Bệnh nhiễm khuẩn dovi khuẩn Streptococcu sở cá

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dịch bệnh thuỷ sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 69)

BÀI 1 : NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH THỦY SẢN

1. Bệnh dovi khuẩ nở động vật thuỷ sản

1.6. Bệnh nhiễm khuẩn dovi khuẩn Streptococcu sở cá

a. Tác nhân gây bệnh

Streptococcus là các vi khuẩn dạng hình cầu hoặc hình ovan, đường kính nhỏ

hơn 2 m, thuộc loại Gram dương, không di động, lên men trong môi trường

Glucose. Streptococcus sinh trưởng tốt trên môi trường Trypticase Soy agar (TSA) có thêm 0,5% Glucose, mơi trường BHIA (Brain heart infusion agar), môi trường THBA (Todd hewitt broth agar), môi trường thạch máu ngựa (Horse bood agar). Ni cấy ở 20-30 oC, sau 24-48 hình thành khuẩn lạc nhỏ đường kính 0,5- 1,0mm, màu hơi vàng, hình trịn, hơi lồi.

Các tế bào vi khuẩn Streptococcus thường ghép với nhau thành từng chuỗi dài, nê được gọi là Liên cầu khuẩn

Hình 4.13: A- Vi khuẩn Streptococcus sp gây bệnh xuất huyết ở cá basa; B- Vi khuẩn Streptococcus sp phân lập từ gan cá rô phi bị bệnh

b. Dấu hiệu bệnh lý

Những loài cá khác nhau khi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus cho một số dấu hiệu chung và một số dấu hiêu khác nhau, cũng: Màu sắc đen tối, bơi lội khơng bình thường, mắt cá lồi và đục, xuất huyết ở các vây và xương nắp mang. Các vết xuất huyết lan rộng thành lở loét, nhưng các vết loét thường nông hơn các bệnh có lở loét khác. Cá bị bệnh vận động khó khăn, khơng định hướng, cá bệnh có hình thức bơi xoắn, thận và lá lách tăng lên về thể tích do phù nề. Sự thương tổn nội quan là lý do gây chết. Tuy vậy, bệnh có thể xảy ra ở thể nhẹ (mãn tính), chỉ có một vài nốt xuất huyết trên thân mà khơng có hiện tượng thương tổn nội tạng. Nhưng nếu bệnh ở dạng cấp tính, tỷ lệ gây chết cao.

c. Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh có thể xảy ra ở một số loài cá nước ngọt như: cá ba sa (Pangasius

bocourti), cá rô phi (Oreochrromis niloticus), cá chép (Cyprinus carpio) và một

số loài cá biển như cá chẽm (lates calcarifer) ...Bệnh Streptococcus spp thường bùng phát ở nhiệt độ 20-300C. Ở Việt Nam đã phân lập được Streptococcus iniae gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi nuôi thâm canh, cá rô đồng (Anabas testudineus) bị xuất huyết do Streptococcus agalactia và đen thân do vi khuẩn Streptococcus

iniae.

d. Chẩn đoán bệnh

Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và phân lập vi khuẩn bằng một số mơi trường cơ bản

e. Phịng và trị bệnh

Để phịng bệnh có thể áp dụng phương pháp phịng tổng hợp và vaccine là giải pháp phòng bệnh tốt nhất

Để trị bệnh, có thể dùng phương pháp trộn kháng sinh vào thức ăn: Dùng Erythromycin hoặc Ciprofloxacin, Enrofloxacin liều 25-50 mg/1 kg cá/1 ngày cho ăn 4-7 ngày.

Hình 4.14: Cá bị bệnh xuất xuyết do

Streptococcus; Cá rô phi bị bệnh,

phần bụng có các vết xuất huyết nhỏ; B- rơ phi đỏ bị bệnh có các đốm xuất huyết trên thân; C- giải phẫu cá rơ phị bị bệnh cấp tính, trên gan có các đốm hoại tử

màu trắng đục. 1.7. Bệnh do vi khuẩn Flavobacter ở cá

a. Tác nhân gây bệnh

Gây bệnh này ở cá là do giống vi khuẩn Flavobacter spp, thuộc họ

Cytophagacae. Vi khuẩn có dạng hình que, dài khoảng 0,3-0,7 x 4-8 m, bắt màu gram (-). Đây là những vi khuẩn chỉ ký sinh trên bề mặt cơ thể cá, có phương thức vận động đặc biệt, đó là phương thức trượt.

