CHÍNH SÁCH TÀI KHỐ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 28)

3.1 Cơng cụ của chính sách tài khố

Chính sách tài khóa có thể hiểu là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô nhƣ tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát. Nhƣ vậy, việc thực thi chính sách tài khóa sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính sách thuế hoặc/và chi tiêu chính phủ. Cần phải lƣu ý rằng, chỉ chính quyền trung ƣơng (chính phủ) mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa, cịn chính quyền địa phƣơng khơng có chức năng này. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp phân biệt giữa một chính sách tài khóa với một chính sách chi tiêu thuộc phạm vi ngân sách theo phân cấp của chính quyền địa phƣơng.

Để thực thi chính sách tài khóa thì chính phủ sẽ cần phải sử dụng các cơng cụ của nó. Các cơng cụ của chính sách tài khóa bao gồm các cơng cụ về thuế, công cụ chi tiêu, và công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách.

Thuế

Có nhiều loại thuế khác nhau chẳng hạn nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản, v.v... nhƣng tựu chung lại có thể chia ra làm hai loại thuế là thuế trực thu (direct taxes) và thuế gián thu (indirect taxes).

Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của ngƣời dân, còn thuế gián thu là thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lƣu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.

Công cụ chi tiêu

Các chính sách chi tiêu của chính phủ cũng hết sức đa dạng nhƣng cũng có thể tạm chia thành hai phần chính là chi tiêu thƣờng xuyên (chẳng hạn nhƣ chi lƣơng cho công chức, chi cho các hoạt động giáo dục, y tế, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng) và chi đầu tƣ phát triển (chẳng hạn nhƣ chi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội).

Ngoài ra, chúng ta xem trợ cấp nhƣ một loại thuế âm và chi tiêu chính phủ (G) chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ của chính phủ.

Cơng cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách

Ngồi cơng cụ thuế và chi tiêu, các công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách hay tài trợ nợ của chính phủ (tạm gọi là nợ công) cũng đƣợc xem là một phần của chính sách tài khóa.

Nhƣ vậy, chúng ta thấy có ba trạng thái của cán cân ngân sách chính phủ (T – G):

 Nếu T > G => chúng ta gọi là thặng dƣ ngân sách

 Nếu T < G => chúng ta gọi là thâm hụt ngân sách  Nếu T = G => chúng ta gọi là cân bằng ngân sách

Lƣu ý rằng các khoản thu (T) và chi ngân sách (G) này không bao gồm các khoản vay và trả nợ. Khi đó trạng thái ngân sách sẽ đƣợc gọi là thặng dƣ/thâm hụt/cân bằng ngân sách cơ bản. Nếu tính cả các khoản vay trả nợ nữa thì gọi là thặng dƣ/thâm hụt/cân bằng ngân sách tổng thể.

3.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạch định chính sách tài khố

3.2.1 Mục tiêu

Cơng cụ để điều tiết nền kinh tế của chính phủ thơng qua thuế và chính sách chi tiêu mua sắm. Nếu trong điều kiện bình thƣờng, chính sách tài khóa dùng để tác động cho tăng trƣởng kinh tế. Còn khi nền kinh tế phát triển quá mức hoặc bị suy thối thì nó lại là cơng cụ đƣa nền kinh tế về trạng thái cân bằng nhất.

Về mặt lý thuyết thì chính sách tài khóa là một cơng cụ để khắc phục thất bại của thị trƣờng đồng thời phân bổ các nguồn lực có hiệu quả thơng qua việc thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thuế.

Công cụ phân phối, tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Mục tiêu của chính sách tài khóa sẽ làm để điều chỉnh phân phối thu nhập, tài sản, cơ hội hoặc rủi ro có nguồn gốc từ thị trƣờng. Tức chính sách này sẽ tạo lập sự ổn định về mặt xã hội để tạo nên môi trƣờng ổn định hơn cho việc tăng trƣởng và đầu tƣ.

Chính sách tài khóa sẽ hƣớng đến mục tiêu tăng trƣởng, định hƣớng phát triển. Dù tăng trƣởng trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả cũng là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa.

3.2.2 Nguyên tắc hoạch định

Trong trƣờng hợp ngân sách thặng dƣ (T > G) chúng ta thấy chính phủ khi đó có khoản tiết kiệm dƣơng. Khoản tiết kiệm này có thể đƣợc dùng để trả nợ cơng (do thâm hụt tích lũy trong những năm tài khóa trƣớc) hoặc cho vay nền kinh tế trong nƣớc hay nƣớc ngồi.

