Bệnh đĩa cá (Piscicola)

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do nấm, ký sinh trùng (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 97 - 111)

BÀI 3 : BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

2. Bệnh do ngành giun sán ký sinh

2.6. Bệnh đĩa cá (Piscicola)

- Tác nhân

Cơ thể Piscicola dài ngắn khác nhau tuỳ loài. Piscicola volgensis dài trên 30mm, rộng 3,9mm cơ thể có hình trụ nhỏ ở phía trước, lớn ở phía sau, hơi dẹp phần lưng bụng, màu sắc thay đổi tuỳ theo da của ký chủ.

Chúng có 2 giác hút: giác hút trước nhỏ hơn giác hút sau, phía trước mặt lưng của giác hút có 4 điểm mắt. Ở mặt bụng giác hút có miệng.

- Chẩn đốn và tác hại

Có thể qua sát bằng mắt thường da, vây, mang của cá hoặc có thể dùng kính lúp cầm tay.

Khi cá bị bệnh có cảm giác ngứa ngái khó chịu, vận động khơng bình thường. Thường đĩa cá xuất hiện cùng với hiện tượng xuất huyết.

Đĩa cá sống ký sinh ở da, xoang miệng, mang làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá và tạo điều kiện để cho các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng Trypanosoma ký sinh trên cá.

3. Bệnh do ngành giáp xác ký sinh 3.1.Bộ Branchiura - Tác nhân gây bệnh Bộ: Branchiura Họ: Ragulidae Giống: Argulus

Cấu tạo bên ngoài: Cơ thể dẹp rộng hình bầu dục. Cơ thể có màu sắc gần

giống với màu sắc của kí chủ để tự vệ. Cơ thể chia thành 3 phần: đầu, ngực và bụng.

Hình 4.17 Hình dạng của Argulus

(Nguồn: http://www.eeob.iastate.edu)

- Chu kỳ phát triển

Argulus có chu kỳ phát triển trực tiếp khơng qua kí chủ trung gian. Trùng

trưởng thành tiến hành giao phối, chỉ giao phối một lần trong đời. Tinh dịch được con cái được lưu giữ trong suốt quá trình sống. Chúng đẻ trực tiếp trứng trực tiếp lên giá thể là thực vật thuỷ sinh thượng đẳng, vỏ ốc, đá, gỗ...Argulus rời khỏi cơ thể vật chủ bơi lội tự do trong nước tìm giá thể để đẻ trứng khi tiến hành sinh sản. Chúng bám chặt vào giá thể, chân vận động mạnh, mỗi lần co bóp là một lần đẻ trứng, gai thụ tinh chích lên trứng giúp cho trứng được thụ tinh. Cơ thể tiết chất keo để trứng có khả năng bám vào giá thể. Trứng xếp thành từng hàng. Argulus thích đẻ trứng trong bóng tối và nơi yên tĩnh.

Tốc độ nở của trứng tuỳ thuộc vào nhiệt độ của nước, trong một giới hạn nhiệt độ càng cao trứng nở càng nhanh. Ấu trùng mới nở có kích thước nhỏ chiều dài 0,5mm. Ấu trùng qua lột xác khoảng 6-7 lần sẽ thành trùng trưởng thành. Nhiệt độ thích hợp cho Argulus sinh sản là 25o-28oC, chúng có thể sinh sản đến 3 thế hệ trong mùa hè, một cá thể mẹ có thể sinh sản ra đến 2 triệu con.

- Triệu chứng và tác hại:

Argulus dùng miệng, các gai xếp ngược ở mặt bụng cào rách làm cho da

của kí chủ bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng xâm nhập gây ra những bệnh khác làm cho cá có thể chết hàng loạt. Ngồi ra chúng cịn tiết ra chất độc phá hoại da, mang của kí chủ.

Khi cá bị Argulus kí sinh có biểu hiện ngứa ngái, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội không định hướng, giảm ăn.

