Các loại hình định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tín dụng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 56)

1. Các định chế tài chính ngân hàng

Các định chế tài chính ngân hàng là các tổ chức nhận tiền gửi, bao gồm: các ngân hàng thương mại, các tổ chức tiết kiệm (như các hiệp hội tiết kiệm và cho vay), các ngân hàng tiết kiệm và các liên hiệp tín dụng.

Hoạt động chủ yếu của các trung gian tài chính này là nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân. Sau đó sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng, đầu tư vào chứng khoán và thực hiện các hoạt động trung gian thanh tốn. Như vậy, thu nhập của tổ chức này có được từ tiền lãi cho vay và đầu tư chứng khốn; từ các khoản phí dịch vụ.

1.1. Ngân hàng thƣơng mại

NHTM là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Các NHTM vừa là tổ chức huy động vốn nhàn rỗi từ công chúng vừa là tổ chức cho vay đối với người cần vốn.

Nguồn vốn của NHTM huy động chủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn.

Nguồn vốn huy động này được sử dụng để cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và để mua chứng khốn chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương.

Hoạt động của NHTM chủ yếu là kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. Ngồi ra, NHTM cịn cung cấp các dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng và bn bán ngoại tệ.

NHTM dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất mà các chủ thể trong nền kinh tế thường xuyên giao dịch nhất.

1.2. Ngân hàng phát triển

NHPT là loại ngân hàng có chức năng chủ yếu là huy động vốn trung, dài hạn để cho vay các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các lĩnh vực ưu tiên, hoặc góp vốn, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hoạt động chính của NHPT

+ Tài trợ theo dự án (trung, dài hạn): là hoạt động quan trọng của NHPT, tài trợ theo dự án có đặc thù về vốn đầu tư lớn, khả năng và thời gian thu hồi vốn lâu, khó hoặc khơng sinh lời hoặc sinh lợi thấp.

+ Ngân quỹ: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi tại NHTM khác.

+ Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

+ Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: tài trợ xuất khẩu, cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng và xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Những hợp đồng liên quan đến mục tiêu tài trợ xuất khẩu của nhà nước thông qua tài trợ ưu đãi (vốn, quy mô, thời hạn và không tài sản đảm bảo) về vốn của chính phủ.

+ Cung cấp dịch vụ bảo lãnh, tư vấn đầu tư, thanh toán cho khách hàng bằng cách tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế.

- Nguồn vốn của NHPT

+ Nguồn từ NSNN: Vốn điều lệ của NHPT; vốn của NSNN cấp cho các dự án theo kế hoạch hàng năm; vốn ODA được chính phủ giao.

+ Vốn huy động:

❖Phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật. ❖Vay của quỹ bảo hiểm, các tổ chức tài chính - tín dụng trong và ngoài

nước.

❖Nhận tiền ủy thác của các tổ chức trong và ngồi nước.

❖Vốn đóng góp tự nguyện khơng hồn trả của các tổ chức kinh tế, xã

hội trong và ngoài nước.

❖Vốn ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ

chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội.

❖Tài trợ của NHTW (như mua lại các khoản nợ, bảo lãnh, cấp vốn, cho vay

lại...).

1.3. Ngân hàng đầu tƣ

NHĐT xuất hiện làm nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp, chính phủ phát hành các loại chứng khốn ra thị trường nhằm huy động các nguồn vốn cần thiết. Các loại chứng khốn phát hành có thể bao gồm cổ phiếu (chứng khốn vốn) hoặc trái phiếu (chứng khoán nợ). Do vậy, ngân hàng đầu tư đóng vai trị là một chủ thể trung gian quan trọng của nền kinh tế hoạt động trên thị trường vốn.

Ngày nay, NHĐT đã mở rộng các loại hình nghiệp vụ của mình sang các lĩnh vực khác và trở thành một chủ thể kinh doanh đa đạng lấy nghiệp vụ ngân hàng đầu tư truyền thống làm hoạt động cốt lõi. Các mảng kinh doanh chính của một NHĐT hiện đại ngoài nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (bao gồm dịch vụ phát hành chứng khoán và tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp), cịn có hoạt động đầu tư, nghiên cứu, quản lý đầu tư, ngân hàng bán buôn và nghiệp vụ nhà mơi giới chính.

1.4. Ngân hàng chính sách

NHCS thuộc sở hữu của nhà nước, nguồn vốn huy động chủ yếu do NSNN cấp, chủ yếu cho các đối tượng chính sách vay với lãi suất ưu đãi.

