Sinh học và kỹ thuật ni nhóm cá đẻ con

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuỷ sinh vật cảnh (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 43 - 46)

Bảng 3.1 Một số loài cá rồng thường gặp trên thị trường cá cảnh

8. Sinh học và kỹ thuật ni nhóm cá đẻ con

8.1. Đặc điểm sinh học

Nhóm cá đẻ con có khoảng 930. Trong đó 420 lồi thuộc nhóm hondrichthyans với 99 giống và 40 họ. Cịn lại, 510 lồi thuộc nhóm Osteichthys với 122 giống và 14 họ. Phần lớn cá trong 930 loài được xếp vào 5 họ là Poeciliidae (Họ cá ăn muỗi), Goodeida (Họ cá đẻ con Mexico), Hemiramphidae (Họ lìm kìm), nablepidae (Họ cá 4 mắt) và Jenynsiidae.

Những nét chung của nhóm cá đẻ con:

Cá thụ tinh trong và không đẻ trứng. Phôi phát triển trong bụng cá, chúng đẻ ra cá bột.

34

Cá đực đóng vai trị khơng quan trọng trong quá trình sinh sản. Một lần giao phối con cái có thể sinh sản nhiều lần.

Con cái nhỏ có thể cho nhiều cá con và liên tục. Tuy nhiên số lượng cá con trong mỗi lần đẻ thì thấp.

Cá bột phát triển trong cơ thể mẹ nên hoàn hảo hơn

Thiết kế bể đẻ: Do đặc tính cá này rất là hung hãn và cá bố mẹ ăn ngay cả cá con của chúng. Cho nên bể đẻ phải thiết kế sao cho cá con có nơi ẩn nấp. Nhiệt độ và pH nước ảnh hưởng đến sự hình thành giới tính. Tỷ lệ đực cái tự nhiên là 1:1. Tuy nhiên, do giới tính của cá chưa hình thành trong những ngày đầu vì thế việc hình thành giới tính sẽ chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện mơi trường và thức ăn chuyển giới tính.

8.1.1. Nhóm cá ăn muỗi Poeciliinae

Nhóm này có 19 lồi phân bố trong các thủy vực tự nhiên, cá sống phổ biến trong các kênh, ao, mương.

Cá ăn muỗi (Mosquito fish) sống phổ biến trong các kênh, ao, mương ở nước ta. Thân cá hơi dài hình thoi, mình dẹp ngang. Mắt nằm cao, viền trên của mắt nằm ngang với đỉnh đầu. Vây lưng nằm gần cuống đuôi hơn và hơi sau khởi điểm vây hậu môn.

Cá ăn muỗi tuy nhỏ nhưng là loài đẻ con hung hãn, nó gặm vây của các lồi cá khác và thường cắn nhau với các cá thể cùng loài. Cá sinh sản quanh năm. Cá cái đẻ khoảng 60 con (10 - 80 con) trong một kỳ đẻ và 6-8 tuần đẻ một lần. Cá sinh trưởng chậm và thành thục sinh dục sau khoảng một năm tuổi.

8.1.2. Cá khổng tước - cá bảy màu- cá guppy- Lebistes reticulatus hay Poecilia reticulata.

Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50 (dạng bảy màu thả ra sông diệt muỗi, ít màu sắc). Đầu thập niên 60 nhập dạng đuôi voan tam giác, đầu thập niên 70 nhập dạng da rắn, sau đó thường xuyên nhập thêm các kiểu hình mới.

Màu sắc cá thay đổi tuỳ theo chủng, thân thường có màu xanh, đỏ hoặc vàng. Vây lưng và đi phát triển to rộng, thường có màu ngược với thân: đỏ, xanh biếc, xanh đen, đỏ điểm vạch trắng, đỏ thẳm. Hiện nay người ta sưu tập được 15 dạng đi khác nhau như đi trịn, đi dạng bay, đuôi dạng mũi lao, đuôi dạng kẹp, đi dạng quạt. Cá có thể đẻ từ 20 - 100 cá bột sau 4 tuần ấp trong bụng. Cá mới đẻ dài 5 - 6mm. Cần tách cá con riêng ra trong một bể nuôi khác. Để lai tạo người ta thường chọn những chủng vây đuôi phát triển to, rộng. Cá 4 tháng tuổi đã trưởng thành.

35

8.1.3. Cá kiếm - Xiphophorus helleri- Sword tail fish.

Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc) Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước)

Tên khoa học: Xiphophorus hellerii Heckel, 1848 Tên tiếng Việt khác: Hồng kiếm; Đuôi kiếm.

Tên tiếng Anh khác: Red swordtail; Green swordtail.

Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, hiện đã sản xuất giống phổ biến. - Hình thái: Cá kiếm có dạng dẹp bên mang một bộ phận dạng dài đặc trưng dạng kiếm tạo ra bởi vây cuối cùng của thùy dưới của vây đuôi. Cá sống trong thiên nhiên lưng có màu xám ơliu, hơng có màu lục vàng hay lục lam và mép của các vây màu nâu. Một dãy màu đỏ hay tím sẫm đi từ mõm cá, qua mắt và đi tới phần gốc của đi. Ở cá đực, nó kéo dài tới kiếm. Kiếm cá có màu xanh lục, da cam, đỏ hay vàng nhưng mép ln có viền đen. Vây lưng màu vàng, có điểm thêm một hay nhiều dãy chấm đỏ. Cá cái có màu tương tự nhưng tối hơn.

- Sinh sản: Sau 5 - 6 tháng tuổi cá có thể đẻ. Thời gian cá mang con trong bụng kéo dài 4-6 tuần. Trung bình cá đẻ khoảng 50 con (20 - 200 con). Khi cá đẻ xong cần tách cá bố mẹ ra để tránh chúng ăn cá con. Hiện nay người ta đã lai tạo được cá có dạng song kiếm, có giá trị cao hơn cá đơn kiếm.

Tùy theo màu sắc của thân, chúng có các chủng loại như đỏ, xanh, đen. Cá kiếm đỏ: toàn thân màu đỏ, vây màu hồng nhạt.

Cá kiếm xanh: lưng xanh thẫm, một vệt đỏ hoặc da cam kéo dài từ mang đến tận cùng vây đuôi, kiếm và hông màu vàng hoặc xanh.

Cá kiếm đen: toàn thân màu xanh đen, óng ánh xanh lá cây.

8.2. Kỹ thuật nuôi

Chiều dài bể: 60 cm

Nhiệt độ nước (C): 18 – 28 Độ cứng nước (dH): 10 – 30 Độ pH: 7,0 – 8,5

Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể trồng nhiều cây thủy sinh với một ít thực vật nổi làm nơi trú ẩn cho cá con. Thả nhóm từ 6 con trở lên, nuôi riêng cá đực hoặc thả cá cái nhiều hơn cá đực vì cá đực thường liên tục đuổi ép cá cái. Cá cũng thích hợp trong bể ni chung.

36

Chăm sóc: Cá khỏe, dễ ni, thích ứng rộng các điều kiện môi trường và nguồn nước từ ngọt đến lợ.

Thức ăn: Cá ăn cung quăng, mùn bã hữu cơ, trùng chỉ, thức ăn viên ...

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuỷ sinh vật cảnh (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)