Bệnh do nguyên sinh động vật

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do nấm, ký sinh trùng (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 72 - 85)

BÀI 3 : BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

1. Bệnh do nguyên sinh động vật

1.1 Bệnh do nguyên sinh động vật (Protozoa)

a. Lớp trùng roi-Flagellata

Bệnh trùng máu cá (Trypanosomosis) - Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh trùng máu cá có thể kể đến Trypanosoma ctenopharyngodoni, T. mylopharyngodoni, T. carassi thuộc giống Trypanosoma

họ Trypanosomidae.

Trùng có dạng dãy dài, trước có tiên mao, hai bên có màng rung kéo dài sinh mao thể động mạch sau. Giữa có hạch nhân, trùng vận động được là nhờ vào tiên mao và màng rung. Kích thước trung bình 44 và tiên mao trung bình dài 12µm.

Hình 5.1. Hình dạng Trypanosoma và Tế bào hồng cầu

(Nguồn: http://www.ucm) - Phân bố bệnh

Bệnh xuất hiện trên cá chép tuy nhiên bệnh này chưa phổ biến ở nước ta. - Dấu hiệu bệnh lý

Khi Trypanosoma sống ký sinh trong máu cá có biểu hiện như gầy yếu, hoạt động khó khăn, chậm chạp. Cá có dấu hiệu bơi xoay tròn, mắt lõm sâu, mang nhợt nhạt. Truyền bệnh chủ yếu là đỉa cá và ký sinh trùng. Khi chúng vào cơ thể đỉa chúng phát triển thành trùng màng ngắn 8 tế bào. Khi hút máu cá khoẻ đỉa truyền những trùng màng ngắn này vào cơ thể cá và phát triển thành trùng trưởng thành.

- Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh dùng phương pháp lý tâm máu, sau đó lấy phần trên đem quan sát dưới kính hiển vi. Các dấu hiệu bệnh lý thường khơng rõ ràng nên khó chẩn đốn bằng mắt thường.

Trùng sống ký sinh trong máu có khả năng tiết ra chất độc, phá vỡ các hồng cầu nhưng cường dộ và tỉ lệ cảm nhiễm thường thấp.

- Phương pháp phịng trị

Hiện nay chưa có phương pháp trị bệnh này hữu hiệu nên phịng là chính. Thường dùng vơi để tẩy ao, diệt đỉa là ký chủ truyền bệnh nên tìm cách để diệt đỉa ký sinh.

 Bệnh trùng roi Ichthyobodo

Thường gặp là lồi Ichthyobodo necatrix. Cơ thể có thể có hình bầu dục, hình trịn hoặc hình quả lê. Kích thước khoảng 5-20µm x 2,5-10µm, một bên có thể có rãnh miệng, tại rãnh miệng có thể sinh ra gọi là gốc roi, 2 roi chạy theo rãnh miệng chạy quá chiều dài cơ thể, đoạn sau của roi nhọn cắm sâu vào cơ thể ký chủ. Giữa cơ thể có một hạch lớn hình trịn, xung quanh màng có hạt nhiễm sắc, thể giữa hạch lớn, hạch nhỏ hình trịn, khơng có khơng bào.

Trong điều kiện khơng thuận lợi như nhiệt độ, độ muối tăng...Ichthyobodo có thể hình thành bào nang, cơ thể co nhỏ lại, màng dày ở ngồi có thể chống lại điều kiện bất lợi của mơi trường. Lúc mơi trường thích hợp sẽ phá vỡ bào nang chui ra ngoài, ký sinh trên da và mang cá.

Khi kiểm tra nhớt của mang và da cá, có khi gặp Ichthyobodo có 4 roi: 2 roi dài, 2 roi ngắn. Từ roi ngắn có thể sinh ra nhiều roi tạo thành bộ roi.

