Phân biệt ếch đực và ếch cái theo các tiêu chuẩn sau

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuỷ sinh vật cảnh (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 68)

Ếch đực Ếch cái

Màng nhĩ lớn hơn mắt Màng nhĩ nhỏ hơn mắt Có chai sinh dục ở gốc ngón chi trước Khơng có chai sinh dục Dưới cằm có 2 túi phát âm Khơng có túi phát âm Khối lượng thân nhỏ nhơn Khối lượng thân lớn hơn

Ếch đẻ trứng trong nước và thụ tinh ngồi. Tùy theo kích cỡ mà số lượng trứng ếch đẻ ra khác nhau (từ 3000-6000 trứng/ một lần) và có thể đẻ 2-3 lần trong năm. Trứng đẻ ra được bao bọc trong khối màng nhày nổi trên mặt nước. Khối nhày có tác dụng bảo vệ trứng tránh va chạm, tránh bị vật khác ăn và làm tăng độ hội tụ ánh sáng vì thế làm tăng nhiệt độ, giúp trứng nở nhanh.

59

Trứng ếch phân cắt kiểu hoàn toàn và khơng đều. Trứng có cực động vật có màu đen ở nửa trên và cực thực vật có màu trắng ở nửa dưới. Trong điều kiện nhiệt độ 25- 30oC, thời gian phát triển phôi là 18-24 giờ. Sự biến thái của nịng nọc thành ếch con có thể được chia thành 2 thời kỳ:

Thời kỳ 1: Nịng nọc mới chỉ có đầu, thân và đi.

Khi mới nở nịng nọc chưa có mắt, đi đơn giản nằm trong khối chất nhày. Sau 3-4 ngày nịng nọc xuất hiện mang ngồi. Có đường bên, chưa có miệng mà chỉ có giác bám hình chữ V. Chúng bám vào cây cỏ thủy sinh.

Sau khi nở 4-6 ngày thì mang ngồi tiêu biến và mang trong hình thành. Cơquan bám tiêu biến và xuất hiện miệng hình phễu có răng mơi, lỗ thở xuất hiện. Ðuôi kéo dài, lỗ hậu môn và mắt xuất hiện. Nòng nọc bơi lội dễ dàng trong nước. Thức ăn chủ yếu là động vật thủy sinh cỡ nhỏ.

Thời kỳ 2: Xuất hiện các chi.

Chi trước xuất hiện trước và ẩn dưới da, tiếp theo là chi sau. Ðuôi và mang tiêu biến đồng thời xuất hiện mi mắt, lưỡi, phổi, cơ. Hệ tuần hồn, hệ tiêu hóa, da cũng được biến đổi. Sau đónịng nọc trở thành ếch con.

Khi tới thời kỳ biến thái, các tuyến nội tiết hoạt động rất mạnh. Kích thích tố giáp trạng có tác dụng quyết định đến sự biến thái của ếch. Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến q trình này. Nhiệt độ thấp hơn 22oC nịng nọc biến thái rất chậm.

Ở nhiệt độ 28-30 oC, sau 3 tuần nòng nọc sẽ biến thái thành ếch con. Sau khi một tháng nuôi đạt ếch giống 20-25 g/con. Sau 4-6 tháng nuôi ếch đạt 80- 100g/con.

2. Kỹ thuật sản xuất giống ếch Thái Lan 2.1. Nuôi vỗ ếch bố mẹ 2.1. Nuôi vỗ ếch bố mẹ

Ếch bố mẹ có thể chọn từ ếch thành thục trongtự nhiên hoặc từ đàn ếch thịt sau khi thu hoạch. Ếch chọn cho sinh sản nên có kích cỡ lớn hơn 100g/con, béo, khỏe và trên 1 tuổi, tốt nhất là 2-3 năm tuổi. Ðể chủ động tạo nguồn ếch bố mẹ tốt, trước mùa sinh sản cần ni vổ tích cực để ếch thành thục.

Thành phần thức ăn có hàm lượng đạm cao (35-40% ) sẽ có tác dụng thúc đẩy ếch thành thục nhanh hơn. Khẩu phần ăn là 5-10% trọng lượng thân. Tỉ lệ đực cái là 1:1. Nếu có điều kiện nên ni riêng ếch đực và ếch cái. Khi ếch cái thành thục có bụng phình to, mềm.

