NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 73 - 76)

CHƢƠNG 4 : TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ

4.2. NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Xuất phát từ đặc điểm lao động, từ vai trị, vị trí, chức năng của nhà quản trị nhƣ đã trình bày ở trên, ta thấy rằng hoạt động quản trị là hoạt động rất phức tạp, phong phú và đa dạng, đó vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật. Bởi vậy muốn hồn thành tốt cơng việc của mình, nhà quản trị phải có những phẩm chất cần thiết sau đây.

4.2.1. Những phẩm chất chính trị-tư tưởng, đạo đức

Những phẩm chất chính trị-tƣ tƣởng nói lên khuynh hƣớng hoạt động xã hội và lập trƣờng chính trị của nhà quản trị. Chúng bao gồm: long trung thành với Đảng, với Tổ

quốc, với nhân dân; niềm tin sâu xa vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng; thế giới quan khoa học; có quan điểm vững vàng kiên quyết chống lại mọi sai trái, biểu hiện không lành mạnh trong tập thể.

Những phẩm chất chính trị-tƣ tƣởng của nhà quản trị đƣợc thể hiện trƣớc hết trong quan điểm quản lý của họ. Chính quan điểm này sẽ đảm bảo phƣơng hƣớng giai cấp cho mọi suy nghĩ và hành động quản lý của mỗi ngƣời. Quan điểm quản lý cá nhân đúng đắn của nhà quản trị phải chứa đựng những cái chung của lập trƣờng và quan điểm quản lý của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời lại phải có cái riêng phản ánh các nhiệm vụ, điều kiện hoạt động của mỗi nhà quản trị và phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của đơn vị. Nhà quản trị phải cố gắng đặt lợi ích xã hội lên hang đầu trong mọi hoạt động của mình biết kết hợp hài hịa ba lợi ích cơ bản ở cơ quan, xí nghiệp mình. Quan điểm quản lý đúng đắn giúp nhà quản trị ln ln vì lợi ích của Đảng, của Nhà nƣớc mà lựa chọn, cân nhắc cán bộ, nhân viên dƣới quyền, biết xử lý vấn đề cán bộ theo nguyên tắc tính Đảng kết hợp với sự thận trọng và tế nhị đối với từng cán bộ, nhân viên. Quan điểm quản lý tích cực cịn đƣợc thể hiện trong việc khơng ngừng tìm cách nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công tác.

Những phẩm chất đạo đức của nhà quản trị nói lên trình độ trƣởng thành về ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và lập trƣờng đạo đức của họ. Sự trong sáng về đạo đức, sự tận tâm với cơng việc, sự quan tâm chăm sóc mọi ngƣời lao động, tinh thần phê và tự phê nghiêm túc, tinh thần tập thể chủ nghĩa... là những phẩm chất đạo đức mà mọi nhà quản trị đều phải có.

4.2.2. Những nét tính cách quan trọng của nhà quản trị

- Có lịng say mê làm lãnh đạo, có mục đích lý tƣởng rõ ràng, định hƣớng hoạt động

nhất quán.

- Có tỉnh ngun tắc, có sự địi hỏi cao đối với những ngƣời dƣới quyền.

- Có tính nhân đạo chủ nghĩa, biểu hiện ở đức thƣơng ngƣời, long từ bi, bác ái, long vị

tha đối với ngƣời khác.

- Có tính bình tĩnh, nó giúp cho nhà quản trị ln sáng suốt trong tƣ duy, lời nói và

việc làm trƣớc những khó khăn, khi nóng nảy.

- Tỉnh lạc quan giúp cho nhà quản trị luôn vui tƣơi, yêu đời khỏe khoắn, vừa có tác

dụng động viên mọi ngƣời xung quanh làm việc, vui sống tin tƣởng vào tƣơng lai.

- Tỉnh quảng giao giúp cho nhà quản trị dễ dàng hòa nhập với quần chúng, nắm bắt

đƣợc mọi tâm tƣ nguyện vọng của họ, tạo bầu khơng khí chan hịa trong tập thể.

- Nhà quản trị cần tránh: lịng tham lam danh vọng, tính khốc lác; cục cằn, thơ lỗ; tự

kiêu, tự đại; tính đa nghi và lịng đố kị, hay ghen ghét; những suy nghĩ nhỏ nhen, hay chấp vặt, thiếu lòng độ lƣợng; hay thiên lệch trong đối xử.

4.2.3. Những phẩm chất về năng lực

Nhà quản trị cần có những năng lực cần thiết nhƣ năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm.

* Năng lực tổ chức. Là sự tổng hợp những đặc tính phát triển cao của trí tuệ, ý chí, bảo đảm cho nhà quản trị nhận thức sâu sắc thực tế hoạt động quản trị cũng nhƣ cải tiến quá trình hoạt động quản trị.

Năng lực tổ chức bao gồm hai nhóm, đó là những phẩm chất chung (những ngƣời khơng hoạt động tổ chức cũng có thể có những phẩm chất này), và những phẩm chất chun biệt (nếu khơng có chúng thì khơng thể có năng lực tổ chức).

** Một số phẩm chất chung đó là:

- Sự nhanh trí, tức là khả năng vận dụng mau lẹ kiến thức, kinh nghiệm vào công

tác thực tế của mình.