Mang, da, vây của một số loài cá nước ngọt, lợ, mặn là cơ quan kí sinh của

Hình 4.18: Cá chép bị Argulus kí sinh

(Nguồn: http://www.tropicalfish4u.co.uk)

- Phòng và trị bệnh

Argulus nhại cảm với ánh sáng, độ khô, pH. Cần tát cạn ao, dọn sạch đáy

ao, bón vơi, phơi khơ đáy ao trước khi dẫn nước và thả cá vào nuôi. Treo túi vôi ở các lồng bè liều lượng 2-4kg/10m3.

Có thể dùng KMnO4 tắm cho cá bệnh nồng độ 10ppm trong thời gian khoảng 30 phút hoặc dùng formol tắm cho cá với nồng độ 200ppm trong 20- 30phút, chú ý sục khí mạnh. 3.2. Bộ Copepoda - Tác nhân gây bệnh Bộ: copepoda Họ: Ergsilidae Giống: Ergasilus

Cơ thể của Ergasilus phân chia ra thành nhiều đốt, giữa các đốt có màng ngăn. Cơ thể chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng.

Hình 4.19: Hình thái của Ergasilus

- Chu kỳ phát triển.

Sự hình thành giới tính đực cái trong giai đoạn ấu trùng có đốt Metanauplius V và chúng có thể tiến hành giao phối. Trong đời chỉ giao phối một lần, tinh dịch của con đực được dự trữ trong túi thụ tinh trong suốt quá trình sống. Sau khi giao phối con đực có thể sống vài ngày, có khi vài tuần rồi chết. Con cái lột xác trở thành trùng trưởng thành, sống một thời gian thì đẻ trứng. Thời gian phát triển của phơi cịn tuỳ thuộc vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ của nước 20oC thời gian phát triển của phôi là 6 ngày. Ở nhiệt độ của nước 25oC thời gian phát triển của phôi là 3,5 ngày. Argasilus đẻ trứng mạnh vào cuối xuân và đến mùa thu.

- Chẩn đoán và tác hại

Kiểm tra dịch nhờn của da, mang dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. khi cường độ cảm nhiễm cao có thể nhìn thấy bằng mắt thường, các phiến mang bị viêm loét, sưng phồng, mang tiết ra nhiều chất nhờn màu trắng.

Ergasilus dùng đôi râu thứ 2 và cơ quan miệng phá hoại tổ chức mang, làm

cản trở q trình hơ hấp của cá, cá có biểu hiện ngứa ngái khó chịu. Tạo ra các vết viêm loét trên cơ thể cá tạo điều kiện cho các tác nhân khác như vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng xâm nhập làm cho bệnh nặng hơn.

- Phương pháp phòng trị

Dùng vơi tẩy ao để diệt ấu trùng, có thể dùng CuSO4 rắc xuống ao có nồng độ 0,7 ppm để diệt ấu trùng, dùng lá xoan bón xuống ao khoảng 2- 3kg/10m3.

3.3. Bệnh trùng mỏ neo

- Tác nhân gây bệnh

Bộ: Copepoda Họ: Lernaeidae

Giống: Lernaea

- Chu kỳ phát triển

Sự hình thành giới tính đực cái trong giai đoạn ấu trùng có đốt Metanauplius V và chúng có thể tiến hành giao phối. Trong đời chỉ giao phối một lần, tinh dịch của con đực được dự trữ trong túi thụ tinh trong suốt q trình sống. Con đực sống tự do trong mơi trường khoảng 1 ngày rồi chết. Từ khi giao phối con cái tìm vị trí thích hợp sống kí sinh vĩnh viễn cho đến khi chết.

Chu kỳ phát triển của trùng mỏ neo trãi qua nhiều giai đoạn ấu trùng. Thời gian trãi qua giai đoạn từ Nauplius 1 đến Metanauplius phụ thuộc vào nhiệt độ nước.