Hình 5.2: Các dạng của Ichthyobodo

(Nguồn: http://www.natfish.tafensw.edu.au)

- Chẩn đoán và phân bố

Chẩn đoán bằng cách kiểm tra nhớt da và nhớt mang của cá dưới kính hiển vi. Cá bị bệnh da và mang tiết ra nhiều chất nhờn. Mang có màu nhạt do mất nhiều hồng cầu. Cơ thể cá có màu đen, gầy, bơi vào gần bờ với số lượng nhiều có thể làm cá chết.

Chúng có tác hại chủ yếu đối với các loài cá như: cá trắm cỏ, cá mè hoa, cá chép, cá diết, cá trôi. Cá càng nhỏ càng hay bị cảm nhiễm và tác hại càng lớn.

b. Bệnh do ngành trùng Opalinata - Tác nhân gây bệnh

nhỏ, kích thước 40-46 x 80-87µm. Có hai nhân hình trịn gần bằng nhau, đường kính 7,2-9,0µm.

Hình 5.3: Hình thái trùng Protoopalina

(Nguồn: http://parasite.natur.cuni.cz)

- Triệu chứng và tác hại

Protoopalina ký sinh ở ruột sau cá ba sa, cá càng lớn thì tỉ lệ và cường độ cảm nhiễm càng cao. Chúng lấy chất dinh dưỡng của cơ thể ký chủ có thể làm tổn thương lớp tế bào thượng bì của thành ruột.

- Phương pháp phòng trị: hiện chưa được nghiên cứu. c. Bệnh do ngành trùng bào tử

- Tác nhân gây bệnh

Bào nang Goussia thường có dạng hình cầu, kích thước thay đổi theo lồi, thường khoảng từ 8-14µm. Bên ngồi có một màng cứng bao bọc. Trong bào nang có bào tử hình bầu dục có màng trong suốt. Cơ thể có 1 đầu to, 1 đầu nhỏ và xếp ngược đầu đuôi nhau. Tế bào chất của trùng bào tử đồng đều.

- Phương thức sinh sản

Sinh sản vơ tính: Trùng bào tử xâm nhập vào tế bào thành ruột sinh sản vơ tính cho nhiều liệt trùng (Meirozoit). Chúng phá tế bào vào khoang ruột lại xâm nhập vào thành ruột bắt đầu một lần sinh sản mới.

- Sinh sản hữu tính

Sau nhiều lần sinh sản hữu tính liệt trùng xâm nhập vào tế bào thành ruột chuyển thành mầm giao tử, mầm giao tử lớn không phân chia, lớn lên thành một giao tử lớn, mầm giao tử bé phân chia cho ra nhiều giao tử bé. Giao tử lớn và giao tử bé tìm gặp nhau hình thành hợp tử. Hợp tử tiết ra tiết ra chất hình thành bào nang. Bào nang có khả năng cảm nhiễm vào trong ống tiêu hố của ký chủ thích hợp và chúng giải phóng chui vào thành ruột tiếp tục sinh sản vơ tính thế hệ mới.

Căn cứ vào các dấu hiệu bệnh lý và quan sát dịch ruột dưới kính hiển vi. Cá bị bệnh hậu mơn có chất dịch màu vàng.

Bệnh thường xuất hiện trên cá trắm cỏ, cá mè trắng, cá chép... - Phương pháp phòng trị

Để phòng bệnh này cần áp dụng các biện pháp như làm tốt công tác vệ sinh ao nuôi bằng vôi nung (CaO) trước khi thả cá.

Có thể dùng 1,2gram Iode hoặc 50gram bột lưu huỳnh cho 50 kg khối lượng cá, cho cá ăn liên tục trong trong 4 ngày.

d. Bệnh do ngành trùng vi bào tử (Microspora) - Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh thuộc giống Glugea, họ Glugeidae có hình trịn hay hình bầu dục, kích thước khoảng 3-6 x 1-4µm. Lồi Glugea intestinalis cực nang dài bằng chiều dài cơ thể hoặc hơn, có hạch hình trịn.

- Dấu hiệu bệnh lý và phân bố.

