CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 53 - 58)

1 .Tiền tệ

3. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

3.1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Ngân hàng Trung ƣơng là cơ quan thực thi các chính sách tiền tệ, Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả và tăng sản lƣợng, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Tuỳ đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi thời kỳ cụ thể cần phải xác định mục tiêu chủ yếu, mục tiêu thứ yếu. Vì chính sách tiền tệ chỉ có khả năng tác động vào thị trƣờng tiền tệ qua đó tác động vào tổng cầu và sản lƣợng. Nên việc kiểm soát tiền tệ của ngân hàng Trung ƣơng tập trung vào một trong hai công cụ chủ yếu là mức cung tiền hoặc lãi suất.

Việc gia tăng cung tiền thực tế sẽ làm tăng sản lƣợng cân bằng và làm giảm lãi suất. Ngƣợc lại nếu thu hẹp mức cung tiền thực tế sẽ làm giảm sản lƣợng và tăng lãi suất cân bằng.

Chính sách tiền tệ có thể đƣợc tiến hành độc lập với chính sách tài khố. Khi cần mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cả số lƣợng các doanh nghiệp và tăng cả quy mô hoạt động của các doanh nghiệp, có thể thực thi chính sách tiền tệ mở rộng

tăng mức cung tiền hoặc hạ lãi suất, khuyến khích đàu tƣ, tiêu dùng,. Khi chống lạm phát cao, có thể thực thi chính sách tiền tệ chặt hạn chế mức

cung tiền hoặc giữ lãi suất ở mức cao để hạn chế việc mở rộng tiêu dùng hoặc đầu tƣ..

Trong thực thi chính sách tiền tệ, phải theo dõi chặt chẽ sự biến đổi của thị trƣờng hàng hoá và thị trƣờng tiền tệ để xác định những biện pháp, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế

3.2 Cơng cụ của chính sách tiền tệ

Để thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ƣơng thƣờng sử dụng nhiều cơng cụ chính sách khác nhau, trong đó tập trung vào các chính sách chủ yếu nhƣ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trƣờng mở (OMO), lãi suất, công cụ tái cấp vốn, hay kể cả các cơng cụ mang tính hành chính.

Dự trữ bắt buộc: là phần tiền gửi của khách hàng tính theo một tỷ lệ nhất định do ngân hàng trung ƣơng quy định mà các ngân hàng thƣơng mại phải dự trữ lại và không đƣợc sử dụng để cho vay ra nền kinh tế. Dự trữ bắt buộc không đơn thuần là công cụ nhằm đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng mà quan trọng hơn đó chính là cơng cụ để ngân hàng trung ƣơng tác động đến khối tiền của nền kinh tế thông qua số nhân tiền tệ. Nhƣ ở bài giảng trƣớc chúng ta đã chứng minh rằng, số nhân tiền tệ sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Điều này có nghĩa là, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên thì độ lớn của số nhân tiền tệ sẽ giảm đi và ngƣợc lại. Khi đó, nếu ngân hàng trung ƣơng muốn mở rộng chính sách tiền tệ thì ngân hàng trung ƣơng không nhất thiết phải in thêm tiền và cung ứng ra nền kinh tế mà chỉ cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống. Ngƣợc lại khi ngân hàng trung ƣơng muốn thu hẹp chính sách tiền tệ thì chỉ cần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên.

Nghiệp vụ thị trường mở (OMO): Nghiệp vụ thị trƣờng mở là nghiệp vụ mua hoặc bán các giấy tờ có giá ngắn hạn , chẳng hạn nhƣ tín phiếu Kho bạc của ngân hàng trung ƣơng với các ngân hàng thƣơng mại. Theo đó, nếu muốn mở rộng chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ƣơng sẽ mua vào các giấy tờ có giá ngắn hạn và từ đó các ngân hàng thƣơng mại sẽ nhận đƣợc tiền thanh toán trái phiếu từ ngân hàng trung ƣơng. Khoản tiền thanh tốn này sau đó sẽ trở thành khoản dự

trữ dƣ mà các ngân hàng thƣơng mại có thể sử dụng để cho vay ra nền kinh tế và nhờ đó làm tăng khối tiền của nền kinh tế. Ngƣợc lại, nếu muốn thắt chặt chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ƣơng sẽ bán ngƣợc trở lại các giấy tờ có giá cho các ngân hàng thƣơng mại. Chúng ta cũng cần lƣu ý rằng, giấy tờ có giá ngắn hạn mà ngân hàng trung ƣơng giao dịch trên OMO thƣờng là tín phiếu kho bạc hay trái phiếu chính phủ. Đơi khi các ngân hàng trung ƣơng, nhƣ trƣờng hợp Việt Nam cũng tự phát hành tín phiếu của bản thân để hút tiền ra khỏi lƣu thơng thay vì bán tín phiếu kho bạc mà ngân hàng trung ƣơng đang nắm giữ.