 18-20oC mất khoảng 5-6 ngày  < 25oC cần 3 ngày

 30oC cần 2 ngày - Dấu hiệu bệnh lí

Cá mới bị nhiễm có biểu hiện khó chịu, bơi lội khơng bình thường, khả năng bắt mồi giảm, bơi lội chậm chạp, cá có hiện tượng gầy yếu.

Lúc Lernaea sống kí sinh thì phần đầu cắm sâu vào tổ chức của kí chủ, phần sau lơ lửng trong nước, nấm bám vào da rất bẩn. Nếu chúng sống kí sinh trong miệng làm cho miệng cá khơng đóng lại được, cá khơng ăn được rồi chết.

Lernaea sống kí sinh trên da cá mè, cá trắm, cá chép và các loại cá nước

ngọt vảy nhỏ, vảy mềm khi còn non, làm tổ chức bị xưng đỏ, viêm loét, tế bào hồng cầu bị mất, tế bào bạch cầu tăng, sắc tố trên da thay đổi. Các vết loét tạo điều kiện cho vi khuẩn và các kí sinh trùng khác xâm nhập gây bệnh.

Hình 4.21: Cá bị Lernaea kí sinh

(Nguồn: http://www.enkoi.com)

- Phương pháp phòng trị

 Giữ nước ao luôn sạch, không sử dụng chung nguồn nước với các ao cá bị bệnh vì trong nước có nhiều ấu trùng.

 Dùng lá xoan bó thành từng bó thả xuống ao khoảng 2-3kg/10m3 trước khi thả cá để diệt ấu trùng Lernae, 4-5kg/10m3 khi cá bị bệnh. đồng thời phải theo dõi nước trong ao do lá xoan phân huỷ.

 Dùng KMnO4 nồng độ 10-12ppm tắm cho cá từ 1-2giờ, nhiệt độ nước từ 20-30oC.

 Một số loại cá có khả năng miễn dịch với trùng mỏ neo và Lernaea có tính chọn lọc kí chủ cao cho nên chọn và thay đổi luân phiên các đối tượng nuôi là rất cần thiết.

4. THỰC HÀNH

BÀI 1: KIỂM TRA KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ CÓ VẢY

Mục đích cho sinh viên biết các bước cần thiết trong kiểm tra ký sinh trùng nội ngoại ký sinh trên cá. Kiểm tra ký sinh trùng nội và ngoại ký sinh một số loài cá kinh tế nước ngọt.

1. Kiểm tra và xác định bệnh do nhóm ngun sinh động vật kí sinh trên cá có vảy

1.1. Dụng cụ

- Kính hiển vi, kính lúp - Bộ tiểu phẩu

- Lame, lamelle, đĩa petri, cốc thuỷ tinh

- Khay nhựa, pipet nhựa (ống nhỏ giọt) giấy thấm

1.2. Mẫu vật

Cá lóc, cá tai tượng giống, cá rô phi, cá điêu hồng, cá sặc rằn giống

1.3. Thực hành

Trước khi tiến hành lấy mẫu ký sinh trùng cần phải tiến hành quan sát những biểu hiện bên ngoài và ghi nhận những biểu hiện bất thường của cá như: màu sắc cơ thể, vết thương, các vết lở loét, trầy xước, xuất huyết, trình trạng vây, vẩy, mang cá.

Ghi lại các biểu hiện của cá trong ao (nếu có thể) như tập tính ăn, hoạt động bơi lội. Biểu hiện của cá trước khi chết, số lượng và thời gian cá chết trong ngày....

1.4. Yêu cầu về mẫu vật

Mẫu vật trước khi kiểm tra kí sinh trùng phải cịn sống hoặc được bảo quản lạnh trong vòng 24 giờ (tốt nhất là mẫu cá còn sống)

Số lượng cá tối thiểu để kiểm tra trên một ao hay bè là 3 mẫu cá có biểu hiện bệnh và 3 mẫu cá khoẻ. Tuy nhiên nếu có thể mẫu vật càng nhiều tính chính xác càng cao.