Ngƣợc lại, nếu ngân sách thâm hụt thì chính phủ sẽ phải đi vay để tài trợ cho phần thâm hụt đó. Có một số cách để chính sách tài trợ thâm hụt ngân sách, chẳng hạn nhƣ phát hành tín phiếu/trái phiếu chính phủ (nghĩa là đi vay trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài), bán bớt các tài sản quốc gia (chẳng hạn bán tài nguyên hay bán cổ phần

3 2

trong các doanh nghiệp nhà nƣớc) hoặc thậm chí có thể in tiền. Tất nhiên chính phủ sẽ phải cân nhắc các lựa chọn này vì mỗi một lựa chọn nhƣ vậy đều có lợi ích và chi phí kinh tế đi kèm. Chẳng hạn nhƣ vay nợ sẽ phải trả lãi suất, thậm chí vay nƣớc ngồi (vay ngoại tệ) sẽ còn chịu rủi ro biến động tỷ giá hối đoái. Tƣơng tự, nếu bán tài sản quốc gia có thể làm suy giảm nguồn lực của thế hệ tƣơng lai, hay in tiền có thể gây áp lực lạm phát và bất ổn vĩ mơ...).

Ngồi vấn đề lựa chọn kênh tài trợ thâm hụt, việc sử dụng nguồn tài trợ đó nhƣ thế nào cũng là một thách thức không nhỏ. Có một nguyên tắc tài trợ thâm hụt là chính phủ khơng nên đi vay để chi tiêu mà phải dùng cho đầu tƣ phát triển. Ngƣời ta gọi đó là nguyên tắc tài khóa vàng (golden rule). Ngụ ý ở đây là việc đi vay để chi tiêu sẽ không thể tạo ra nguồn tiền cho việc trả nợ trong tƣơng lai, ảnh hƣởng đến tính an tồn của nợ cơng. Thay vào đó, việc đi vay chỉ đƣợc dùng để tài trợ cho các dự án đầu tƣ có khả năng thu hồi vốn hoặc ít nhất là cũng tạo ra năng lực sản xuất cho nền kinh tế.

Chính sách tài khóa mở rộng là chi sách tăng cƣờng chi tiêu của chính phủ (G > T) thơng qua mở rộng chi tiêu và/hoặc giảm bớt nguồn thu thuế. Khi nền kinh tế suy thối, biểu hiện tình trạng sản lƣợng quốc gia ở mức thấp hơn mức sản lƣợng tiềm năng, (Yt < YP), để kích thích tổng cầu tăng lên, làm tăng sản lƣợng quốc gia, chính phủ cần tăng thâm hụt ngân sách bằng cách tăng chi tiêu G, hoặc giảm thuế ròng T, hoặc vừa tăng chi tiêu G vừa giảm thuế ròng T

Hình 2.3 Chính sách tài khố mở rộng

Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright

Ngƣợc lại, khi nền kinh tế có lạm phát cao (YE hay Yt > YP) để giảm tổng cầu, điều tiết sản lƣợng quốc gia về mức sản lƣợng tiềm năng, chính phủ cần giảm thâm hụt ngân sách bằng cách giảm chi tiêu G, hoặc tăng thuế ròng T, hoặc vừa giảm chi tiêu G vừa tăng thuế rịng T đây là chính sách tài khố thu hẹp

Hình 2.4 Chính sách tài khố thu hẹp

Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright

Nếu chỉ thay đổi chi tiêu G (không thay đổi thuế rịng T) thì lƣợng chi tiêu cần thay đổi là:

Nếu chỉ thay đổi thuế ròng T chi tiêu G (không thay đổi chi tiêu G) thì lƣợng thuế rịng cần thay đổi là:

T = Tx = AD0/-Cm

Nếu tác động đồng thời vào G và T thì lƣợng chi tiêu G và lƣợng thuế ròng T cần thay đổi thoả phƣơng trình:

 AD0,G + AD0,T =  AD0  G - CmT = AD0

3.3 Các tình trạng của ngân sách

Khái niệm: Ngân sách chính phủ là một bảng liệt kê một cách hệ thống các khoản chi tiêu của chính phủ và nguồn thu để thực hiện các khoản chi đó. Thâm hụt ngân sách chính phủ B (Budget deficit): Thâm hụt ngân sách chính phủ là phần chênh lệch giữa chi tiêu ngân sách và nguồn thu ngân sách của chính phủ. Vậy:

B = G – T

Ngân sách chính phủ có 3 trƣờng hợp có thể xảy ra:

 Khi B > 0 có nghĩa là G > T  bội chi ngân sách.  Khi B = 0 có nghĩa là G = T  cân bằng ngân sách.  Khi B > 0 có nghĩa là G < T  bội thu ngân sách

4. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƢƠNG

Khái niệm: Chính sách ngoại thƣơng là những quyết định của Chính phủ nhằm tác động đến thƣơng mại quốc tế thơng qua các chính sách đối với xuất khẩu, nhập khẩu.