Vi khuẩn phát triển trên môi trường Cytophaga agar. Khuẩn lạc màu vàng, bằng đầu, mép khơng đều và dính chặt vào mơi trường như khuẩn lạc của nấm. Dưới kính soi nổi (40 lần), mép khuẩn lạc có dạng dễ cây. Trong mơi trường lỏng (Cytophaga Broth) vi khuẩn mọc thành đám hoặc màng mỏng trên bề mặt của môi truờng. Khi lắc nhẹ chúng phát triển đồng nhất

Gây bệnh ở cá ni thường gặp 2 lồi:

Flavobacterium columnaris gây bệnh ở cá nước ngọt F. maritimus gây bệnh ở cá nước lợ mặn

Vi khuẩn Flavobacterium columnare có một số đặc điểm sinh vật hóa học

như sau: phản ứng Catalase và Cytocrome oxidae dương tính, phản ứng Nitrat và sinh khí H2S dương tính. Khơng sử dụng các acid amin trong mơi trường, phản ứng Decacboxylase âm tính.

Vi khuẩn F. maritimus không phát triển trên môi trường Cytophaga + 2% NaCl giống như các vi khuẩn phân bố ở vùng nước mặn khác. Muốn ni cấy

được nó cần pha mơi trường Cytophaga agar trong nươớc biển hoặc có ít nhất 30% nước biển, bởi vi khuẩn này khơng phải chỉ có nhu cầu về muối NaCl mà cịn cả các loại muối khác. Vi khuẩn F. maritimus có đặc điểm Catalase, Cytochrome oxidase dương, thuỷ phân Casein, Gelatin, Tributyrin và Tyrosin. Vi khuẩn không sản sinh H2S và Indol. Vi khuẩn dùng nguồn Carbon và Nitrogen để sinh trưởng như Tryptone, nấm men, acid Casamin. Vi khuẩn có thể thuỷ phân Agar, Cellulose, kitin, tinh bột và Aessulin, khử Nitrite thành Nitrate. Không sinh acid trong các đường Glucose, Galactose, Fructose, Mantose, Lactose, Sucrose, Sorbose, Maltose, Cellobiose, Trehalose, Xylose (Wakabayashi và ctv, 1986).

b. Dấu hiệu bệnh lý

Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện các đốm trắng trên thân, đầu, vây, mang. Các đốm lan rộng thành các vết loét, xung quanh có viền màu đỏ, ở phần giữa màu vàng hoặc xám, da và vẩy cá cá có thể bị lột rồi rụng đi, tạo ra vết loét lan rộng. Các mép vây sơ, mòn cụt. Trên mang xuất hiện các vết loét, tơ mang bị phá huỷ làm cá ngạt thở. Bệnh khơng gây thương tích trong các cơ quan nội tạng, nhưng độc lực của vi khuẩn vẫn có thể làm chết cá. Bệnh thường xảy ra khi cá nhốt với mật độ dày, môi trường nghèo dinh dưỡng., thường gặp trong các hình thức ni cá lồng bè.

c. Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh Flavobacter phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, đã gặp ở châu Mỹ, châu Âu, châu Á. Nhiều lồi cá nước ngọt đã nhiễm: cá chình- (Anguilla japonica,

A. anguilla, cá Misgurnus anguillicaudatus); cá diếc (Carassius auratus); cá chép

(Cyprinus carpio); cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus); cá rô phi (Oreochromis mossambicus). Ở đông nam Á bệnh đã gây ra ở cá trê vàng Clarias

macrocephalus giết chết 90% cá trê giống trong ao ni trong vịng 24 h (kabata,

1985).