Ngân hàng chính sách có quyền nhận tiền gửi từ công chúng, tổ chức, dân cư, với lãi suất huy động ít hấp dẫn hơn so với các NHTM. Tuy nhiên, những người gửi tiền ở NHCS thường là những người có tấm lịng tự nguyện góp phần giúp ích cho xã hội.

1.5. Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay

Các hiệp hội này khá phổ biến ở Mỹ từ những năm 50. Nguồn vốn chủ yếu của các hiệp hội này là các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn. Phần cịn lại (khoảng 20 - 30%) vay từ các nguồn khác và vay của chính phủ địa phương hay Trung ương. Nguồn vốn thu được chủ yếu để cho vay bất động sản với thời gian dài. Sau những năm 80, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đã được cấp phép cung cấp các tài khoản thanh toán, cho vay tiêu dùng và thực hiện hàng loạt các hoạt động khác mà trước đây bị giới hạn ở các NHTM.

Ngày nay các hiệp hội tiết kiệm và cho vay còn chấp nhận cả những thành viên tham gia khơng với mục đích mua nhà mà chỉ là để hưởng lãi.

1.6. Ngân hàng tiết kiệm

Ngân hàng tiết kiệm được thành lập với mục đích huy động các khoản tiền tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội.

Phương thức hoạt động của ngân hàng tiết kiệm mang tính tương trợ là chủ yếu, chứ khơng như NHTM là nhằm mục đích kinh doanh là chính. Vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng tiết kiệm là từ tiền gửi tiết kiệm của dân chúng hoặc là vốn đóng góp của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ người nghèo là chính, hơn là đóng góp để kiếm lời.

Do tính chất đặc biệt của vốn huy động, các ngân hàng tiết kiệm cho vay rất thận trọng. Tiêu chuẩn hàng đầu trong vấn đề cho vay là sự an toàn. Đối tượng cho vay chủ yếu là các khoản vay cầm cố, thế chấp bằng nhà cửa, tài sản hoặc chứng khốn. Tiếp đó là đầu tư vào chứng khốn hoặc cho NHTM khác vay, nhìn chung những người được vay tiền tại các ngân hàng này cũng chính là những người đã gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Lãi suất cho vay thường rất thấp vì nó mang tính chất tương trợ nhiều hơn là kinh doanh.

Ở Việt Nam khơng có ngân hàng tiết kiệm riêng biệt, hầu như tất cả các NHTM đều có bộ phận quỹ tiết kiệm để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm hình thành nguồn vốn chung của NHTM.

1.7. Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ TDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của quỹ tín dụng phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.

về mặt cơ cấu, quỹ TDND là quỹ phi lợi nhuận. Các thành viên của quỹ góp tiền vào quỹ dưới hình thức mua các thẻ thành viên (tương tự như cổ phiếu) có mệnh giá bằng nhau sau đó bầu ra người quản lý quỹ. Chỉ có các hội viên của quỹ mới được hưởng những dịch vụ của quỹ.

Bản chất của quỹ tín dụng nhân dân là được thành lập dựa trên nguyên lý góp vốn của các thành viên, hoạt động tín dụng của quỹ TDND mang tính chất tương trợ, dựa trên sự hỗ trợ của các thành viên. Việc phân chia lợi nhuận tùy thuộc vào điều lệ của công ty.

Ở Việt Nam, quỹ tín dụng tồn tại dưới dạng các tổ chức tín dụng hợp tác. Đây là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng và luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống của các thành viên, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

2. Các định chế tài chính phi ngân hàng

Trung gian tài chính phi ngân hàng là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán. Các tổ chức này bao gồm công ty bảo hiểm, công ty tài

chính, quỹ đầu tư, cơng ty chứng khốn và các tổ chưc tài chính phi ngân hàng khác.

2.1. Công ty bảo hiểm

Khái niệm. Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính mà hoạt động chủ yếu

là nhằm bảo vệ tài chính cho những người có hợp đồng bảo hiểm về những rủi ro thuộc trách nhiệm của bảo hiểm, trên cơ sở người tham gia phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.

Đặc điểm. Đặc điểm của công ty bảo hiểm là thu nhận vốn theo định kỳ trên

cơ sở hợp đồng thỏa thuận với khách hàng, do đó có thể tập trung được nhiều nguồn vốn lớn và dự tính đầy đủ, chính xác về số tiền và thời gian thanh tốn.

