Quản lý vốn cố định

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tín dụng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 40)

I. Khái niệm và vai trị của tài chính doanh nghiệp

3. Quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

3.1. Quản lý vốn cố định

3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định

Mục phân loại theo đặc điểm luân chuyển vốn nêu rõ vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Do vậy, khi đề cập đến vấn đề quản lý vốn cố định, trước hết tìm hiểu về TSCĐ và những đặc điểm của nó.

TSCĐ trong doanh nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao

động chủ yếu có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài được hình thành nhằm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... Theo chế độ hiện hành (điều 3, thơng tư số

45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ) tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ được quy định như sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do u cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Lưu ý:

- Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn ở trên, mà khơng hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vơ hình.

- Những khoản chi phí khơng đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch tốn trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định trong doanh nghiệp. Vốn cố định trong doanh nghiệp là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản dài hạn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; bao gồm giá trị TSCĐ, số tiền đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang, bất động sản đầu tư...

Đặc điểm vốn cố định. Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và

luân chuyển dần dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mỗi chu kỳ kinh doanh và được bù đắp từ doanh thu kinh doanh của doanh

nghiệp. Hay nói cách khác, cứ sau mỗi chu kỳ kinh doanh vốn cố định được tách thành 2 phần: một phần luân chuyển vào giá thành kinh doanh của chu kỳ kinh doanh này và phần còn lại sẽ được “cố định” chờ luân chuyển cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Cứ như thế cho đến khi nào TSCĐ hết thời gian sử dụng thì vốn cố định mới chấm dứt một vịng tuần hồn lưu chuyển giá trị.

3.1.2. Quản lý vốn cố định

Do có những đặc điểm trên, việc quản lý vốn cố định cần phải được thực hiện trên phương diện quản lý hiện vật và quản lý giá trị.

3.1.2.1. Quản lý hiện vật

Theo phương thức quản lý này, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện các nội dung sau:

- Phân loại TSCĐ để có biện pháp quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả hơn. Các căn cứ phân loại TSCĐ bao gồm:

+ Căn cứ vào hình thái vật chất: TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình.

+ Căn cứ vào quyền sở hữu: TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ th ngồi.

+ Căn cứ vào tình trạng sử dụng: TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm TSCĐ doanh nghiệp đang khai thác, sử dụng; TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý; TSCĐ chưa cần dùng.

- Phân cấp quản lý TSCĐ để lãm rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cấp trong quá trình quản lý TSCĐ.

- Thanh lý kịp thời những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhằm tránh lãng phí vốn, chi phí lưu kho tài sản, chi phí bảo quản tài sản; đồng thời doanh nghiệp có thể sử dụng tiền thu được từ thanh lý sữa chữa, nâng cấp, hoặc góp phần mua mới TSCĐ.

- Triệt để khai thác công suất sử dụng TSCĐ nhằm khắc phục hiện tượng hao mịn vơ hình của TSCĐ và giảm chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm được sản xuất từ TSCĐ đó.

- Thường xuyên bảo dưỡng định kỳ và sữa chữa lớn đúng hạn TSCĐ nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ.

3.I.2.2. Quản lý giá trị

Phương thức quản lý này gắn liền với cơng việc tính khấu hao TSCĐ và quản lý, sử dụng quỹ khấu hao của doanh nghiệp một cách hợp lý.

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ của doanh nghiệp sẽ bị hao mịn dần. Để bảo tồn và phát triển vốn cố định, giúp cho doanh nghiệp thu hồi đủ vốn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng; đồng thời tập trung được một lượng vốn để kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị và cơng nghệ, doanh nghiệp thực hiện tính khấu hao TSCĐ.

Trong thực tế có các phương pháp tính khấu hao cơ bản như: phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo sản lượng.

a. Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Khái niệm. Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp khấu hao

mà mức trích khấu hao trung bình hằng năm của TSCĐ là như nhau (bằng nhau) trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ.

- Nội dung. TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương

pháp khấu hao đường thẳng như sau:

+ Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo cơng thức dưới đây:

Mức trích khâu hao Nguyên giá của tài sản cố định

trung bình hằn

g năm Thời gian sử dụng của tài sản cố đinh của tài sản cố định

+ Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

+ Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó.

Ví dụ: Cơng ty A tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, mua

một TSCĐ (mới 100%) với giá ghi trên hóa đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là

5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng. Biết rằng: Giá mua trên hóa đơn, chiết khấu mua hàng, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt, chạy thử đều chưa thuế giá trị gia tăng 10%.

Yêu cầu: Tính mức trích khấu hao trung bình hàng năm (tháng) cho TSCĐ

trên. Biết rằng TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng của TSCĐ danh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2009.

Lời giải:

Nguyên giá TSCĐ = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng Mức trích khấu hao trung bình hàng năm:

120 triệu : 10 năm = 12 triệu đồng/ năm Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng:

12 triệu đồng : 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng

Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao TSCĐ đó vào chi phí kinh doanh.