Ở nước ngọt, bệnh thường xuất hiện gây cá chết ở nhiệt độ 20-350C, dưới 150C bệnh này ít khi xuất hiện bệnh. Theo Wakabayashi và Egusa, 1972 đã thí nghiệm trên cá Misgurnus anguillicaudatus về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến bệnh Flavobacter. Các tác giả này đã ni cá trong mơi trường có mật độ vi khuẩn

F. columnaris là 106 tế bào/ml ở các thang nhiệt độ 5-350C (khoảng cách mỗi lô là 50C). Kết quả cho thấy các lô từ 5-100C cá khơng chết; 150C có 25% cá đã chết bị bệnh; ở 20-350C cá chết 100%. Thời gian cá chết bệnh là 7,0; 3,0; 1,8; 1,0 ngày ở các lô nhiệt độ tương ứng là 15; 20; 25 và 350C.

Hình 4.15: Cá bống tượng bị tuột nhớt

Hình 4.16: Dấu hiệu bệnh lý của cá bị nhiễm Flavobacterium. Cá tra bị “Thối đuôi”

do nhiễm Flavobacterium columnare; cá điêu hồng bị thối mang, mịn đi và tuột nhớt đi do nhiễm Flavobacterium columnare

Hình 4.17: Dấu hiệu bệnh lý của cá biển nhiễm Flavobacterium maritimus: Cá hồi

bị lở loét; Cá chẽm bị mịn đi, tróc vẩy, thối mang

Ở nước mặn bệnh, bệnh này đã dược phát hiện xảy ra ở một số loài cá biển nuôi như cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng (Lutjanus spp) và cá mú (Epinephelus spp). Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, khi đưa cá từ bể ương ra lồng lưới sau 1-2 tuần, cỡ cá 6 cm. Mặc dù nhiệt độ nước tăng, vi khuẩn cũng phát triển, nhưng không phát hiện thấy bệnh vào mùa hè và thu.

Flavobacter thường là các tác nhân cơ hội, cá thường bị cảm nhiễm từ các

vết thương tổn cơ học trên cơ thể. Sự bùng phát của bệnh liên quan chặt chẽ với các nhân tố như nhiệt độ, độ mặn và điều kiện gây sốc của môi trường. Trong môi trường giàu các ion Ca, K và Mg có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn

Ở Việt nam, trong nghề nuôi cá lồng trên biển, bệnh Flexibacter đã xảy ra ở một số lồi cá biển có giá trị kinh như cá mú, cá chẽm, vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam.

d. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và quan sát trực tiếp bệnh phẩm lấy từ các vết thương tổn ở mang, da, mắt cá hoặc nhuộm mẫu bằng các loại thuốc nhuộm để quan sát bằng kính hiển vi có thể phát hiện ra các tế bào dài, mảnh và cong, vận động bằng phương thức trượt.

Để chẩn đốn chính xác, có thể phân lập vi khuẩn trên môi trường chọn lọc của Flavobacter là Cytophaga agar và thử các phản ứng sinh hoá để phân loại.

e. Phòng trị bệnh

Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: chú ý cải thiện môi trường nuôi tốt, thả cá mật độ vừa phải, cho cá ăn thức ăn đủ lượng và chất, tránh các thương tổn trên bề mặt cơ thể do vận chuyển, đánh bắt và do ký sinh trùng ký sinh. Có thể phịng bệnh bằng phương pháp nhiệt độ hoặc cho thêm vào mơi trường các vi khuẩn có lợi. Sát trùng cá bằng các loại hóa chất trước khi thả vào lồng bè, ao như: CuSO4 40ppm trong 10-20 phút, Thuốc tím 10-20 ppm trong 4-10 phút, formol 50-100 ppm trong 10-20 phút. Với cá biển có thể tắm bằng nước ngọt trong 5-10 phút. Áp dụng công nghệ vaccine để phịng bệnh này ở cá ni rất có hiệu quả.

Để trị bệnh có thẻ dùng một số kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá: Oxytetracyline 50-75 mg/ kg cá/1 ngày; Sulphonamid 220 mg/kg cá/1 ngày và cho cá ăn 10 ngày liên tục. Cũng có thể dùng kháng sinh tắm cho cá bênh: Dùng oxolinic acid 1ppm tắm trong 24 h

1.8. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium a. Tác nhân gây bệnh a. Tác nhân gây bệnh

Giống Mycobacterium thuộc họ Mycobacteriaceae là vi khuẩn hiếu khí, khơng di động, không sinh bào tử, có dạng hình que. Đa số loài thuốc

Mycobacterium là vi khuẩn gram dương yếu. Kích thước tế bào 0,2-0,6 x 1,0- 10,0

m.

