Sinh học và kỹ thuật nuôi cá Dĩa

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuỷ sinh vật cảnh (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 26 - 29)

Bảng 3.1 Một số loài cá rồng thường gặp trên thị trường cá cảnh

3. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá Dĩa

3.1. Đặc điểm sinh học

3.1.1. Nguồn gốc

Cá Dĩa được phát hịện vào năm 1840 bởi một nhà ngư loại học người Áo – Tiến sĩ Johann Jacob Heckel.

Cá phân bố ở các thủy vực thuộc sông Amazon từ Peru tới Venezuela, nơi có nhiều thực vật thủy sinh phát triển trong nước tĩnh, các đầm lầy, dọc bờ sơng kênh, nơi có độ acid yếu từ 6 – 6,5, nhiệt độ từ 24 – 280C.

3.1.2. Hình thái

Cá có dạng dẹp bên, trịn giống như cái dĩa. Màu sắc của cá biến đổi theo môi trường. Những màu cơ bản trên thân cá thay đổi từ màu nâu đến đỏ cam và xanh đậm. Màu biến đổi rộng theo địa phương, và trong cùng một lồi màu sắc cơ thể có thể thay đổi theo tập tính.

Phần cơ bản trên thân của các lồi là 15 – 18 đường ngang có màu đỏ nâu, xanh và chúng bất đầu từ mang đến cuốn vây hậu mơn. Bên cạnh đó, trên thân chúng có 9 vạch, 3 trong số này là xanh đậm. Vạch đầu tiên chạy qua mắt, các vạch còn lại xiên qua má, vây hậu mơn, vây hậu mơn, vây lưng có viền xanh nhạt điểm những chấm, vây bụng xanh nhạt.

3.1.3. Phân loại

Vị trí phân loại của cá Dĩa trong Lớp Cá Xương như sau: Bộ cá Vược: Perciformes

17 Họ cá Rơ phi: Cichlidae

Cá Dĩa có rất nhiều lồi, nhưng những lồi cá Dĩa có trong thiên nhiên sau đây thường gặp và phổ biến nhất là:

Lồi: Symphysodon aequifasciatus - cá Dĩa thơng thường, có các giống:

- Symphysodon aequifasciatus haraldi, Schultz 1960 - cá Dĩa xanh lam - Symphysodon aequifasciatus axelrodi, Schultz 1960 - cá Dĩa nâu

- Symphysodon aequifasciatus aequifasciatus, Pellegrin 1904 - cá Dĩa xanh lục

- Symphysodon tarzoo - cá Dĩa bông xanh

- Symphysodon discus: cá Dĩa đỏ. Cơ thể có các vây lưng, hậu mơn có màu đỏ nâu. Chiều dài cá trưởng thành khoảng 15 – 20cm.

3.3.4. Dinh dưỡng, sinh trưởng

Lúc nhỏ cá có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sau 1 tháng ương cá đạt 1 – 1.5 cm. Sau 3 tháng ương cá đạt 4 – 5 cm. Kích cỡ tối đa của cá ngồi tự nhiên 14 – 20 cm. Cá có chiều cao 7,5 cm trở lên có tỉ lệ sống cao hơn cá nhỏ 2,5 cm.

3.3.5. Sinh sản

Cá thành thục sau 1 năm tuổi, lúc này kích cỡ cá 8 - 10 cm.

Để có cá Dĩa sinh sản, thường phải ni ít nhất 5 cặp cá thành thục từ cá nhỏ để sau này chọn được 1 cặp thích hợp. Có thể chọn cá đực cái hoặc để cho cá bắt cặp tự nhiên. Khi chưa tới tuổi thành thục khó phân biệt đực cái, khi tới tuổi thành thục mới có sự khác nhau về hình dạng bên ngồi.

- Cá đực: hình dáng to, đầu gù, vây bụng xệ xuống, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào. Đến thời kỳ sinh sản gai sinh dục lồi ra ngắn, chia 2 thùy có dạng nhọn và hơi cong về phía sau.

- Cá cái: nhỏ hơn cá đực, đầu thẳng, phần bụng phía sau vây dưới thẳng theo chiều cong của toàn bộ bụng cá. Đến thời kỳ sinh sản, gai sinh dục lồi ra khoảng 3 mm có dạng tù và phẳng.

