I. Khái niệm và vai trị của tài chính doanh nghiệp
2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
2.2. Tạo lập các địn bẩy tài chính để kích thích, điều tiết các hoạt
tế trong doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ln cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều người, nhiều bộ phận với nhau, đặt trong mối quan hệ kinh tế. Vì vậy nếu sử dụng linh hoạt, sáng tạo các quan hệ phân phối tài chính để tác động đến các chính sách tiền lương, tiền thưởng, chính sách khuyến mãi, chiết khấu và các chính sách khuyến khích vật chất khác sẽ có tác động tích cực đến việc tăng năng suất, kích thích tiêu dùng, tăng vịng quay vốn và cuối cùng là tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu người quản lý phạm phải những sai lầm trong việc sử dụng các địn bẩy tài chính và tạo nên cơ chế quản lý tài chính kém hiệu quả, thì kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khi đầu tư vốn kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn vốn của mình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, vì vậy với tư cách là một công cụ quản lý hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp nhất thiết phải có vai trị kiểm tra để nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả của đồng vốn.
Thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu về khả năng thanh tốn, chỉ tiêu về cơ cấu tài chính, chỉ tiêu về hoạt động và chỉ tiêu khả năng sinh lời, cho phép doanh nghiệp dựa trên những căn cứ quan trọng để nhận biết được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp; trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện kịp thời,
điều chỉnh, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Để sử dụng có hiệu quả cơng cụ kiểm tra tài chính, địi hỏi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt cơng tác hạch tốn kế tốn, xây dựng các hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và duy trì nề nếp chế độ phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
II. Vốn và quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1. Khái niệm vốn kinh doanh
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều bị chi phối bởi quy mô, cơ cấu và tốc độ của vốn trong doanh nghiệp. Vốn là điều kiện tiền đề đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính, vốn cần được xem xét và quản lý trong trạng thái vận động và mục tiêu hiệu quả của vốn có ý nghĩa sống cịn đối với các doanh nghiệp.
Có khá nhiều quan điểm về vốn kinh doanh, song các quan điểm đều thống nhất ở điểm chung là vốn kinh doanh là giá trị của toàn bộ tài sản doanh nghiệp ứng ra để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Như vậy, vốn kinh doanh được biểu hiện bằng giá trị và đại diện cho một khối lượng tài sản nhất định. Giữa vốn và tiền có mối quan hệ với nhau:
- Muốn có vốn thì phải có tiền, song có tiền (thậm chí những khoản tiền lớn) cũng không phải là vốn.
- Một khối lượng tiền được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện như:
+ Tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực;
+ Tiền phải được tích tụ và tập trung đủ để đầu tư cho một dự án; + Tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.
Trong cơ chế thị trường, vốn cũng là hàng hóa nên được phép chuyển nhượng, mua bán.