Hầu hết chúng sống tự do trong đất, nước và có một số là tác nhân gây bệnh cho người và động vật thủy sản. Người ta đã phân lập được vi khuẩn này ở 151 loài nước ngọt và nước mặn phân bố ở các vùng nước nhiệt đới. Thường gặp 3 loài: M. marinum gây bệnh ở cá nước lợ mặn; M. fortuitum, M. chelonae gây bệnh ở cá nước ngọt

Vi khuẩn M. marinum sinh trưởng chậm, nuôi cấy trên môi trường thạch sau 2-3 tuần, ở nhiệt độ 25oC khuẩn lạc mới xuất hiện và phát triển. Khuẩn lạc nhẵn và ướt, xù xì và khơ, bằng phẳng hoặc nhơ cao, độc lập trên môi trường nuôi cấy và kéo dài theo đường cấy. Khuẩn lạc sinh trưởng trong bóng tối,

khơng sinh sắc tố, nhưng nếu sinh trưởng trong ánh sáng thì có sắc tố màu vàng chanh đến màu vàng cam. M. fortuitum, M. chelonae sinh trưởng nhanh hơn, hinh thành khuẩn lạc dưới 7 ngày nuôi cấy ở 25oC. M. fortuitum sinh trưởng ở 37oC, cả hai lồi khơng sinh sắc tố, khuẩn lạc màu kem.

b. Dấu hiệu bệnh lý

Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium là một bệnh nhiễm khuẩn hệ thống. Cá bị bệnh có dấu hiệu bệnh thay đổi theo lồi cá. Thường có một số đặc điểm chung: Mắt cá bị lồi, trên da có hiện tượng mất dân sắc tố, hoại tử, loét, trên bề mặt cơ thể có thể xuất hiện các đốm trắng nhỏ, vây cá bị xơ, mòn cụt. Khi cá bị bệnh nặng, trong mội quan như gan, thận, tụy xuất hiện các đốm trắng nhỏ thưa hoặc mau, tại đó mơ của các nội quan bị hoại tử. Bệnh có thể gây chất rải rác cá trong các ao, lồng bị bệnh.

c. Phân bố và lan truyền bệnh.

Mycobacterium gây bệnh ở cá nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Những loài

cá thường gặp như: cá quả lóc (Ophiocephalus striatus), cá trác (Seriola), họ cá hồi Thái Bình Dương. Những lồi M. marinum, M. fortuitum, M. chelonae chúng cịn có thể gây bệnh cho động vật máu nóng và người. Một số lồi tơm biển cũng bị nhiễm bệnh đốm nhỏ, tại các mô bị nhiễm vi khuẩn xuất hiện màu đen, nâu của sắc tố melanin ở trong cơ, tim, mang…

Vi khuẩn Mycobacterium spp có nhiệt độ thích hợp từ 15-370C, nhưng trong nuôi cấy, thường tiến hành ở nhiệt độ 28-300C

d. Chẩn đoán bệnh

Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý của bệnh như đã mô tả ở phần trên để chẩn đoán sơ bộ. Để chẩn đốn chính xác, cần phân lập vi khuẩn trên môi trường Lowenstein- Jensen, khuẩn lạc phát triển trong vòng 3-5 ngày ở nhiệt độ 280C. Trên môi trường Ogawa, khuẩn lạc xuất hiện mịn như kem trong màu vàng chói khi đưa ra ánh sáng. Cũng có thể phân lập trên các mơi trường sinh học bình

thường như: BHIA, TSA, Macconkey ở nhiệt độ thích hợp 20-300C, ni cấy từ 2-30 ngày.

e. Phịng và trị bệnh

Phịng bệnh: Nước trước khi dùng ni tơm, cá cần phải khử trùng bằng

Chloramin T hoặc B liều lượng 10 ppm thời gian 24 giờ.