Glugea hertwigi ký sinh trên thận, ruột, tuyến sinh dục và tổ chức mỡ, da,

mang của các loài cá nước ngọt như nhóm cá trắng.

Cá cảm nhiễm cơ thể bị biến dạng, tổ chức tế bào bị trương nước, hoạt động của các cơ quan bị rối loạn, có thể làm cá chết.

Ở Việt Nam bệnh xuất hiện trên cá he, cá chày ni bè ở An Giang.

- Phịng và trị bệnh: Hiện chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta. e. Bệnh do ngành trùng bào tử sợi

Bào tử sợi có 2 cực nang

- Tác nhân gây

Phía trước có 2 cực nang, thường 2 cực nang bằng nhau (Myxobolus koi,

M. artus, M. seminiformis), một số ít lồi có 1 cực nang bị thối hố. Trong tế bào

chất có một túi thích Iode đây là một trong những điểm đặc trưng để chẩn đốn bệnh do nhóm này gây ra. Bệnh này xuất hiện trên cá tra thường được gọi là “bệnh gạo” do thích bào tử trùng Myxosporea và vi bào tử trùng Microspora.

Hình 5.4: Hình dạng các Myxobolus (Nguồn: ttp://aquafolie.hostingzero.com)

- Dấu hiệu bệnh lý

Cá bơi lội khơng bình thường quẫy mạnh, dị hình cong đi, cá kém ăn rồi chết.

Nếu bệnh nặng có thể nhìn thấy bào nang bằng hạt tấm có khi bằng hạt đậu màu trắng đụt bám trên mang cá làm mang khơng đóng lại được hoặc chúng chúng có thể chui vào cơ là nơi ký sinh ưa thích của chúng và các cơ quan nội tạng của cá như dạ dày, ruột, gan…

Hình 5.5: Mang cá bị phìn to do bào tử Myxobolus kí sinh (Nguồn: http://www.umanitoba.ca)

- Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh có thể làm cho cá chết hàng loạt. Myxobolus sống ký sinh trên 30 lồi cá nước ngọt. Ngồi ra cịn phát hiện chúng sống ký sinh trên cá biển.

- Chẩn đoán

Lấy nhớt cá bệnh đem quan sát dưới kính hiển vi, có thể phân biệt được các bào tử có đi hay khơng có đi dựa vào số cực nang.

 Cải tạo ao trước khi thả ni: dung vơi sống CaO (10-15 kg/100m2) bón xuống đáy ao và phơi nắng từ 3-5 ngày để diệt bào tử trùng chím dưới đáy ao. Trường hợp khơng thể rút cạn nước trong ao ni thì xử lý bằng CaO với liều lượng cao từ 1.5-2.0 kg/m2.

 Kiểm tra cá giống (ít nhất 30 mẫu cá) trước khi thả nuôi, nếu phát hiện đàn cá bị nhiễm bệnh thì loại bo đàn cá.

 Xử lý nước trong q trình ni: Dùng 1-1.5kg muối ăn và 2 kg vôi/100m3 nước. Hoặc xử lý nước ao trong thời gian định kỳ là 15-20 ngày/lần bằng các chất khử trùng như BKC, PMP và các chất khử trùng khác theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất.

 Xử lý đáy ao trong q trình ni: Định kỳ hút bùn đáy ao 2 tháng/lần đối với cá nhỏ hơn 300g và 1 tháng/lần đối với cá lớn hơn 300g. Sauk hi hút bùn xử lý đáy ao bằng muối với liều lượng 5-7 kg/100m2 kết hợp với các loại hóa chất khử trùng.

 Kiểm tra cá định kỳ trong q trình ni và cách ly cá bệnh nếu phát hiện cá có dấu hiệu bị nhiễm bệnh và nếu cá chết thì vớt ra khỏi ao ni sau đó đem chon với vôi để tránh bệnh lây lan sang những cá thể và bầy đàn khác.