60

Theo dõi và chăm sóc. Mật độ thả ếch bố mẹ trung bình 5-6 cặp/m2. Trong q trình ni ếch đẻ, nước phải trong sạch. Cần lưu ý trước khi đẻ 3-4 ngày, ếch đực bắt đầu kêu báo hiệu.

2.2. Cho ếch đẻ

Ao cho ếch đẻ. Ao cho ếch đẻ phải chọn nơi yên tĩnh, dễ dàng trong việc cấp thốt nước. Diện tích chỉ cần 10-15m2. Ao cho đẻ nên chia hai phần: phần có mực nước sâu 10-15cm là nơi cho ếch bắt cặp và đẻ, diện tích phần này chiếm khoảng 30%, phần còn lại sâu 30-40cm để ếch bơi lội và gọi đàn trước khi bắt cặp.Trong ao có thả thực vật thủy sinh nhưlục bình chiếm 1/2 diện tích ao. Xung quanh ven bờ ao nên tạo bóng mát và nên làm những ụ rơm rạ ven bờ cho ếch vào trú ẩn.

Vườn cho ếch đẻ. Các khu vườn quanh nhà đề có thể tận dụng để cho ếch sinh sản. Cũng giốngnhưao, diện tích vườn khoảng 10-20m 2. Trong vườn cần đào một rãnh nhỏ cho ếch đẻ với chiều rộng 50-60cm, sâu 30-40cm và mức nước sâu 10-15cm. Trên khu vườn cũng cần trồng cây che mát và làm nơi trú ẩn cho chúng. Xung quanh vườn nên rào kỹ bằng lưới hay tường tránh ếch thất thoát. Tuy nhiên cần chú ý rào phải trơn nhẵn tránh làm xây sát ếch.

Thông thường sau những trận mưa rào và vào lúc sau nửa đêm là thời gian ếch đẻ tập trung nhất. Trong thực tế người ta có thể tạo mưa nhân tạo để kích thích ếch đẻ sớm bằng cách phun nước từ 11 giờ đêm đến sáng. Ðể ếch đẻ hiệu quả cần giữ môi trường xung quanh thật yên tĩnh.

Trứng sau khi đẻ nằm trong khối chất nhày nổi lên mặt nước. Những trứng khơng có cực động vật màu đen là trứng ung. Số lượng trứng đẻ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng ếch, độ tuổi của ếch. Thông thường ếch đẻ 3.000- 6.000 trứng tương ứng với khối lượng ếch cái 200-250g.

2.3. Ấp và ương nòng nọc đến 7 ngày tuổi

Dụng cụ dùng ấp trứng ếch và ương nịng nọc trong giai đoạn đầu có thể là những thau, chậu, bể lót nilon, giai hay bể xi măng.

Nếu để ếch đẻ dưới ao, hoặc trong các rãnh nước trong vườn rhì cần thu trứng về ấp trong các dụng cụ đã chuẩn bị trước. Khi vớt trứng thao tác phải nhẹ nhàng, không làm trứng vón cục và khi đưa trứng vào ấp khơng lật ngược khối trứng vì cần để cực động hướng lên trên. Mức nước trong các dụng cụ từ 10-15cm và có nước lưu thơng liên tục. Mật độ ấp từ 20000-30000 trứng/m2 .

Khi ấp trong giai bằng lưới nilon mềm, giai đặt ngập 15-20cm trong ao nước sạch. Nước có thể lưu thơng nhẹ, nếu khơng sau 3-4 giờ cần đảo nhẹ nước quanh giai một lần. Mật độ ấp trứng trong giai cũng từ 20.000-30.000 trứng/m2.

61

Trong quá trình ấp cần bảo đảm điều kiện tối ưu cho trứng phát triển. Nước phải trong sạch, không nhiễm bẩn. Không nên dùng nước máy trực tiếp mà nên sục khí 2- 3 ngày để cho bay hết Chlorine.

Ðảm bảo oxy đầy đủ (3-5mg/l), pH từ 7-8 và nhiệt độ 25-300C. Nhiệt độ quá cao (trên 330C) hay quá thấp (dưới 15oC) trứng sẽ bị ung hoàn toàn.