Phương thức thực hiện. Cơng ty bảo hiểm thực hiện trung gian tài chính bằng

cách sử dụng phí bảo hiểm để đầu tư vào chứng khốn và các hoạt động đầu tư trung, dài hạn. Từ những tài sản có này, cơng ty bảo hiểm sử dụng để thanh toán cho những khoản tổn thất do rủi ro bất ngờ theo quy định của hợp đồng bảo hiểm với khách hàng.

Các loại hình bảo hiểm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội là sự

phát triển đa dạng của các loại hình bảo hiểm, trong đó có 2 loại hình bảo hiểm chủ yếu là bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm thương mại được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh

với việc quản lý các rủi ro. Các hình thức bảo hiểm thương mại gồm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xây dựng xây lắp, bảo hiểm thăm dị và khai thác dầu khí, bảo hiểm cây trồng, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm sắc đẹp...

Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm

đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho những người tham gia bảo hiểm xã hội khi ốm đau, suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động hoặc chết. Các chế độ bảo hiểm xã hội2gồm chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa 2 loại hình bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội là mức độ khó khăn trong việc dự đốn khả năng phải thực hiện khoản thanh

2

toán, thời điểm xảy ra sự kiện và độ lớn của khoản thanh toán phải thực hiện. Mặc dù đối với cả hai loại hình cơng ty bảo hiểm, cơng việc này đều khơng đơn giản, song người ta vẫn nhận thấy rằng ở cơng ty bảo hiểm xã hội, việc dự đốn thời điểm phải thực hiện thanh toán và khối lượng của nó có phần ít khó khăn hơn so với loại hình cơng ty bảo hiểm kia. Chính tính bất định của của thời hạn và khối lượng của khoản thanh toán là yếu tố quy định việc lựa chọn các chiến lược đầu tư của các nhà quản lý quỹ của các công ty bảo hiểm.

^ Bài đọc thêm:

MỘT SỐ CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

❖ Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI)

Thành viên Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 1996. Thực hiện kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, tiến hành hoạt động đầu tư và các hoạt động khác liên quan đến bảo hiểm.

Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư.

Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)

Lĩnh vực kinh doanh: giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặt cơng trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người và bảo hiểm tàu thủy.

❖ Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng

Kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ; Kinh doanh tái bảo hiểm.

❖ Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Viễn Đông

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Nhận và nhượng tái bảo hiểm các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ. Đầu tư và kinh doanh các lĩnh vực khác.

❖ Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Minh

Lĩnh vực kinh doanh: bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính. Kinh doanh bảo hiểm trực tiếp và kinh doanh tái bảo hiểm. Các dịch vụ liên quan như giám định, điều tra tính tốn, phân bổ tổn thất, đại lý giám định, đại lý giải quyết bồi thường của bên thứ ba.

❖ Công ty Liên Doanh Bảo Hiểm Quốc Tế Việt Nam (VIA)

Là công ty liên doanh trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản giữa Bảo Việt (Tập đồn tài chính bảo hiểm hàng đầu ở Việt Nam) và Tokio Marine & Nichido Fire (Tập đoàn bảo hiểm hàng đầu Nhật Bản).

Prudential Viêt Nam

Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu tư vào tháng 10 năm 1999.

Tập đoàn Bảo Việt

Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đồn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam kinh doanh cả 2 loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

2.2. Cơng ty tài chính

- Khái niệm. Cơng ty tài chính là loại hình cơng ty hình thành nguồn vốn

bằng cách huy động tiền gửi có kỳ hạn hoặc phát hành các thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu hay vay của các ngân hàng. Nguồn vốn huy động được sử dụng để cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. So với ngân hàng thương mại, các công ty tài chính khơng phải chấp hành luật dự trữ bắt buộc và không chịu sự điều tiết khắt khe của ngân hàng Trung ương nên có thể cung cấp các khoản tín dụng hấp dẫn hơn cho khách hàng.

- Các loại hình cơng ty tài chính. Các loại hình cơng ty tài chính hiện nay bao

gồm:

+ Cơng ty tài chính tiêu dùng

Cơng ty tài chính tiêu dùng này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hóa tiêu dùng. Hầu hết các khoản cho vay đều được trả góp định kỳ. Một cách cho vay khác là cơng ty cấp thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ thống cửa hàng bán lẻ.

+ Cơng ty tài chính bán hàng

Cơng ty tài chính bán hàng cung cấp tín dụng gián tiếp cho người tiêu dùng mua sắm hàng hóa của nhà sản xuất. Người tiêu dùng thỏa thuận với nơi bán hàng một hợp đồng mua hàng trả góp trong đó khách hàng phải trả tiền lãi suất theo kỳ. Các cơng ty tài chính này sẽ mua lại các hợp đồng đó và họ thường

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tín dụng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)