Bệnh do giun tròn (Philometra)

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do nấm, ký sinh trùng (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 95)

BÀI 3 : BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

2. Bệnh do ngành giun sán ký sinh

2.3. Bệnh do giun tròn (Philometra)

- Tác nhân gây bệnh

Philometra ký sinh ngoài da, dưới vây, tia vây của một số cá chép, cá diếc.

Giun có kích thước tương đối nhỏ, con cái thường có màu đỏ, trong bụng chứa nhiều con. Khi giun lớn làm căng cơ thể mẹ làm vỡ bụng cơ thể mẹ, giun chui ra ngoài gặp cá bám vào và sống ký sinh trên da cá.

Lấy chất dinh dưỡng qua miệng, đa số sống ký sinh. Một số sống ký sinh ở não, mỗi nhóm sống ký sinh trên ký chủ riêng. Con cái thường sống ký sinh trên vây, da, mang. Con đực thường sống ký sinh trong bong bóng, xoang nội quan, thận.

- Loài cá cảm nhiễm

Ký sinh trên hầu hết các loài cá tự nhiên. - Dấu hiệu bệnh lý

Cá bị nhiễm giun tròn Philometra thường di chuyển chậm chạp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá, làm màu sắc của cá trở nên nhợt nhạt. Nếu sống ký sinh trong bóng hơi sẽ phá huỷ bóng hơi làm cho khơng khí tràn vào xoang cơ thể, làm cá mất khả năng giữ thăng bằng. Nếu sống ký sinh dưới da, vây làm cho vây, da bị viêm loét rụng vẩy tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn cơng.

- Chẩn đốn bệnh

Có thể quan sát bằng mắt thường, kính lúp cầm tay khi chúng sống ký sinh dưới da, vây. Khi chúng sống ký sinh trong xoang nội quan thì giải phẩu quan sát dưới kính hiển vi.

- Cách phịng

Khi vận chuyển cá cần kiểm tra kỹ, nếu phát hiện có nhiễm giun phải tiến hành xử lý trước khi thả cá xuống ao.

- Cách trị

Có thể dùng muối ăn 2% tắm cho cá 10-15phút.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do nấm, ký sinh trùng (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)