cung ứng đánh giá các nhà cung ứng và cung cấp dữ liệu hiện thời, chính xác và hồn chỉnh liên quan đến hoạt động mua. Các công ty ngày càng tập trung khơng chỉ phân tích quyết định tự làm hay mua mà cịn nhận diện các năng lực cốt lõi. Quyết định tự làm hay mua: Sự lựa chọn giữa tự sản xuất một bộ phận hay dịch vụ, hay mua nó từ nguồn bên ngồi. Th ngồi: Chuyển hoạt động của một doanh nghiệp thông thường từ nội bộ bên trong ra nhà cung ứng bên ngoài. Thuê ngoài là việc chuyển giao một vài hoạt động hay nguồn lực nội bộ bên trong của doanh nghiệp cho các nhà cung ứng bên ngồi, thực hiện nó có đơi chút khác biệt so với quyết định tự làm hay mua.
Các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các công ty cung cấp dịch vụ thuê ngoài gồm: chiến lược doanh nghiệp, năng lực sản xuất và thiết kế, kĩ năng sáng tạo, giá nhân cơng, chương trình đào tạo nhân viên, khả năng sản xuất và ứng dụng kĩ thuật cũng như các chính sách xã hội mà đối tác áp dụng. /.
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Kim Anh (2006), “Quản lý chuỗi cung ứng”, tài liệu hướng dẫn
học tập, ĐH Mở TP HCM.
[2]. David Blanchard (2013), “Quản trị chuỗi cung ứng – những trải nghiệm tuyệt vời”, NXB Lao động xã hội.
[3]. Huỳnh Thị Thúy Giang (2017), “Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng”,
NXB Đại học quốc gia TP HCM.
[4]. Lê Cơng Hoa (2012), “Giáo trình quản trị hậu cần”, NXB ĐH Kinh tế quốc dân
[5]. Nguyễn Thành Hiếu (2015), “Quản trị chuỗi cung ứng”, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
[6]. Nguyễn Khánh Trung (2015), “Giáo trình quản trị bán hàng”, NXB ĐH
Quốc gia TP HCM.
[7]. Michael. H.Hugos (2017), “Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng”, NXB
Alphabooks
[8]. Đoàn Thị Hồng Vân (2011), “Quản trị cung ứng”, NXB tổng hợp TP
HCM.
[9]. Trang web Brands VietNam, logistics4vn.com ………