- Trị bệnh:

Trị bệnh này hiện nay chủ yếu là do các nhà sản xuất thuốc khuyến cáo và theo kinh nghiệm của người nuôi. Tuy nhiên các phương pháp chữa trị bệnh này chưa có cơ sở khoa học vững chắc.

Bào tử sợi có đi Henneguya

- Tác nhân gây bệnh

Gây bệnh là các loài thuộc giống Henneguya. Bào tử có dạng hình trứng, có 2 cực nang thường ở phía trước cơ thể. Vỏ có 2 mảnh khép lại nhưng bắt đầu từ phần nối phía sau vỏ kéo dài thành đi. Kích thước tuỳ lồi.

- Dấu hiệu bệnh lý

Cá bơi lội khơng bình thường, hay quẫy mạnh, dị hình, cong đi, cá kém ăn rồi chết dần. Nếu bệnh nặng có thể phát hiện các bào nang màu trắng trên da, mang và vây.

Khi mổ cá có thể phát hiện được các bào nang trong thành ruột, cơ và gan. - Phân bố và lan truyền

micropeltes), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá sặc rằng (Trichogaster pectoralis) có tỉ lệ cảm nhiễm từ 45-65%.

- Chẩn đoán bệnh

Lấy nhớt của các tổ chức bị nhiễm bệnh quan sát dưới kính hiển vi.

- Phịng và trị bệnh: Hiện chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta.

Bào tử sợi có 1 cực nang

- Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là các loài thuộc giống Thelohanellus. Bào tử có hình trứng hoặc hình quả lê. Chúng chỉ có một cực nang, kích thước bào tử tương đối lớn.

- Dấu hiệu bệnh lý

Cá bơi lội khơng bình thường, hay quẫy mạnh, dị hình, cong đi, cá kém ăn rồi chết dần. Nếu bệnh nặng có thể phát hiện các bào nang màu trắng trên da, mang và vây.

Khi mổ cá có thể phát hiện được các bào nang trong thành ruột, cơ và gan. - Phân bố và lan truyền

Bệnh được phát hiện trên cá chép ở Việt Nam trên vẩy, vây, bào nang bám dày đặc làm cá chậm lớn và chết.

- Chẩn đoán

Quan sát các bào nang của Thelohanellus màu trắng sữa, hình cầu, đường kính khoảng 1mm trên da, vây của cá chép giống. Lấy nhớt kiểm tra dưới kính hiển vi.

f. Bệnh do ngành trùng lông (Ciliophora)

Trùng miệng lệch (Chilodonella) - Tác nhân gây bệnh

Thường gặp 2 loài sống ký sinh trên động vật thuỷ sản Chhexasticha và Ch.

piscicola ký sinh ở động vật thuỷ sản. Cơ thể phần sau hơi lõm, mặt lưng hơi lồi,

phía trước mép bên phải lưng có 1 hàng lơng cứng. Mặt bụng có số lượng lơng tơ khác nhau tuỳ theo loài, miệng lệch về một bên nên gọi là trùng miệng lệch. Nhân lớn hình trịn hoặc hình bầu dục, nhân nhỏ hình cầu.

Sinh sản vơ tính bằng cách phân đơi theo chiều ngang, lúc chia cắt nhân lớn kéo dài, phân cắt từ chính giữa, ống miệng tiêu biến thành ống miệng mới và

phân chia thành 2 cơ thể con. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp. Nhiệt độ thích hợp cho trùng sinh sản 12-20oC.

- Dấu hiệu bệnh lý

Trùng miệng lệch ký sinh trên da, mang cá, các tổ chức bị kích thích tiết ra nhiều chất nhờn đồng thời các tơ mang bị phá huỷ, ảnh hưởng tới hô hấp của cá.

- Phân bố và lan truyền

Sống ký sinh trên cá nước ngọt như cá trám cỏ, cá chép, cá mè, cá rô phi ... ếch, baba tỉ lệ cảm nhiễm có thể lên tới 100% và cường độ cảm nhiễm cao dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.