- Tính cởi mở: sẵn sàng tiếp xúc với mọi ngƣời, biết lắng nghe họ, gợi chuyện họ để

thu lƣợm đƣợc những thông tin cần thiết.

- Ĩc suy xét sâu sắc: suy nghĩ, phân tích tìm tịi ra đƣợc đặc điểm, bản chất của mọi

vấn đề, tách rõ nguyên nhân với kết quả.

- Ĩc sáng kiến: tìm tịi đƣợc sáng kiến và giải pháp sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ

đƣợc tốt nhất.

- Óc quan sát: biết nhận ra cái chủ yếu, cái cần thiết.

- Tính tổ chức: làm việc có kế hoạch, có nề nếp khoa học.

Những phẩm chất trên tạo nền tảng cho năng lực tổ chức, chứ chƣa đủ để tạo nên năng lực tổ chức thật sự. Phải có them những đặc điểm chuyên biệt nữa mới đủ điều kiện.

** Những phẩm chất chuyên biệt:

- Sự nhạy cảm về tổ chức, cịn gọi là “linh cảm tổ chức”. Đó trƣớc hết là sự tinh nhạy

về tâm lý, là khả năng mau chóng đi sâu vào thế giới tâm hồn của mọi ngƣời, hiểu đƣợc nó? Điều khiển đƣợc nó. Nhà quản trị giỏi là ngƣời dễ dàng nhận biết đƣợc các phẩm chất và năng lực cơ bản của ngƣời khác, từ đó biết cƣ xử hợp lý, hợp tình và đặt đúng ngƣời đúng chỗ. Nhà quản trị cần có sự khéo léo ứng xử về mặt tâm lý tức là hiểu đƣợc đặc điểm tâm lý cơ bản của từng nhân viên và có cách ứng xử sát hợp với từng ngƣời. Sự nhạy cảm về tổ chức cũng đƣợc thể hiện ra ở đầu óc tâm lý thực tế, nghĩa là biết đặt mỗi ngƣời vào vị trí thích hợp để họ đóng góp đƣợc tốt nhất, nhiều nhất cho công việc chung.

- Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí, khơi dậy ở mọi ngƣời tính tích cực hoạt động.

Phẩm chất này biểu hiện trƣớc hết ở tính kiên quyết xã hội, tính yêu cầu cao đối với bản

thân và mọi ngƣời, năng lực thuyết phục, cảm hóa mọi ngƣời, tinh thần phê và tự phê nghiêm túc...

- Năng lực tổ chức địi hỏi nhà quản trị phải có năng lực trí tuệ đặc biệt, đó là: tốc độ tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin mau lẹ; sự linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển trong suy nghĩ; nhạy cảm với cái mới; có bề rộng, độ sâu và tầm xa trí tuệ; và có kỹ năng khai thác trí lực của ngƣời khác, của tập thể.

* Năng lực chuyên môn. Năng lực này thể hiện trƣớc hết ở sự am hiểu sâu sắc lĩnh

vực hoạt động của cơng ty, đơn vị mà mình phụ trách, nắm đƣợc tình hình chun mơn, quy trình, cơng nghệ sản xuất. Nhà quản trị phải có tƣ duy hệ thống về chuyên môn, xử lý đƣợc nhiều nguồn tin khác nhau (nhƣ về vật tƣ, trang thiết bị, hành chính, tổ chức.), nắm vững về năng lực và chỉ đạo điều hành đội ngũ cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật, cán bộ chủ chốt: Nhà quản trị phải nắm vững khoa học quản lý, có nghiệp vụ quản lý nhƣ: biết tổ chức, chuẩn bị và ra quyết định đúng lúc, kịp thời; biết tổ chức, chỉ đạo để thực hiện quyết định, thực hiện có kết quả cao :

* Năng lực sư phạm của nhà quản trị. Là hệ thống những đặc điểm tâm lý cá nhân đảm

bảo ảnh hƣởng giáo dục có hiệu quả đối với mọi thành viên cũng nhƣ đối với tập thể. Mục đích giáo dục là nhằm hình thành, củng cố, phát triển ở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho tồn xã hội.

Để đảm bảo chức năng giáo dục của mình, nhà quản trị phải có những năng lực sau:

- Phải có sự quan sát đặc biệt tinh tế. Nhờ có óc quan sát, nhà quản trị mới hiểu

đƣợc mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn con ngƣời đang vấp phải cũng nhƣ nhận ra khả năng ở mỗi ngƣời. Óc quan sát tinh tế giúp nhà quản trị có đƣợc những định hƣớng nhằm tiếp cận và gây tác động ảnh hƣởng lên ý thức con ngƣời, hƣớng ý thức đó vào những hoạt động cần thiết, có lợi cho cơng việc.

- Phải có khả năng mơ hình hóa. Đó là khả năng vạch ra đƣợc mơ hình phát triển

tƣơng lai của tập thể và từng cá nhân. Qua đó nhà quản trị tìm đƣợc những quyết định cần thiết cho hoạt động của tập thể.

- Phải có cường độ mạnh của sự ảnh hưởng và tác động. Khả năng này phụ thuộc

vào uy tín và tài thuyết phục của nhà quản trị.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)