Lãi suất tái chiết khấu hay lãi suất tái cấp vốn: Chúng ta biết rằng tái cấp

vốn là việc ngân hàng trung ƣơng sẽ tái cho vay lại các ngân hàng khi có nhu cầu thanh khoản hay vốn khả dụng nhằm đáp ứng một nhu cầu tài chính ngắn hạn nào đó. Việc cho vay lại này của ngân hàng trung ƣơng sẽ cần phải sử dụng một công cụ lãi suất để định giá khoản cho vay đó và ngƣời ta gọi đó là lãi suất tái cấp vốn. Lãi suất tái chiết khấu là một dạng của lãi suất tái cấp vốn, thân ho đó ngân hàng sẽ sử dụng lãi suất này để tái chiết khấu (tạm hiểu là để định giá) các giấy tờ có giá khi các ngân hàng thƣơng mại bán cho ngân hàng trung ƣơng. Chúng ta thấy rằng, công cụ tái cấp vốn chỉ có tác động một chiều lên khối tiền của nền kinh tế so với cơng cụ dự trữ bắt buộc hay OMO. Ngồi ra, ngân hàng trung ƣơng cũng có thể sử dụng các biện pháp hành chính nhằm can thiệp trực tiếp lên hệ thống ngân hàng và khối tiền của nền kinh tế.

Nhƣ vậy, ngân hàng trung ƣơng có thể tác động tới cung tiền thơng qua 3 công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trƣờng mở, lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong 3 công cụ này, nghiệp vụ thị trƣờng mở đƣợc sử dụng rộng rãi nhất. Ở các nƣớc phát triển hoạt động thị trƣờng mở diễn ra thƣờng xuyên. Đó là cơng cụ có tác động nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đƣợc biết đến nhƣ là công cụ đƣợc ngân hàng trung ƣơng thƣờng sử dụng vào thời điểm có

3.3 Ngun tắc hoạch định chính sách tiền tệ

- Mục tiêu cung tiền: Quy tắc này đƣợc ủng hộ bởi các nhà kinh tế tiền tệ, điển hình là Milton Friedman. Các nhà kinh tế tiền tệ tin rằng nguyên nhân chính gây ra các biến động của nền kinh tế là biến động của cung tiền. Với quy

tắc này, ngân hàng trung ƣơng sẽ ấn định mức tăng trƣởng cung tiền hàng năm ở mức thấp và ổn định nhằm duy trì sự ổn định của sản lƣợng, việc làm, và giá cả. Thông thƣờng tốc độ tăng trƣởng cung tiền đƣợc ấn định ở mức lớn hơn đôi chút so với tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm.

- Mục tiêu GDP danh nghĩa: Đây là quy tắc đƣợc các nhà kinh tế ủng hộ rộng rãi, đặc biệt là ở Mĩ. Theo quy tắc này, ngân hàng trung ƣơng sẽ công bố mức mục tiêu của GDP danh nghĩa – tức là GDP tính theo giá hiện hành. Nếu GDP danh nghĩa thấp hơn mức mục tiêu này, ngân hàng trung ƣơng sẽ tăng cung tiền nhằm kích thích tổng cầu và ngƣợc lại. Do mục tiêu GDP danh nghĩa cho phép chính sách tiền tệ phản ứng với những thay đổi của tốc độ lƣu chuyển tiền tệ nên hầu hết các nhà kinh tế tin rằng nó có thể mang lại sự ổn định về sản lƣợng và giá cả tốt hơn so với quy tắc của các nhà kinh tế tiền tệ.