- Ưu nhược điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng

+ Ưu điểm: Tính tốn đơn giản, dễ làm đối với từng loại TSCĐ; mức khấu

hao phân bổ vào chi phí đều qua các năm, dẫn đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm ổn định giữa các thời kỳ.

+ Nhược điểm: Khả năng thu hồi vốn chậm, khơng phản ánh chính xác giá trị hao mòn thực tế của TSCĐ và do đó khơng tránh khỏi hiện tượng hao mịn vơ hình.

b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

- Khái niệm. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh là

phương pháp khấu hao mà mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ giảm dần trong những năm đầu và điều chỉnh (theo phương pháp đường thẳng) trong những năm sau.

- Điều kiện áp dụng. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều

chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có cơng nghệ địi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

+ Là các máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm. - Nội dung

Mức trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau:

+ Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ:

Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

+ Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo cơng thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hằng Giá trị cịn lại Tỷ lệ khấu năm của tài sản cố định = của tài sản cố định x hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu

_ Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định x Hệ số hao nhanh

theo phương pháp đường thẳng điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao tài sản

cố định theo phương pháp = đường thẳng (%)

1

-------------------- - ------------- 7 ----- x 100%

Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh được xác định theo bảng sau:

Thời gian sử dụng TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm (t <= 4 năm) 1.5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t <= 6 năm) 2.0

Trên 6 năm (t > 6 năm) 2.5

+ Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số

dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình qn giữa giá

trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao

được tính bằng lấy giá trị cịn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

+ Mức trích khấu hao hàng tháng của TSCĐ bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Ví dụ: Cơng ty Hoa Lư mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử

mới với nguyên giá là 100 triệu đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ) là 5 năm.

Yêu cầu: Xác định mức khấu hao hàng năm, hàng tháng của TSCĐ

theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh.

Bài giải:

- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng: (1: 5) x 100 (%) = 20%

- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần: 20% x 2 = 40%

- Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định theo bảng sau: Đvt: 1.000 đồng Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hằng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao lũy kế cuối năm Giá trị còn lại/Thời gian sử dụng còn lại 1 100.000 100000 x 40% 40.000 3.333,333 40.000 20.000 2 60.000 60.000 x 40% 24.000 2.000 64.000 15.000 3 36.000 36.000 x 40% 14.400 1.200 78.400 12.000 4 21.600 21.600 : 2 10.800 900 89.200 10.800 5 10.080 10.800 : 1 10.800 900 100.000 10.800

Trong đó:

+ Mức khấu hao TSCĐ từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).

+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của TSCĐ (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ (21.800 : 2 = 10.800). [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (21.600x40% = 8.640) thấp hơn mức khấu hao tính bình qn giữa giá trị cịn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ (21.800 : 2 = 10.800)].

- Ưu nhược điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh + Ưu điểm: Phản ánh chính xác giá trị hao mịn thực tế của TSCĐ, khả

năng thu hồi vốn cố định nhanh, do đó hạn chế được hiện tượng hao mịn vơ hình của TSCĐ.

+ Nhược điểm: Tính tốn phức tạp, mức khấu hao phân bổ vào chi phí kinh doanh khơng đồng đều giữa các thời kỳ, ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh (giá thành sản phẩm những năm đầu thường quá lớn nên sản phẩm khó cạnh tranh).

c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng

- Khái niệm. Phương pháp khấu hao theo sản lượng là phương pháp khấu

hao mà mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ được tính theo sản lượng sản xuất trong năm.

- Điều kiện áp dụng. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích

khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ;

+ Cơng suất sử dụng thực tế bình qn tháng trong năm tài chính khơng thấp hơn 100% cơng suất thiết kế.

- Nội dung của phương pháp

+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lương, khối lượng sản phẩm theo cơng suất thiết kế.

+ Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, sản lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

+ Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài = sản cố định Số lượng sản phẩm sản xuất x trong tháng Mức trích khấu hao bình qn tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao Bình qn tính cho một = đơn vị sản phẩm

Nguyên giá tài sản cố định Sản lượng theo công suất thiết kế

+ Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo cơng thức:

Mức trích khấu Số lượng sản Mức trích khấu hao hao năm của tài = phẩm sản xuất x bình qn tính cho một sản cố định

trong năm đơn vị sản phẩm

Ví dụ: Cơng ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30 m3/giờ. Sản lượng thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng Số lượng sản phẩm hoàn thành (m3) 1 14.000 7 15.000 2 15.000 8 14.000 3 18.000 9 16.000 4 16.000 10 16.000 5 15.000 11 18.000 6 14.000 12 18.000

Yêu cầu: Tính mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo sản lượng.

Lời giải:

Mức trích khấu hao bình qn tính cho 1m3 đất ủi: 450.000.000 đồng : 2.400.000 m3

= 187,5 đồng/m3

Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:

Tháng Sản lư ợng thực tế tháng(m3) Mức trích khấu hao tháng (đồng)

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tín dụng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)