Nên tránh dùng các loại thức ăn đã bị hỏng như ôi, thiu. mốc, vón cục. Các thức ăn có nguồn gốc là tơm, cá đã nhiễm Mycobacterium, cần phải nấu chín kỹ để phòng mầm bệnh xâm nhập theo con đường tiêu hóa.

Trị bệnh: có thể dùng kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá theo các liều chỉ

dẫn như các bệnh nhiễm khuẩn đã giới thiệu ở trên

1.9. Bệnh vi khuẩn dạng sợi ở giáp xác

a. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là một số giống vi khuẩn dạng sợi thuộc họ Cytophagcae: Leucothrix mucor, Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thiothrix sp, Flavobacterium sp,... các vi khuẩn này có thể độc lập hoặc phối hợp với nhau gây

bệnh tập trung nhiều ở mang, thân và các phần phụ của tôm bệnh. Vi khuẩn chỉ tồn tại ở các thể dinh dưỡng, chúng khơng hình thành quả thể và khơng hình thành bào tử. Chúng là một thành viên của khu hệ vi sinh vật hoại sinh sống trong nước biển và cửa sơng. Chúng có thể bám trên bề mặt phía ngồi của nhiều lồi động vật thuỷ sinh. Chúng có khả năng phân giải xenlulose, kitin và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

b. Dấu hiệu bệnh lý

Ấu trùng và hậu ấu trùng khi bị bệnh thường bẩn, bơi lội khó khăn, khó lột xác hoặc có thể bị chết hàng lọat, đặc biệt trong điều kiện DO thấp, hô hấp bị ảnh hưởng. Khi đặt ấu trùng bị bệnh lên kính hiển vi ở độ phóng đại  100X có thể nhìn thấy các vi khuẩn dạng sợi bám và phát triển ở đầu mút các phần phụ, trên bề mặt cơ thể và tơ mang.

Ở giai đọan tôm lớn hơn trong ao nuôi thương phẩm, khi bị nhiễm vi khuẩn dạng sợi ở cường độ thấp không thể hiện bệnh lý, nhưng khi nhiễm ở cường độ cao, bao phủ trên phần phụ, bề mặt cơ thể và mang thể hiện dấu hiệu sau : lờ đờ, kém ăn, bẩn mình, mang tơm chuyển từ màu trắng ngà sang màu vàng hay màu đen do xác tảo, mảnh vụn hữu cơ bị giữ lại ở các thể sợi của vi khuẩn, ảnh hưởng đến họat động hô hấp vận động, bắt mồi. Tôm bị nhiễm nặng thường dạt bờ, chết rải rác.

Ở giai đoạn tôm lớn hơn trong các ao ni thương phẩm, cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý do nhiễm vi khuẩn dạng sợi. Khi tôm bị bệnh, trên thân và trên mang tôm thường rất bẩn, màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo loại sinh vật hay vật chất vướng vào các thể sợi của vi khuẩn dạng sợi, làm mang và cơ thể tôm bẩn, đổi màu. Tôm bệnh nặng thường nổi đầu, vào bờ và chết rải rác.

A B

E F

Hình 4.19: A,B : Mang tôm nhiễm vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor mức

độ nặng - mẫu tươi không nhuộm (phóng đại 300 lần và 450 lần); C,D: Vi khuẩn

dạng sợi Leucothrix mucor trên mang và phần phụ tôm giống, mẫu tươi khơng

nhuộm (phóng đại 1500 lần và 2300 lần); E- Mang tôm bị nhiễm vi khuẩn dạng sợi (độ phóng đại nhỏ); F- Mang tơm bị nhiễm vi khuẩn dạng sợi (độ phóng đại

lớn).

c. Phân bố và lan truyền bệnh

Đây là bệnh có sự phân bố rất rộng, có thể gặp bệnh này trên giáp xác ni ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh vi khuẩn dạng sợi cũng đã gặp phổ biến ở giáp xác nuôi trong bể ấp, trong ao ni và trong lồng bè .Bệnh này có thể xảy ra ở giai đọan ấu trùng, hậu ấu trùng, ấu niên và tôm nuôi trưởng thành.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dịch bệnh thuỷ sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)