- Chẩn đoán bệnh

Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra nhớt của da, mang và các tổ chức dưới kính hiển vi.

Bệnh trùng lơng nội ký sinh Balantidium - Tác nhân gây.

Sống ký sinh trên cá thường gặp một số lồi như Balantidium spp. Hình

dạng cơ thể hình bầu dục hoặc hình trịn, phía trước 1 bên cơ thể có khe miệng hình trịn, trên khe miệng có lơng tơ phân bố thành hình túi kéo dài. Cơ thể có lơng tơ phân bố đều thành hàng dọc, cơ thể có thể vận động được là nhờ các lông tơ. Đoạn sau cơ thể lõm vào, có hạch lớn hình hạt đậu, hạt nhỏ hình trịn. Có 3 khơng bào và có các hạt dinh dưỡng có các hạt lớn nhỏ khác nhau.

Sinh sản bằng cách phân đôi hoặc tiếp hợp. Khi môi trường khơng thuận lợi hoặc sau thời gian sinh sản có thể hình thành các bào nang.

Hình 5.6: Hình dạng Balantidium và chu kỳ kí sinh của chúng (Nguồn: http://www.umanitoba.ca)

Sống ký sinh ở nếp gấp niêm mạc ruột lấy các chất thừa của ký chủ để dinh dưỡng, có thể phá hoại tế bào bào thượng bì ruột cá làm tổn thương tế bào thượng bì của ruột.

- Phân bố và lan truyền

Sống ký sinh trong ruột cá trám cỏ, cá bống, cá he, cá lóc, cá tra. - Chẩn đoán bệnh

Lấy nhớt thành ruột xem dưới kính hiển vi.

Bệnh trùng quả dưa (đốm trắng trên da) (Ichthyophthioides) - Tác nhân gây bệnh

Trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis. Trùng có hình dạng giống quả dưa, đường kính 0,5-1mm. Tồn thân có nhiều lơng tơ nhỏ, nhiều đường sọc vằn dọc. Giữa thân có 1 hạch lớn hình móng ngựa và 1 hạch nhỏ là đặc điểm đặc trưng để phân biệt trùng quả dưa. Trùng có thể biến đổi hình dạng khi vận động, ấu trùng bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành.

- Giai đoạn dinh dưỡng: Ấu trùng sống ký ở da, mang ở giữa các tổ chức thượng bì hút các chất dinh dưỡng của ký chủ, đồng thời kích thích tổ chức ký chủ hình thành một đốm trắng trên da. Trùng trưởng thành chui ra khỏi đó và chuyển sang giai đoạn bào nang.

- Giai đoạn bào nang: trùng có giai đoạn rời ký chủ bơi lội tự do trong nước và bám vào các cây cỏ thuỷ sinh tiết ra chất keo hình thành bào nang. Trùng phân đôi rất nhiều lần (khoảng 1000-2000 ấu trùng) có đường kính 18- 22µm. Sau đó ấu trùng tiết ra loại men Hyaluronidaza phá vỡ bào nang và chui ra ngồi tìm ký chủ mới. Ấu trùng có thể sống trong môi trường nước 2-3 tuần. Thời gian sinh sản của ấu trùng dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào nhiệt độ: 10- 12giờ ở nhiệt độ 26-27oC, 14-15 giờ ở nhiệt độ 24-25oC, 18-20giờ ở nhiệt độ 20- 22oC, 72-84giờ ở nhiệt độ 7-8oC. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho trùng quả dưa phát triển là 25- 26oC.

Cần chú ý ở giai đoạn không ký sinh trùng quả dưa rất nhại cảm với các yếu tố mơi trường, chúng khó có thể tồn tại trong điều kiện mơi trường có pH <5, oxy<0,8mg/l.

Trong giai đoạn sống ký sinh trùng quả dưa rất nhại cảm với nhiệt độ và khả

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do nấm, ký sinh trùng (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 72 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)