1.5. Phương pháp thực hành đối với nhóm ngoại kí sinh trùng.

Kiểm tra kí sinh trùng trên các cơ quan như vây, mang, da. Có thể quan sát bằng mắt thường, hoặc bằng kính lúp một số lồi kí sinh trùng có kích thước lớn như: trùng mỏ neo, rận cá....

a) Da

Đối với cá giống có thể cho vào đĩa petri và quan sát mẫu dưới kính lúp. Dùng dao cạo nhớt trên da của cá giống cho lên lame, nhỏ giọt nước sạch lên lame và đậy lamelle lại. Quan sát mẫu trên kính hiển vi ở vật kính 10x & 40x.

b) Mang

Cắt bỏ nắp mang của cá, lấy mang cá cho lên đĩa petri quan sát dưới kính lúp.

Cạo nhớt trên các cung mang, cắt các tơ mang đem lên lame, nhỏ giọt nước sạch và đậy lamelle lại. Quan sát mẫu dưới kính hiển vi ở vật kính 10x & 40x.

c) Vây

- Cắt các vây cá để lên đĩa petri và quan sát dưới kính lúp.

- Cạo nhớt trên các vây để lên lame, nhỏ giọt nước sạch và dậy lamelle lại. - Quan sát mẫu trên kính hiển vi ở vật kính 10x & 40x.

- Có thể dùng các pipet nhựa hút nhớt trong xoang mũi để kiểm tra... - Ghi nhận các lồi kí sinh trùng quan sát được vào phiếu kiểm tra mẫu.

Có thể dựa vào cơng thức sau để tính tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm: Tỉ lệ cảm nhiễm = Số cá bị nhiễm Tổng số cá kiểm tra X 100 Cường độ cảm nhiễm = Số ký sinh trùng Cá/Lam/thị trường

4. Kiểm tra và xác định bệnh ngành giun sán, giáp xác kí sinh trên cá có vảy.

2.1. Dụng cụ

- Kính hiển vi, kính lúp - Bộ tiểu phẩu

- Lame, lamelle, đĩa petri, cốc thuỷ tinh

- Khay nhựa, pipet nhựa (ống nhỏ giọt) giấy thấm

2.2. Mẫu vật

Cá lóc, cá rơ phi, cá điêu hồng

2.3. Thực hành

Trước khi tiến hành lấy mẫu ký sinh trùng cần phải tiến hành quan sát những biểu hiện bên ngoài và ghi nhận những biểu hiện bất thường của cá như: màu sắc cơ thể, vết thương, các vết lở loét, trầy xước, xuất huyết, tình trạng vây, vẩy, mang cá.

Cân đo trọng lượng và chiều dài cơ thể cá.

Ghi lại các biểu hiện của cá trong ao (nếu có thể) như tập tính ăn, hoạt động bơi lội. Biểu hiện của cá trước khi chết, số lượng và thời gian cá chết trong ngày....

Mẫu vật trước khi kiểm tra kí sinh trùng phải cịn sống hoặc được bảo quản lạnh trong vòng 24 giờ (tốt nhất là mẫu cá còn sống)

Số lượng cá tối thiểu để kiểm tra trên một ao hay bè là 3 mẫu cá có biểu hiện bệnh và 3 mẫu cá khoẻ. Tuy nhiên nếu có thể mẫu vật càng nhiều tính chính xác càng cao.

2.5. Phương pháp thực hành nội kí sinh

Tiến hành mổ cá, quan sát và ghi nhận các dấu hiệu của các cơ quan nội tạng và trình trạng của xoang nội quan như gan, thận, tỳ tạng có bị nhũng, sưng hay có những đốm trắng, có sự xuất hiện của dịch trong xoang hay xuất huyết của cá. Khi mổ cá tránh làm vỡ các cơ quan nội tạng bên trong.

