Bệnh do lớp sán dây phân dốt (Bothriocephalosis)

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do nấm, ký sinh trùng (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 93 - 95)

BÀI 3 : BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

2. Bệnh do ngành giun sán ký sinh

2.2. Bệnh do lớp sán dây phân dốt (Bothriocephalosis)

Giống Bothriocephalus ký sinh trên cá thường gặp như loài

Bothriocephalus gowknongensis. Cơ thể của lồi này có thể dài 20-230cm, phân

đốt và kéo dài thành hình chuỗi. Cơ thể chia thành 3 phần: đốt đầu, đốt thân, đốt cổ.

Đốt đầu thường lớn có dạng hình tim, có hai rãnh ngoạm ở 2 bên để bám chắc vào tổ chức của ký chủ.

Bothriocephalus khơng có cơ quan tiêu hố, sự tiêu hố được thực hiện bằng cách thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

- Chu kỳ phát triển

Sán dây Bothriocephalus đẻ trứng và trứng cùng với các đốt già theo phân của ký chủ ra ngồi vào mơi trường nước. Thường cơ thể có thể đứt mỗi lần từ 5- 6 đốt và số lượng trứng lên tới hàng vạn/đốt.

Quá trình phát triển của sán dây Bothriocephalus rất phức tạp qua các giai đoạn ấu trùng và các ký chủ khác nhau. Trứng của chúng ở điều kiện khô, nhiệt độ 18-20oC sau 15-20h thì chết. Trong điều kiện dung dịch NaCl 1% sau 21h trứng sẽ chết.

Nhiệt độ nước 14-15oC trong nước sau 10-18 ngày nở ra ấu trùng 6 móc (Coracidium). Ấu trùng 5 móc có thể sống trong nước 2 ngày, nếu gặp được cá loài giáp xác ăn vào sẽ phát triển thành Procecoid. Sau 20-25 ngày sẽ phát triển thành trùng trưởng thành. Chu kỳ phát triển của sán Bothriocephalus phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ.

- Tác hại, phân bố và chẩn đoán

Khi ký sinh với cường độ thấp tác hại chủ yếu là hút các chất dinh dưỡng của ký chủ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển. Nếu chúng ký sinh với cường độ cảm nhiễm cao làm ruột phòng to, tổ chức của ruột bị phá huỷ, thành ruột bị mỏng, trọng lượng của cơ thể bị giảm, tế bào sắc tố đen tăng và cá có thể chết.

Bothriocephalus ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt như cá mè trắng, cá

trám cỏ, cá chép, cá trê, cá lóc, cá măng, lươn và cả cá biển. - Phòng trị

Phòng bệnh bằng cách cải tạo ao ni, bón vơi và phơi đáy ao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do nấm, ký sinh trùng (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)