Mục tiêu: Chính sách ngoại thƣơng nhằm mục tiêu cải thiện cán cân thƣơng mại. Cán cân thƣơng mại của một nền kinh tế chính là giá trị xuất khẩu rịng (NX) của nền kinh tế đó. Vậy, giá trị của cán cân thƣơng mại:

NX = X – M

Khi NX > 0  X > M  thặng dƣ thƣơng mại / xuất siêu. Khi NX = 0  X = M  cân bằng thƣơng mại.

Khi NX < 0  X < M  thâm hụt thƣơng mại / nhập siêu

4.1 Chính sách gia tăng xuất khẩu

Khi Chính phủ gia tăng xuất khẩu một lƣợng X thì tổng cầu và sản lƣợng cân bằng sẽ tăng lên, và vì nhập khẩu tỷ lệ thuận với sản lƣợng quốc gia nên do đó nhập khẩu cũng tăng lên. Tóm tắt q trình nhƣ sau:

Xuất khẩu tăng X  tổng cầu tăng AD = X  sản lƣợng tăng

Y = K. AD0 = K. X  nhập khẩu tăng M.

 M = Mm. Y = k. Mm. X (vì hàm nhập khẩu là M = M0 + Mm.Y)

 Mm.k < 1 M<X NX > 0 Cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện.

 Mm.k = 1  M = X  NX = 0  Cán cân thƣơng mại nhƣ cũ.

 Mm.k > 1  M > X  NX < 0  Cán cân thƣơng mại xấu hơn trƣớc.

Nhận xét: Khi tích số Mm. k <<< 1 (càng nhỏ hơn 1 càng nhiều) thì cán cân thƣơng mại càng đƣợc cải thiện tốt (X >>> M), do đó, chính sách của

Chính phủ là ln khuyến khích dân chúng gia tăng tiêu dùng hàng nội địa thay cho hàng nhập khẩu để cán cân thƣơng mại càng đƣợc cải thiện tốt hơn. Để thực hiện chính sách gia tăng xuất khẩu Chính phủ các quốc gia có thể sử dụng các biện pháp: đánh thuế nhẹ đối với sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ vốn với lãi suất thấp đối với nhà sản xuất hàng xuất khẩu, trực tiếp trợ cấp cho các nhà xuất khẩu…

4.2 Chính sách hạn chế nhập khẩu

Mọi chính phủ đều thƣờng có chính sách hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, khi chúng ta hạn chế nhập khẩu có khả năng các quốc gia có liên quan sẽ trả đũa lại bằng chính sách tƣơng tự: hạn chế hàng xuất khẩu của ta sang nƣớc họ. Trên tinh thần đó, chúng ta vẫn nên đẩy mạnh thƣơng mại quốc tế nhƣng chọn lựa nhập khẩu những mặt hàng mà năng suất sản xuất trong nƣớc không cao để tận dụng lợi thế so sánh.

Các biện pháp hạn chế nhập khẩu thƣờng đƣợc áp dụng nhƣ: tăng tỷ giá hối đoái, áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, đánh thuế nhập khẩu cao, thậm chí ban hành lệnh cấm nhập khẩu… Tùy chính sách phát triển kinh tế ở từng thời kỳ của nền kinh tế chính phủ sẽ quyết định lựa chọn biện pháp nào. Tuy nhiên, trong bối cảnh tồn cầu hố mạnh mẽ nhƣ hiện nay, chỉ có một con đƣờng là đẩy mạnh sản xuất trong nƣớc phát triển để có thể cạnh tranh với hàng hoá và dịch vụ nƣớc ngoài ngay trên thị trƣờng nội địa và thế giới.

CÂU HỎI CHƢƠNG 2 1. Giả sử có các hàm: C = 200 + 0,8 Yd T = 50 + 0,1 Y I = 100 + 0,2Y X = 500 G = 260 M = 30 + 0,23 Y

- Hãy cho biết ý nghĩa của các số hạng 0,8; 0,2; 0,1; 0,23 trong các hàm C, I, T và M ở trên.