Kiểm tra, thu và đếm kí sinh trùng trong xoang cơ thể và hệ tiêu hoá.

a) Xoang cơ thể

Sau khi mổ cá quan sát toàn bộ xoang cơ thể, kiểm tra và thu các dạng kí sinh trùng trên thành ruột, gan, tỳ tạng...ở dạng các túi màu trắng đục hay các dạng kí sinh trùng sống tự do trong xoang cơ thể như ấu trùng của nhóm sán lá song chủ. Lấy mẫu kí sinh trong xoang cơ thể để lên lame, nhỏ giọt nước sạch và quan sát mẫu dưới kính hiển vi ở vật kính 4x, 10x & 40x trong trường hợp kí sinh trùng lớn không cần đậy lamelle mà chỉ cần quan sát bằng kính lúp.

b) Hệ tiêu hố

Hệ tiêu hoá bao gồm: dạ dày và ruột. Dùng kéo nhọn tiến hành mổ dọc dạ dày và ruột, để lên đĩa petri quan sát dưới kính lúp, thu kí sinh trùng có kích thước lớn (giống như những sợi chỉ) dùng dao mổ cạo một ít nhớt trong ruột cho lên lame và quan sát dưới kính hiển vi.

Lấy mẫu kí sinh trong xoang cơ thể để lên lame, nhỏ một nước sạch và đậy lamelle lại. Quan sát mẫu trên kính hiển vi hoặc kính lúp ở vật kính 4x, 10x & 40x.

Trong một số trường hợp cần phải kiểm tra ký sinh trùng trên gan, tỳ tạng, bóng hơi...

BÀI 2: KIỂM TRA KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ DA TRƠN

Mục đích cho sinh viên biết các bước cần thiết trong kiểm tra ký sinh trùng nội ngoại ký sinh trên cá. Kiểm tra ký sinh trùng nội và ngoại ký sinh một số loài cá kinh tế nước ngọt.

1. Kiểm tra và xác định bệnh do nhóm ngun sinh động vật kí sinh trên cá da trơn

1.1. Dụng cụ

- Kính hiển vi, kính lúp - Bộ tiểu phẩu

- Lame, lamelle, đĩa petri, cốc thuỷ tinh

- Khay nhựa, pipet nhựa (ống nhỏ giọt) giấy thấm

1.2. Mẫu vật

Cá tra giống, cá trê giống

1.3. Thực hành

Trước khi tiến hành lấy mẫu ký sinh trùng cần phải tiến hành quan sát những biểu hiện bên ngoài và ghi nhận những biểu hiện bất thường của cá như: màu sắc cơ thể, vết thương, các vết lở loét, trầy xước, xuất huyết, trình trạng vây, mang cá.

Cân đo trọng lượng và chiều dài cơ thể cá.

Ghi lại các biểu hiện của cá trong ao (nếu có thể) như tập tính ăn, hoạt động bơi lội. Biểu hiện của cá trước khi chết, số lượng và thời gian cá chết trong ngày....

1.4. Yêu cầu về mẫu vật

Mẫu vật trước khi kiểm tra kí sinh trùng phải cịn sống hoặc được bảo quản lạnh trong vòng 24 giờ (tốt nhất là mẫu cá còn sống)

Số lượng cá tối thiểu để kiểm tra trên một ao hay bè là 3 mẫu cá có biểu hiện bệnh và 3 mẫu cá khoẻ. Tuy nhiên nếu có thể mẫu vật càng nhiều tính chính xác càng cao.

Kiểm tra kí sinh trùng trên các cơ quan như vây, mang, da. Có thể quan sát bằng mắt thường, hoặc bằng kính lúp một số lồi kí sinh trùng có kích thước lớn như: trùng mỏ neo, rận cá....

d) Da

Đối với cá giống có thể cho vào đĩa petri và quan sát mẫu dưới kính lúp. Dùng dao cạo nhớt trên da của cá giống cho lên lame, nhỏ giọt nước sạch lên lame và đậy lamelle lại. Quan sát mẫu trên kính hiển vi ở vật kính 10x & 40x.

e) Mang

Cắt bỏ nắp mang của cá, lấy mang cá cho lên đĩa petri quan sát dưới kính

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do nấm, ký sinh trùng (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 97 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)