Trong điều kiện nhiệt độ 25-300C, trứng nở sau 18-24 giờ. Sau khi nở 4-8 giờ vớt lớp váng nhày ra khỏi bể ấp và sau 30 giờ nên thay nước. Nòng nọc nở ra cịn yếu và có khối nỗn hồng nặng nên bám dưới đáy.

3 ngày đầu (sau khi nở) nịng nọc dinh dưỡng bằng nỗn hoàng. Từ ngày thứ 3-4 cho ăn lịng đỏ trứng luộc chín với lượng 2 trứng/10.000 con/ngày. Cho ăn 4-5 lần/ngày.

Ngày thứ 5-6 lượng cho ăn tăng dần 4-5 trứng/ngày. Có thể dùng cả lịng đỏ và lịng trắng trứng tươi, cám nấu, cá tươi xay nhuyễn hoặc động vật phù du cho ăn bổ sung. Sau ngày thứ 7, nòng nọc đã khoẻ và chuyển sang ao ương.

3. Kỹ thuật ương, nuôi ếch Thái Lan

3.1. Ương nòng nọc từ ngày thứ 8 thành ếch con. 3.1.1.Chuẩn bị ao ương 3.1.1.Chuẩn bị ao ương

Ðây là bước chuẩn bị cần thiết để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho nòng nọc trong

Giai đoạn đầu.

Ao ương nịng nọc chỉ cần kích thước nhỏ (50-100 m2) với mức nước sâu 40-50cm. Trước khi thả nòng nọc ương cần chuẩn bị ao kỹ càng bằng cách bón vơi 10 kg/100m2 và bón lót phân hữu cơgây màu nước 20-30 kg/100m 2 ao. .

3.1.2. Chăm sóc quản lý

Nịng nọc ương với mật độ 1000-3000 con/m 2. Trong 10 ngày đầu thức ăn bổ sung bao gồm các loại bột bắp, bột gạo nấu chín (70%) và cá, giun, ốc xay nhuyễn (30%). Việc tập cho ếch quen với mồi tĩnh, thức ăn công nghiệp cũng bắt đầu vào thời gian này. Có thể bổ sung 01 trứng gà hoặc vịt tươi sống. Lượng thức ăn trung bình 0,1kg/ngày/10.000 con. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều.

Sau 2 tuần, mang bắt đầu thối hóa, phổi hình thành và nịng nọc bắt đầu ngoi lên mặt nước để đớp khí, chân cũng xuất hiện. Lúc này nên thả bèo hay lục bình vào ao (1/3 diện tích) làm giá thể cho nịng nọc .

62

Cùng với sự biến thái, đuôi bị tiêu biến dần. Lúc này ếch có thể sử dụng nguồn dinh dưỡng từ chính sự thối hố của đi. Vì thế có thể giảm lượng thức ăn một nửa hay có thể ngừng hẳn. Ếch con được định hình từ ngày 18-22 ngày sau khi ương và bắt đầu đời sống trên cạn.

Cần lưu ý nguồn nước sử dụng phải sạch. Bắp cày, cá dữ và sự ăn nhau là nguyên nhân chính làm giảm tỉ lệ sống của nịng nọc.

3.2. Ni ếch con thành ếch giống

Sau khi ếch con được hình thành, tập tính sống đã thay đổi vì thế cần phải chuyển

Ếch sang ao khác thích hợp hơn. Lúc này ếch có trọng lượng trung bình 2-5 g/con.

Ao ni có diện tích 10-20m2 với mức nước sâu 30-50cm. Ðất ao là đất nền cứng.

Bờ ao nên thiết kế có độ dốc thấp (i=20-30%) để tạo điều kiện cho ếch lên xuống.

Xung quanh bờ đặt các ống tre hay ống nước để cho ếch trú ẩn và trồng dây leo để che mát cho ao. Ngồi ra có thể ni ếch giống trong khu vườn quanh nhà được rào kỹ và có những rãnh nước nhỏ .