- Xác định AD và giải thích các nhân tố AD0 và ADm .

-Hãy tính sản lƣợng cân bằng quốc gia theo phƣơng pháp đại số và phƣơng pháp đồ thị.

-Nếu đầu tƣ tăng 50, tiêu dùng của hộ gia đình tăng 220, chính phủ tăng chi tiêu 40 thì sản lƣợng cân bằng mới là bao nhiêu?

2. Chi tiêu đầu tƣ của chính phủ là gì? Chi tiêu đầu tƣ tƣ nhân là gì?

3. Chi tiêu của chính phủ cho hàng hố và dịch vụ và chi chuyển nhƣợng của chính phủ khác nhau nhƣ thế nào?

CHƢƠNG 3 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Giới thiệu:

Chƣơng này trình bày chính sách tiền tệ của chính phủ và các cơng cụ để thực hiện nó

Mục tiêu:

- Kiến thức: Mơ tả đƣợc chính sách tiền tệ của chính phủ và các cơng cụ để thực hiện chính sách tiền tệ

- Kỹ năng: Tính tốn đƣợc các bài tập tình huống và tính tốn liên quan đến lựa chọn chính sách tiền tệ phù hợp dựa theo tình trạng của nền kinh tế

- Thái độ: Nghiêm túc, chủ động, tích cực trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Nội dung

1. TIỀN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 1.1Tiền tệ 1.1Tiền tệ

Tiền đƣợc định nghĩa là “bất cứ cái gì đƣợc chấp nhận chung trong việc thanh toán để đổi lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc sử dụng trong việc trả các món nợ”.

Chức năng của tiền:

-Tiền là phƣơng tiện thanh toán: Tiền đƣợc dùng trong giao dịch mua bán hàng hoá dịch vụ. Vậy tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hố trực tiếp. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho q trình lƣu thơng hàng hố.

- Chức năng dự trữ giá trị: Tiền hơm nay có thể tiêu dùng giá trị của nó trong tƣơng lai. Vì thế nó tạo khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh tăng them thu nhập ở hiện tại, nhƣng có thể để dành kết quả đạt đƣợc cho tiêu dùng ngày mai. Vậy tiền là một tài sản tài chính, mà nhờ nó có thể mở rộng hoạt động tín dụng, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung nguồn vốn để mở rộng sản xuất.

- Chức năng làm đơn vị thanh toán: Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị đƣợc dùng để đo lƣờng giá trị các hàng hố và dịch vụ khác nhau. Nó cần thiết cho mọi nền kinh tế thông qua đơn vị đo ngƣời ta có thể đo lƣờng tính tốn các chi phí đầu vào, kết quả đầu ra. So sánh đối chiếu giữa đầu ra và đầu vào, xác định đƣợc kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh. Tiền cịn là cơ sở để hạch tốn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ sản xuất, lƣu thơng, tiêu dùng của tồn bộ nền kinh tế

Phân loại tiền

Trong thực tế tiền đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: tiền giấy, tiền kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá…Khơng phải mỗi loại tiền trên đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng. Khả năng chuyển đổi đƣợc xác định bởi tính dễ dàng chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phƣơng tiện có khả năng sẵn sàng đƣợc sử dụng cho việc mua bán hàng hoá dịch vụ.

Theo khả năng chuyển đổi có thể phân loại tiền nhƣ sau:

-Tiền mặt (M0): Tiền mặt lƣu hành với sự đa dạng với giá trị danh nghĩa, tuy không sinh lời nhƣng có khả năng sẵn sang thanh tốn cao nhất

-Tiền cơ sở (M1): Tiền mặt và tiền gởi ngân hàng không kỳ hạn đƣợc gọi là tiền cơ sở M1, loại tiền này khả năng thanh toán cũng rất cao, mức độ sẵn sang thanh toán chỉ kém hơn tền mặt. Loại tiền này đƣợc nhiều nƣớc coi là tiền giao dịch. Một trong những đại lƣợng đo mức cung tiền chủ yếu của một quốc gia

-Tiền cơ sở (M2): Gồm tiền M1 và tiền gởi ngân hang có kỳ hạn. Tuy mức độ chuyển đổi có kém hơn M1 nhƣng đây cũng là loại tiền có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt tƣơng đối cao do vậy loại tiền này cũng đƣợc coi là loại tiền có khả năng thanh tốn. Có nhiều quốc gia phát triển coi M2

Một phần của tài liệu Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)