- Mục tiêu lạm phát: Đây cũng là quy tắc đƣợc nhiều nhà kinh tế ủng hộ và đƣợc sử dụng phổ biến nhất bởi ngân hàng trung ƣơng nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Anh, Úc, Canada, Thụy Điển,… Theo quy tắc này, ngân hàng trung ƣơng sẽ công bố một mức mục tiêu đối với tỉ lệ lạm phát và điều chỉnh cung tiền, do vậy là lãi suất, khi tỉ lệ lạm phát thực tế lệch khỏi tỉ lệ lạm phát mục tiêu. Giống nhƣ quy tắc mục tiêu GDP danh nghĩa, quy tắc này cũng giúp nền kinh tế trung hòa đƣợc các cú sốc về cầu tiền. Ngoài ra, quy tắc mục tiêu lạm phát có lợi thế thêm nữa về tính minh bạch đối với cơng chúng.

- Quy tắc Taylor: Ngoài việc theo đuổi mục tiêu lạm phát ngân hàng trung ƣơng các nƣớc cịn có thể đồng thời theo đuổi mục tiêu đối với tỉ lệ thất nghiệp hoặc GDP thực – GDP tính theo giá so sánh. Đây chính là quy tắc đề xuất bởi nhà kinh tế John Taylor và đƣợc ngân hàng trung ƣơng Mĩ thực hiện trong nhiều năm qua. Theo quy tắc này, ngân hàng trung ƣơng sẽ điều chỉnh cung tiền và lãi suất bất cứ khi nào lạm phát lệch khỏi mức mục tiêu và/hoặc tỉ lệ thất nghiệp lệch khỏi mức thất nghiệp tự nhiên (Hoặc GDP lệch khỏi mức GDP tiềm năng trong dài hạn). Do mối quan hệ ngƣợc chiều giữa lạm phát và thất nghiệp khi điều chỉnh tiền tệ, nên điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách là phải kết hợp hài hòa đƣợc giữa hai mục tiêu này một cách đồng thời.

CÂU HỎI CHƢƠNG 3 1. Trình bày các chức năng của tiền

2. Trình bày quá trình tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thƣơng mại

3. Số nhân của tiền, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới số nhân của tiền

4. Hãy trình bày các nhân tố quyết định đến mức cung tiền và các công cụ mà ngân hàng trung ƣơng có thể sử dụng để điều tiết mức cung tiền.

5. Cầu về tiền, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến mức cầu về tiền

6. Giả sử hàm tiêu dùng C= 100 + 0,75YD, hàm đầu tƣ I = 150 – 10i, hàm chi tiêu của Chính phủ G = 50, hàm số thuế T = 10 + 0,1Y , hàm xuất khẩu ròng NX = 40 – 0,2Y.

a. Hãy viết phƣơng trình và vẽ đồ thị của đƣờng IS

b. Nếu chi tiêu của Chính phủ tăng lên 60, thì đƣờng IS sẽ thay đổi nhƣ thế nào?

c. Nếu Chính phủ khơng thay đổi chi tiêu mà thay đổi thuế T = 10 + 0,05 Y , thì đƣờng IS sẽ thay đổi nhƣ thế nào?

d. Đầu tƣ tƣ nhân thay đổi I = 150 – 20i , thì đƣờng IS thay đổi thế nào? bạn có nhân xét gì về độ dốc của đƣờng IS so với đƣờng IS ban đầu.

e. Nếu đƣờng MD = 0,4 Y – 5i thì đƣờng LM thay đổi nhƣ thế nào?, độ dốc của đƣờng LM thay đổi nhƣ thế nào so với đƣờng LM ban đầu.

7. Thị trƣờng hàng hoá và thị trƣờng tiền tệ đƣợc biểu diễn bởi các thơng số sau (đơn vị tính = tỷ đồng). C = 50 + 0,75 YD; T = 0,2 Y; I = 100 – 10i; G = 100; MD = 40 + 0,2 Y – 8i; MS = 100.

a. Viết phƣơng trình biểu diễn của đƣờng IS, LM b. Xác định mức thu nhập và lãi suất cân bằng.

c. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng 10 tỷ đồng. Hãy xác định mức lãi suất và thu nhập cân bằng.

CHƢƠNG 4 TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày đƣợc lý thuyết tổng cung và tổng cầu, xác định đƣợc các trƣờng hợp khi nào tổng cung, tổng cầu dịch chuyển

- Kỹ năng: Tính tốn đƣợc các bài tập tình huống và tính tốn về xác định mức giá và sản lƣợng cân bằng

- Thái độ: Chủ động, tích cực trong q trình học tập và nghiên cứu mơn học

Nội dung:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)