Mật độ ếch thả 500-1.000 con/m2. Trong giai đoạn này thức ăn cho ếch bao gồm các mồi di động nhưcá con, giáp xác nhỏ, trùng chỉ, giun đất, và có thể kết hợp với thức ăn hổn hợp (70% ngũ cốc nấu và 30% cá, ốc xay nhuyễn). Để tập cho ếch quen với mồi tĩnh có thể giảm dần tỷ lệ mồi động và tăng dần tỷ lệ mồi tĩnh (ở tuần lễ đầu 75% mồi di động và 25% thức ăn hổn hợp sau khoảng 2-3 tuần giảm dần thức ăn di động và và tăng dần thức ăn hổn hợp đến tỉ lệ 25% và 75%). Lượng thức ăn cho ếch trung bình 7-10% trọng lượng. Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể mà điểu chỉnh cho thích hợp. Nên cho ếch ăn trên sàn đặt trên bờ đất. Cho ăn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Hằng ngày phải vệ sinh sàn ăn. Sau 1-2 tuần thay nước 1 lần.

Để tránh hiện tượng chúng sát hại lẫn nhau cần phân cỡ và san nuôi riêng. Với điều kiện chăm sóc tốt ếch có thể đạt trọng lượng 25-30g/con sau một tháng ương nuôi.

3.3. Nuôi ếch thịt

Hiện nay, có nhiều dạng ni ếch khác nhau nhưni trong ao với 1/4 diện tích đất khơng ngập nước, phần ngập nước có bè nổi (1/5 diện tích) cho ếch lên xuống ăn mồi diện tích ni từ 50-100m2.

63

Cơng tác chuẩn bị và tạo sinh cảnh cho ếch trú ngụ nhìn chung cũng giống nhưao ni ếch con. Ngồi ra, có thể làm nhiều hang cho ếch trú ẩn bằng cách xếp gạch quanh bờ ao để tạo hang sâu khoảng 40cm. Trong khu vườn hoặc quanh bờ ao có thể trồng mướp vừa giúp tạo bóng mát, vừa là nơi trú ẩn vừa kích thích cơn trùng đến làm mồi cho ếch khi mướp ra hoa. Ban đêm có thể treo đèn điện quanh ao vừa bảo vệ và vừa dẫn dụ côn trùng đến làm mồi cho ếch.

Mật độ ếch nuôi thịt từ 40-60 con/m 2. Thức ăn là các loại giun, tôm, cua, tép, cơn trùng, giịi ruồi và thức ăn chế biến nhưtrường hợp nuôi ếch giống. Khẩu phần ăn là 7-10% trọng lượng thân. Sau thời gian ni 6-8 tháng ếch có thể đạt kích cỡ thương phẩm và thu hoạch.

3.4. Thu hoạch và vận chuyển 3.4.1. Thu hoạch 3.4.1. Thu hoạch

Việc đánh bắt thu hoạch ếch thơng thường bằng lưới với kích thước mắc lưới khác nhau tùy từng giai đoạn của ếch. Ðối với nịng nọc có thể dùng lưới cá hương, ếch con dùng lưới ni-lon mắt lưới 2a = 6-14mm và ếch thịt 2a = 16-30mm.

Quá trìnhđánh bắt cần thao tác nhẹ nhàng, dụng cụ chứa ếch cụ cần trơn nhẵn để tránh xây xát gây thương tích cho ếch. Thời điểm tốt nhất để đánh bắt là lúc sáng sớm hay chiều mát, nhiệt độ thích hợp từ 25-300C.

3.4.2.Vận chuyển

Trước khi thu hoạch và vận chuyển, cầnphải ngừng cho ăn và luyện ếch bằng cách gom chúng lại với mật độ dày cho quen dần với điều kiện chật hẹp để giảm tỉ lệ tử vong trong quá trình vận chuyển.

Vận chuyển nịng nọc. Nịng nọc có thể được vận chuyển trong túi nilon có bơm Oxy với mật độ 1000 con/lít nước hay trong các thùng, chậu với mật độ 50- 100 con/l. Trong điều kiện nhiệt độ 25-300C và đã luyện kỹ, tỉ lệ sống có thể đạt 100%.

Vận chuyển ếch con và ếch thịt.