Cá đẻ quanh năm nhưng thường gián đoạn vào những tháng lạnh. Cá đẻ trứng dính nên bể đẻ phải có giá thể. Giá thể có thể là các cây thực vật thủy sinh có lá to, gạch tàu, rễ cây lớn, đá phẳng hay ống nước to. Bể đẻ phải đặt nơi khơng có người qua lại. Có thể dùng giấy sậm màu bao quanh bể. Mực nước trong bể 40 – 50 cm, thể tích nước 45 lít/1cặp. pH nước 5,5 – 6. Khơng nên sục khí

18

Cá có tập tính bắt cặp và dọn tổ trước khi đẻ, giai đoạn bắt cặp xảy ra trong vòng 7 - 10 ngày. Cặp cá sẽ tự tách ra một góc bể, dùng miệng làm sạch nơi cá đẻ. Tiếp đó chúng bơi sóng đơi, quấn qt bên nhau. Trước khi đẻ một vài ngày, cá có hiện tượng rùng mình, rung tồn thân, xếp vây lại, đơi lúc đứng n tại chỗ, ít bắt mồi. Khi đẻ, cá chúc đầu xuống 450. Lúc này gai sinh dục lộ rõ, màu sắc rực rỡ hẳn lên. Cá cái đẻ trứng theo chiều dọc giá thể, từ dưới lên. Cá đực cũng theo lộ trình đó tiết tinh để thụ tinh cho trứng. Số lượng trứng đẻ ra tùy thuộc vào tình trạng của cá cái, thường khoả ng 150 – 400 trứng/1lần đẻ. Khi cá đẻ, tuyệt đối khơng được làm cá hoảng sợ vì như thế cá bố mẹ sẽ ăn hết trứng mà chính nó đẻ ra. Cá thường đẻ vào buổi chiều, thời gian đẻ kéo dài khoảng 2 - 3 giờ.

Trứng được thụ tinh có màu trong suốt, trứng khơng thụ tinh thì bị vẩn đục. Sau 24 giờ, trứng thụ tinh chuyển sang màu trắng xám. Tuỳ vào nhiệt độ mà thời gian nở của trứng khác nhau. Trứng sẽ nở sau 60 giờ ở nhiệt độ 300C, còn ở nhiệt độ 26 – 280C thì sau 65 - 75 giờ cá sẽ nở. Trong lúc này cá bố và cá mẹ thay phiên nhau quạt nước cho trứng để cung cấp oxy cho trứng phát triển. Tỉ lệ trứng nở: 60 – 90%.

Cá bột mới nở khoảng 2mm, di chuyển trên giá thể, dinh dưỡng bằng nỗn hồng. Sau 3 ngày cá bột bơi lội tự do và bám vào cơ thể bố mẹ, ăn thức ăn do cơ thể bố mẹ tiết ra. Sau khoảng một tuần tuổi cá ăn ấu trùng artemia, trứng nước. Sau 2-3 tuần cá mẹ rời bỏ cá con lúc này cá con ăn được trùng chỉ và tách cá con ra nuôi riêng. Trong giai đoạn này ta thường xuyên thay nước.

3.2. Kỹ thuật nuôi

“Cá Dĩa là loại cá cảnh khó ni nhất trong các loại cá cảnh nước ngọt nhiệt đới” bởi vì cá Dĩa có rất nhiều điểm khác biệt về nhu cầu sinh thái, đặc điểm sinh học so với họ hàng cá Rơ phi của chúng nói riêng và các lồi cá cảnh nước ngọt nhiệt đới nói chung.

Chiều dài bể 60 - 100 cm. Bể nuôi cá đĩa phải rộng và sâu, mực nước khoảng 45 - 60 cm. Có thể ni cá đĩa từng nhóm khoảng 5 - 6 con trở lên.

Cá Dĩa đòi hỏi rất cao về chất lượng nước: Nhiệt độ thích hợp cho cá Dĩa

- Cá trưởng thành, cá sinh sản: 26 – 280C - Cá con (mới nở đến 5 – 6cm): 28 – 300C. Khoảng pH thích hợp cho cá Dĩa

+ Cá sinh sản: 6 – 6,2 + Cá con: 6,5 – 6,8

19 + Cá trưởng thành: 6 – 6,8.

Độ cứng của nước phù hợp cho cá Dĩa

+ Cá sinh sản: 3 – 100dH, tốt nhất : 5 – 6 0dH (10dH = 17,9 mg CaCO3/L) + Cá con (< 4 tuần tuổi): 8 – 100dH

+ Cá > 4 tuần tuổi: 8 – 150dH

Thức ăn cho cá ăn phải thay đổi thường xuyên, tránh sử dụng một loại thức ăn. Vì cá rất kén ăn. Thức ăn cho cá là cung quăng, trùng chỉ, cá nhỏ, thịt, gan bằm nhỏ và thức ăn khô. Cá rất háu ăn, nhưng chỉ nên cho ăn ngày 2 lần.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuỷ sinh vật cảnh (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)