Có thể vận chuyển ếch bằng nhiều dụng cụ khác nhau nhưthùng gỗ, thùng xốp, thùng kim loại có lổ thơng hơi. Phía trong các dụng cụ này cần xếp một lớp bèo hoặc cỏ mềm để giữ ẩm và tránh xây xát ếch trong quá trình vận chuyển. Mật độ vận chuyển đối với ếch con từ 20-40 con/lít thể tích dụng cụ. Có thể dùng bao tải ướt để vận chuyển ếch ếch thịt. Trong quá trình vận chuyển, cần giữ đủ độ ẩm cho ếch.

4. Một số bệnh thường gặp trên ếch Thái Lan 4.1.Bệnh trướng hơi 4.1.Bệnh trướng hơi

64 Giai đoạn mắc bệnh: Nòng nọc.

Nguyên nhân: Do nước bẩn, thức ăn dưthừa, hôi thối.

Triệu chứng: Nòng nọc bị mắc bệnh này bụng trương to, ngửa lên rồi chết Cách phòng: Thay nước thường xuyên, giữ môi trường trong sạch. Nên cho ăn nhiều lần trong ngày, không cho ăn quá dư thừa.

4.2. Bệnh do trùng bánh xe

Giai đoạn mắc bệnh: Nòng nọc. Nguyên nhân: Do Trichodinagây ra.

Triệu chứng: Có nhiều điểm trắng bạc trên da và đi, thân có nhiều dịch nhờn.

Cách phịng: Dùng CuSO4 phun xuống ao với lượng 2-3mg/l hoặc tắm với lượng

5-7mg/l trong 10-15 phút hoặc tắm 5-10 phút trong với nước muối nồng độ 2-3%

4.3. Bệnh đốm đỏ

Giai đoạn mắc bệnh: Ếch giống.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla. Triệu chứng: Xuất hiện nhiều đốm đỏ ở đùi.

Cách phòng: Thay nước thường xuyên, giữ môi trường trong sạch. Dùng CuSO4

phun xuống ao với lượng 1,5mg/l.

4.4. Bệnh đường ruột

Giai đoạn mắc bệnh thường gặp ở ếch giống. Nguyên nhân: Do vi khuẩn gây ra.

Triệu chứng: phân ếch màu trắng hay phân sống, nếu bị nặng hậu mơn bị đỏ, có máu chảy ra khi nhấn vào.

Cách phòng: Dùng Ganidan trộn vào thức ăn nấu chín với liều1viên (500mg) trộn với 1kg thức ăn (dùng cho 1000-3000 con). Cho ăn liên tục 3-4 ngày.

65

CHƯƠNG 5

KỸ THUẬT NI CÁ CHÌNH MH36-05

Giới thiệu:

Cá Chình (Ell) từ lâu đời là đối tượng rất quen thuộc trong tiêu dùng ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều món ăn hấp dẫn trong các nhà hàng sang trọng cũng điều có sự hiện diện của cá Chình. Nghề ni cá Chình trên cơ sở đó phát triển nhiều nơi với nhiều hình thức, từ ni quảng canh đến thâm canh, trong ao hồ hay trong bể.

Ở Nhật, nghề ni cá Chình đã bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 ở Tokyo. Trong suốt những năm của thế kỷ 20, nghề này đã mở rộng đáng kể ở 3 vùng trung tâm của Nhật: Shizuola, Aichi, Mie. Năm 1942 tổng diện tích ao ni cá Chình khoảng 2.000 ha. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, nghề nuôi cá đã bị hạn chế và sau đó được phục hồi nhanh chóng với khoảng 2.500 ha vào năm 1972. Hiện nay nghề ni cá Chình khơng chỉ phát triển mạnh ở 3 vùng trên mà còn được mở rộng đến các vùng ở phía Nam, với các hình thức thâm canh cao độ, thức ăn được cơng nghiệp hóa, so với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 2.000 tấn/ năm, sản lượng cá nuôi đạt được rất cao với 14.000 tấn vào 1972 và 27.000 tấn vào năm 1977 .Tuy nhiên, nghề ni cá Chình ở Nhật vẫn dựa chủ yếu vào nguồn giống thu mua từ các nước lân cận như: Nam Triều Tiên, Đài Loan, những nước Châu Âu như: Anh, Pháp, Ý...hay từ Trung Quốc, Philipin, New Zealand... lượng

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuỷ sinh vật cảnh (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)